Cho vay tiêu dùng lãi lớn, VPBank cấp thêm 74 triệu USD cho FE Credit

Minh An - 08:25, 07/08/2017

TheLEADERCông ty cho vay tài chính tiêu dùng dẫn đầu thị trường là FE Credit của VPBank tiếp tục tăng vốn để mở rộng quy mô hoạt động.

Cho vay tiêu dùng lãi lớn, VPBank cấp thêm 74 triệu USD cho FE Credit
Ngày càng có nhiều người dân Việt Nam vay tiêu dùng. Ảnh FE Credit

FE Credit, công ty cho vay tiêu dùng của VPBank tăng vốn thêm gần 1.700 tỷ (74 triệu USD). Số vốn này sẽ giúp nâng cao năng lực tài chính của FE Credit và giúp công ty củng cố vị trí dẫn đầu trong thị trường cho vay tiêu dùng.

Vốn điều lệ hiện tại của FE Credit (4.474 tỷ đồng) đã vượt xa các công ty tài chính khác, trong số 16 công ty đang hoạt động, bao gồm 4 công ty 100% vốn nước ngoài, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước.

Tổng Giám Đốc FE Credit, ông Kalidas Ghose nói: Tăng vốn giúp chúng tôi đáp ứng tốt hơn các nhu cầu tài chính tiêu dùng của người dân Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc khách hàng sẽ được tiếp cận vốn “đã nhanh còn dễ”.

FE Credit, tiền thân là công ty tài chính Than – Khoáng sản, được VPBank mua lại vào năm 2014 và chuyển giao toàn bộ mảng cho vay tiêu dùng.

Công ty cung cấp chủ yếu các khoản vay tiền mặt, vay mua xe máy trả góp, vay mua hàng điện máy gia dụng trả góp, thẻ tín dụng. Công ty công bố đã phục vụ gần 6 triệu khách hàng, hợp tác với 5.500 đối tác tại gần 9.000 điểm bán hàng trên toàn quốc.

Theo một nghiên cứu của StoxPlus, đến cuối năm 2016, FE Credit có quy mô cho vay gần 32.000 tỷ đồng, chiếm 48% thị phần thị trường tài chính tiêu dùng. Các công ty phía sau có khoảng cách khá xa như Home Credit (10.457 tỷ đồng), HD Saison (8.054 tỷ đồng).

Báo cáo trên đánh giá thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam hấp dẫn nhất khu vực với tiềm năng tăng trưởng lớn và tỷ suất lợi nhuận cao.

Năm ngoái FE Credit tạo ra gần 2000 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế của ngân hàng mẹ VPBank, HD Saison cũng đóng góp 441 tỷ lợi nhuận cho ngân hàng HDBank và đối tác Nhật Bản.

Home Credit, trước đó được biết đến với cái tên PPF Vietnam, xuất hiện từ năm 2008 chỉ với 550 tỷ đồng vốn đầu tư. Trong các năm gần đây công ty đều nộp cho tập đoàn mẹ hàng trăm tỷ đồng lợi nhuận. Hiện công ty còn hơn 2.172 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối sau khi lãi thêm 1.226 tỷ đồng trong năm ngoái.

Nhiều công ty tài chính mới đang xuất hiện nhằm giành được miếng bánh của thị trường cho vay hấp dẫn này. Cuối năm ngoái, Ngân hàng Quân Đội (MBBank) giới thiệu thương hiệu cho vay tiêu dùng Mcredit, với sự hỗ trợ của đối tác Nhật Bản là Shinsei Bank.

ACB vào năm 2016 cũng đã thảo luận về phương án mua lại công ty tài chính Bưu điện (PTF). Tuy nhiên thương vụ này chưa có kết quả. Mới đây Sacombank cũng công bố kế hoạch thành lập công ty tài chính tiêu dùng để tham gia vào thị trường.

Trong một dòng chảy khác, các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang tích cực tìm cách gia nhập thị trường thông qua việc mua lại các công ty trong nước, sau khi việc cấp phép mới bị hạn chế.

MBFC, công ty tài chính thuộc ngân hàng Hàng Hải (trước đó được ngân hàng này mua lại từ tập đoàn Dệt May Việt Nam) gần như không có hoạt động gì trên thị trường trong các năm qua được cho là một mục tiêu hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

FE Credit cũng đã lên kế hoạch bán tối đa 50% cổ phần cho đối tác nước ngoài từ năm 2015. Tuy nhiên đến nay việc này chưa được thực hiện. VPBank có thể không vội vàng bán cổ phần vì lợi nhuận lớn mà công ty này đang mang về hàng năm.

Tuy vậy vẫn có những câu hỏi về một vài công ty tài chính tiêu dùng hoạt động khá mờ nhạt trên thị trường như Mirae Asset FC (công ty 100% vốn Hàn Quốc)