Ấn Độ bơm 32 tỷ USD cho ngân hàng giải quyết nợ xấu

Linh Lan - 10:05, 26/10/2017

TheLEADERChính phủ Ấn Độ đã công bố kế hoạch tái cơ cấu ngân hàng trị giá hàng chục tỷ đô la - một chính sách sẽ làm thay đổi hoàn toàn vấn đề nợ xấu của đất nước.

Ấn Độ bơm 32 tỷ USD cho ngân hàng giải quyết nợ xấu
Ảnh: Huffington Post

Kế hoạch này không chỉ giúp các nhà đầu tư lạc quan về tình hình xấu của các ngân hàng Ấn Độ, mà còn có ý nghĩa đối với triển vọng kinh tế của đất nước.

Thông báo đã được thị trường chờ đợi trong một thời gian dài. Các khoản nợ xấu của Ấn Độ đã khiến bảng cân đối ngân hàng nước này trở nên yếu kém, làm tê liệt khả năng cho vay của các tổ chức tài chính và cản trở sự tăng trưởng của đất nước. Điều đó, lần lượt, làm cho các khách vay khó có khả năng trả hết nợ, tạo ra một chu kỳ luẩn quẩn.

Trước đó, giới phân tích đã dự báo các ngân hàng Ấn Độ cần thêm 40 - 65 tỷ USD để dọn dẹp bảng cân đối kế toán và đáp ứng nhu cầu vốn khắt khe theo chuẩn Basel III. Vì vậy, đợt bơm vốn lớn này của Chính phủ có thể tạo ra bước ngoặt và làm thay đổi cuộc chơi, Goldman Sachs nhận định.

Nhiều người đã kêu gọi New Delhi cung cấp thêm một gói cứu trợ cho hệ thống ngân hàng Ấn Độ, chính phủ, cuối cùng cũng đã sẵn sàng giải quyết tình hình.

Kế hoạch của New Delhi là trong vòng 2 năm tới, họ sẽ bơm 2.100 tỷ rupee (32 tỷ USD) vào các nhà băng quốc doanh, để tăng dòng chảy tiền tệ, nới lỏng tín dụng, thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng. 

Trong đó, Chính phủ nước này dự định huy động 20,7 tỷ USD từ phát hành trái phiếu. 11,7 tỷ USD còn lại sẽ lấy từ ngân sách hoặc do các nhà băng trên tự huy động.

Tổng vốn huy động tương đương 1,3% GDP Ấn Độ. Con số này có thể thúc đẩy đáng kể hoạt động kinh tế tại đây. Đồng rupee Ấn Độ cũng được dự báo mạnh lên năm tới, nhờ chiến dịch tái cấp vốn này, Goldman Sachs và ING cho biết. 

Đồng rupee Ấn Độ dự kiến ​​sẽ tăng mạnh trong năm tới do hệ quả của việc tái cấp vốn, các nhà phân tích tại Goldman Sachs và ngân hàng ING cho biết.

Mặc dù lợi ích dự kiến của kế hoạch này đối với các nhà đầu tư và cho nền kinh tế nói chung là không thể phủ nhận, động thái này cũng mang lại không ít rủi ro.

Theo Radhika Rao, chuyên gia kinh tế tại ngân hàng DBS, lãi suất trái phiếu sẽ làm tăng ngân sách, từ đó đẩy chi tiêu của chính phủ và làm thâm hụt ngân sách.

Bên cạnh đó, Ấn Độ hiện cũng đang đối mặt với thách thức tài khóa, khi nước này đã chạm 96% chỉ tiêu thâm hụt cả năm chỉ trong 5 tháng đầu. Việc này sẽ hạn chế khả năng chi tiêu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

GDP Ấn Độ đã tăng chậm lại trong quý II, xuống mức đáy của 3 năm, tại 5,7%. Rất nhiều người cho rằng việc này là do thuế hàng hóa và dịch vụ mới, cũng như lệnh cấm lưu thông các loại tiền mệnh giá cao.

Ngân hàng trung ương nước này cũng có khả năng nâng lãi sớm hơn dự báo, ảnh hưởng lên lãi suất ngắn hạn, Goldman Sachs nhận định. Bên cạnh đó, động thái trên “có thể làm tăng rủi ro nhiều khoản vay của các ngân hàng quốc doanh trở thành nợ xấu, làm tăng tỷ lệ nợ xấu chung của cả nước”, ING nhận định.