Anh tìm cách gia nhập TPP hậu Brexit

Đức Anh - 10:43, 03/01/2018

TheLEADERCác Bộ trưởng khẳng định vấn đề về địa lý sẽ không tạo ra hạn chế trong các cuộc đàm phán.

Anh tìm cách gia nhập TPP hậu Brexit
Bộ trưởng thương mại Anh - Greg Hands nói với FT rằng, không có hạn chế về địa lý nào đối với TPP. Ảnh: Theguardian.

Mới đây, Anh đã tổ chức các cuộc hội đàm không chính thức về việc gia nhập vào khối thương mại của khu vực Thái Bình Dương, đánh dấu nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu táo bạo sau khi rời khỏi liên minh châu Âu (EU). 

Nếu đề xuất này trở thành hiện thực, Anh sẽ là nước thành viên đầu tiên trong Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) không nằm cạnh Thái Bình Dương hay biển Đông.

Bên cạnh đó, điều này cũng sẽ giúp vực dậy TPP - một sáng kiến quan trọng của chính quyền ông Obama nhưng lại bị rút khỏi bởi tổng thống kế nhiệm Donald Trump.

Tháng 11 vừa qua, 11 nước thành viên còn lại của TPP đã đồng ý tiếp tục thỏa thuận này dưới một cái tên khác là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Các cuộc hội đàm của Anh về việc tham gia hiệp định thương mại này được bắt đầu khi ông Liam Fox - người đứng đầu Vụ Thương mại Quốc tế có chuyến đi ba ngày tới Trung Quốc.

Mặc dù vậy, việc gia nhập của Anh chỉ trở nên chắc chắn hơn cho đến khi TPP được điều chỉnh và vấn đề quan hệ với Liên minh châu Âu hậu Brexit được giải quyết một cách ổn thỏa.

Về mặt pháp lý, Anh không thể ký kết TPP cho đến khi nước này hoàn thành việc ra khỏi EU dự kiến vào tháng 3/2019. Việc Anh gia nhập TPP sẽ giúp nước này có thể rút ngắn quá trình hơn là việc đàm phán hiệp định thương mại với từng nước riêng lẻ.

Giới quan chức từ các nước thành viên TPP dự kiến sẽ ký kết thỏa thuận sửa đổi vào tháng Ba năm tới nhưng hiện đang có một số vấn đề nổi lên từ Canada cần phải được giải quyết trước.

Khi TPP bước đầu được ký kết vào năm 2015, thỏa thuận này được coi là "nền tảng cho hội nhập kinh tế khu vực" thay vì là một nhóm các nước có cả sự có mặt của các nước châu Âu. Tuy nhiên, một số thành viên TPP hiện nay đang hoan nghênh ý tưởng gia nhập thêm một số nền kinh tế trong nhóm G7.