Chủ tịch Hội đồng châu Âu: "EU không muốn một bức tường với Anh"

Nguyễn Du - 22:10, 09/03/2018

TheLEADERÔng Donald Tusk, Chủ tịch Hội đồng châu Âu mới đây tiết lộ khối này không muốn tạo ra "một bức tường" với nước Anh nhưng cho biết sẽ chỉ đưa ra thỏa thuận thương mại ở mức hạn chế với quốc gia này sau sự kiện Brexit.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu: "EU không muốn một bức tường với Anh"
Brexit đang tạo ra những thay đổi chưa từng có trong lịch sử thế giới. Ảnh: The Independent.

Việc ông Tusk đưa ra những dấu hiệu đàm phán khó khăn trong thương mại với Liên minh châu Âu (EU) được xem như lời cự tuyệt đối với sự kêu gọi một thỏa thuận thương mại sâu sắc nhất có thể mà thủ tướng Anh Theresa May đưa ra tuần trước.

Những thông tin hướng dẫn mới đây không hề đề cấp đến một thỏa thuận đặc biệt dành cho ngành dịch vụ tài chính của nước Anh và điều này khiến Bộ trưởng Tài chính Anh, ông Philip Hammond cho rằng việc loại trừ là không công bằng.

Trong một cuộc họp báo tại Luxembourg, ông Tusk cho biết: "Đề xuất thỏa thuận thương mại của chúng tôi rõ ràng cho thấy chúng tôi không muốn xây lên một bức tường giữa EU và Anh. Ngược lại, nước Anh sẽ luôn luôn là quốc gia láng giềng gần gũi nhất và chúng tôi muốn duy trì mối quan hệ bạn bè và đối tác".

Thủ tướng Ba Lan cho biết hiện EU muốn một thỏa thuận bao gồm tất cả các ngành và áp dụng mức thuế 0% đối với hàng hóa, giống như hiệp định thương mại thông thường mà khối này đã có với Canada trước đó.

Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng London không thể lấy cũng như trộn lẫn với lợi ích của các nước thành viên sau khi Anh rời khỏi khối thị trường này.

Ông Tusk cho biết thêm: "Chúng ta sẽ bị tách dần bởi Brexit. Trên thực tế, đây sẽ là thỏa thuận thương mại đầu tiên trong lịch sử làm lỏng đi mối quan hệ kinh tế thay vì tăng cường và thúc đẩy".

Dự thảo hướng dẫn đàm phán liên quan đến thương mại trên dự kiến được thông qua bởi 27 nhà lãnh đạo các nước thành viên còn lại trong EU tại một hội nghị thượng đỉnh ngày 22/3 tới.

Tháng trước, bà Theresa May đã có bài phát biểu kêu gọi một thỏa thuận "hoạt động hơn bất kỳ một thỏa thuận thương mại tự do khác trên thế giới" giữa Anh và EU. Tuy nhiên, chính vị thủ tướng này cũng phải thừa nhận đã đến lúc phải đối mặt với "những sự thật khó khăn" về những hậu quả kinh tế từ cú sốc năm 2016 khi nước Anh bỏ phiếu ra đi.

Quan điểm cứng rắn của EU được cho là xuất phát từ nỗi sợ tạo ra tiền lệ và tạo ra động lực rời bỏ khối của 27 quốc gia còn lại từ trường hợp của Anh.