Ba ý tưởng định hình ASEAN trong 50 năm tới

Thiên Hương - 00:00, 19/07/2017

Mục tiêu tăng trưởng toàn diện, đẩy mạnh khai thác sức mạnh công nghệ và sự căng thẳng về địa chính trị là những vấn đề chính mà 10 nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang phải đối mặt sau 5 thập kỷ tồn tại và phát triển (1967 -2017).

Ba ý tưởng định hình ASEAN trong 50 năm tới

Tại một cuộc thảo luận bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới vào thứ Năm, 11/5, các nhà chuyên gia đã xác định ba ý tưởng chính mà khu vực cần tập trung.

ASEAN không cần bắt chước mô hình hợp tác của EU

Được thành lập vào cuối năm 2015, Cộng đồng Kinh tế ASEAN mong muốn thúc đẩy hội nhập kinh tế và tài chính giữa các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, nhiều người đã tự hỏi liệu ASEAN có nên học tập từ mô hình hợp tác của Liên minh châu Âu bao gồm liên minh tiền tệ hay không.

"Tôi không nghĩ rằng chúng ta cần phải trở thành một liên minh nhưng nếu chúng ta có thể biến những đường biên giới trở thành điểm kết nối, mang lại lợi ích cho mọi người thì nên thành lập một khối thương mại chứ không nhất thiết phải đi theo mô hình của EU", Phó chủ tịch Tập đoàn General Electric, John Rice nói.

“Thay vì thống nhất một đồng tiền chung cho ASEAN, một sân chơi bình đẳng và tự do về dòng vốn tài chính và nguồn nhân lực sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn”, ông Rice nói thêm.

Có một số bài học mà ASEAN có thể học hỏi từ mô hình của EU, đặc biệt trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng, đó là tất cả đều hướng tới sự thịnh vượng chung và bỏ lại bất kỳ ai phải tụt lại phía sau, ông Grete Faremo, Giám đốc điều hành của Văn phòng Liên hợp quốc về dịch vụ cho biết.

ASEAN phải thân thiện với tất cả các bên

Trong bối cảnh Mỹ rời khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Tổng thống Donald Trump cam kết "Mỹ là trên hết", nhiều nước Đông Nam Á đã hướng về phía Bắc Kinh, với những lời hứa về đầu tư thương mại. Tuy nhiên, Mỹ vẫn là một cường quốc thống trị trong khu vực vì nước này có khả năng tránh được tầm ảnh hưởng quá lớn của Trung Quốc.

“Giữa Mỹ và Trung Quốc, ASEAN cần phải kiềm chế tránh việc lựa chọn theo bên nào”, ông George Yeo, Chủ tịch Kerry Logistics và cựu chính khách Singapore nhấn mạnh. "Chúng ta phải thân thiện với tất cả các bên và giữ vị trí trung lập, có vậy các nền kinh tế lớn mới quan tâm đến lợi ích của chúng ta".

Ông nói thêm rằng, Trung Quốc đang rất quan tâm tới khu vực, phản ánh qua dự án "Một con đường, Một vành đai" của nước này. "Trong 10 - 20 năm tới, cơ sở hạ tầng của ASEAN sẽ được cải thiện ngoài sức tưởng tượng. Vì vậy, nhiều thành viên trong khối sẽ có cơ hội để phát triển.

Chính phủ các nước ASEAN không thể bỏ qua sức mạnh của internet 

“Cải thiện tốc độ và chất lượng sử dụng internet, đặc biệt là kết nối băng thông rộng là điều cần thiết cho sự phát triển”, ông Tan Sri Jamaludin Ibrahim, Giám đốc điều hành của Axiata Group nói. Ông giải thích rằng, việc phát triển Internet băng thông rộng nên có trong chương trình nghị sự, từ đó các chính phủ có thể tiếp cận với dân số trẻ và giúp họ phát triển tốt hơn.

"Internet băng thông rộng sẽ mang lại lợi ích cho mọi khía cạnh của xã hội, bao gồm cả tài chính. Đó là cơ hội để chúng ta tiến gần hơn tới các nước phát triển".