Bài toán kinh tế hậu Brexit: Sự lựa chọn giữa tồi và tồi hơn

Hoàng Linh - 20:00, 27/04/2018

TheLEADERMối quan hệ kinh tế với Liên minh châu Âu hậu Brexit tiếp tục là bài toán chưa có lời giải với Vương quốc Anh.

Bài toán kinh tế hậu Brexit: Sự lựa chọn giữa tồi và tồi hơn
Thủ tướng Anh Theresa May. Ảnh: Dan Kitwood/Getty Images

Chính phủ Theresa May vẫn đang giữ lời hứa sẽ rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) khi Brexitchính thức diễn ra vào năm tới. Vị trí chính trị của vị thủ tướng là điều dễ hiểu nhưng nó không phải là yếu tố sẽ giải quyết tất cả. Mọi thứ đang nằm ở điều mà nước Anh muốn ràng buộc mình trong tương lai.

Dù ở lại liên minh thuế quan của EU hoặc tham gia vào một số phiên bản điều chỉnh khác hậu Brexit thì sẽ đều dẫn nước Anh tới một thỏa thuận tồi tệ hơn so với kịch bản là một thành viên đầy đủ lợi ích trong EU.

Dựa vào góc độ trên, nhiều người sẽ phải chấp nhận một sự thật rằng Brexit có thể là một bước đi sai lầm, một điều mà May và những đồng nghiệp không muốn.

So với những hạn chế trong liên minh thuế quan, việc bị rơi ra khỏi EU mà không có bất cứ một thảo thuận nào hậu Brexit là một điều còn tồi tệ hơn rất nhiều cho nước Anh.

Điều này sẽ ném quan hệ thương mại của Anh vào tình trạng hỗn loạn và gây tổn hại nghiêm trọng cho nền kinh tế hàng đầu thế giới, chưa kể tới vấn đề hòa bình liên quan đến biên giới.

Theo quy định, các nước thành viên trong một liên minh thuế quan sẽ áp dụng mức thuế chung với các quốc gia ngoài liên minh và giao thương không thuế trong nội khối. Điều này được Bloomberg đánh giá là sẽ không duy trì thương mại trơn tru giữa Anh với EU cũng như không giải quyết vấn đề biên giới nhưng sẽ giúp phần nào khi các nhà xuất khẩu Anh cảm thấy nhẹ nhóm hơn khi biết rằng việc kinh doanh với EU sẽ không dừng lại.

Thế nhưng, liên minh thuế quan sẽ ngăn cản nước Anh tự tiến tới đàm phán những thỏa thuận mới, gạt bỏ đi một trong những lợi ích cơ bản của Brexit. Trong viễn cảnh tệ hơn, Anh sẽ bị ràng buộc bởi những thỏa thuận thương mại trước đó của EU với bên thứ ba dù không hề có sự tham gia biểu quyết cũng như không nhận được sự đảm bảo chia sẻ lợi ích đối ứng.

Việc quyết định ra khỏi EU chưa hẳn đã kết thúc khi nước Anh còn đang phải đứng trước nhiều sự lựa chọn cho tương lai dài hơi và điều này dường như đang tạo ra tâm lý chần chừ.

Hồi giữa tháng Ba vừa qua, ông Jean-Claude Juncker, Chủ tịch Ủy ban châu Âu đã yêu cầu nước Anh làm rõ những mong muốn của mình về quan hệ hợp tác kinh tế trong tương lai cũng như biến các bài phát biểu thành hiệp ước cụ thể.

Không chỉ tìm cách đạt được mối quan hệ thương mại tốt đẹp nhất với EU, Anh còn cho thấy những động thái mong muốn gia nhập TPP sau khi rút khỏi khối này hồi đầu tháng Một.

Bất chấp không khí ảm đạm từ Brexit, đồng Bảng Anh gần đây vẫn trên đà tăng tiểm, trở thành đồng tiền có diễn biến tốt nhất trong năm khi tăng 6% so với đồng USD và 3% so với đồng Euro.