Chứng khoán 29/3: Liệu 1.180 điểm có phải là ngưỡng tâm lý tiếp theo của VN-Index

Ngọc Chi - 20:08, 29/03/2018

TheLEADERDường như ngưỡng tâm lý ‘khó nhằn’ tiếp theo mà VN-Index phải đối mặt là 1.180 điểm, khi chỉ số này đã bị rơi mất gần 20 điểm trong phiên kế tiếp kể từ khi chạm ngưỡng này vào cuối tuần trước.

HOSE - Liệu 1.180 điểm có phải là ngưỡng tâm lý tiếp theo

Chỉ số VN-Index mất gần 1,5 tháng để chính thức chinh phục mốc 1.130 điểm kể từ lần chạm đầu tiên. Trong 10 phiên giao dịch tiếp theo, chỉ số này leo lên khá ‘bon’ khi liên tục chinh phục các mốc tròn điểm khác và nhanh chóng vượt qua mốc 1.180 điểm.

Dường như ngưỡng tâm lý ‘khó nhằn’ tiếp theo mà VN-Index phải đối mặt là 1.180 điểm, khi chỉ số này đã bị rơi mất gần 20 điểm trong phiên kế tiếp kể từ khi chạm ngưỡng này vào cuối tuần trước.

Thứ Ba vừa qua, VN-Index lại một lần nữa hừng hực khí thế, tiếp tục quay lại ngưỡng 1.180 điểm và nhanh chóng áp sát mốc 1.190 điểm. Tuy nhiên, kết quả vẫn bị đánh bật trở lại mốc 1.170 điểm.

Tiếp tục rập rình ngưỡng kháng cự này trong 2 phiên vừa qua, đến hôm nay, không những không thể đạt được mốc 1.180 điểm, mà VN-Index còn rớt mất mốc 1.170 điểm khi đóng cửa phiên.

Chứng khoán 29/3: Liệu 1.180 điểm có phải là ngưỡng tâm lý tiếp theo của VN-Index

Trong đợt ATO sáng nay, VN-Index đã tăng được 0,21% và nỗ lực áp sát mốc 1.180 điểm sau gần 15 phút khớp lệnh liên tục. Tuy nhiên lực đẩy của hôm nay còn đuối hơn hôm qua khi mức cao nhất mà chỉ số này đạt được là 1.176,45 điểm (+0,36%) và đây cũng là đỉnh cao nhất trong ngày.

Kể từ 9h40, VN-Index đã bị bật trở lại giá tham chiếu và gần như đi ngang tại mức này 30 phút sau đó, trước khi tiếp tục giảm sâu hơn dưới mốc 1.170 điểm. Chỉ số này không đủ mạnh để kịp lấy lại những gì đã mất và tạm nghỉ trưa tại ngưỡng 1.171 điểm (-0,11%).

Lực cầu tiếp tục yếu đi, khiến khối lượng giao dịch sáng nay tiếp tục giảm 24%, cho thấy nhiều nhà đầu tư chỉ đứng ngoài quan sát diễn biến trên thị trường chứng khoán mà chưa có ý định nhảy vào trong thời điểm này, mặc cho thông tin kinh tế vĩ mô rất tốt từ Tổng cục Thống kê sáng nay, khi GDP quí I tăng cao nhất trong 10 năm qua, chỉ số giá tiêu dùng giảm trở lại,...

Các mã chứng khoán tạo gánh nặng lớn cho chỉ số VN-Index sáng nay là VNM giảm 0,71%, BID giảm 1,46%, VJC giảm 0,53%, GAS giảm 0,55% CTG giảm 0,28%, PLX giảm 0,48%,…

Phía ngược lại, HPG tăng mạnh nhất với 1,5%, còn lại đều tăng khá nhẹ gồm MSN tăng 0,63%, SAB tăng 0,38%, VCB tăng 0,28%, VIC tăng 0,35%, HDB tăng 1,54% và VPB tăng 0,62%,…

Đến phiên chiều, lực đẩy chỉ đủ giúp VN-Index đi lên được trong 6 phút khớp lệnh đầu, sau đó, chỉ số này liên tục đi xuống, tạo đáy sâu nhất trong ngày 1.164,12 điểm (-0,69%).

Sau đó, với việc biểu đồ giá của một số trụ lớn đã được cải thiện thì VN-Index đã hồi phục nhẹ và đóng cửa tại mức 1.167 điểm, giảm 5,21 điểm (-0,44%).

Thanh khoản tiếp tục yếu hơn, khối lượng giao dịch giảm tiếp 11% so với phiên trước, đạt 185 triệu đơn vị, tương ứng với 6,6 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.

Chốt phiên có 128 mã tăng giá, 171 mã giảm giá và 43 mã đứng giá. Trong đó, có 13 mã tăng trần và 5 mã giảm sàn.

Hôm nay, VN-Index chịu áp lực nhiều nhất là từ VNM (-1,9%), khi góp tới -2,134 điểm ảnh hưởng. Tiếp theo là ROS (-6,65%) góp -1,669 điểm.

Nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng lại thêm một phiên không đồng lòng, khi phía tăng giá có VCB tăng 0,71%, VPB tăng 0,46%, HDB tăng 1,21%, EIB tăng 0,72%. Ngược lại, BID giảm 1,24%, CTG giảm 0,57%, MBB giảm 0,57%, STB giảm 0,65%.

Về khối lượng giao dịch, mã FLC (-2,95%) với lượng giao dịch đạt 13,97 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là IDI (0%) với 11,5 triệu đơn vị và SCR (+1,59%) đạt gần 6 triệu đơn vị.

Trong đó, HPG dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 2,34 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là VRE, FPT, DIG.

Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất vẫn là E1VFVN30 với 2,3 triệu đơn vị. Theo sau là VIC, VRE, FPT.

Trong phiên giao dịch hôm nay, có 3 mã có khối lượng giao dịch đột biến tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó.

Cụ thể, TNC (CTCP Cao su Thống Nhất) tăng 7,2 lần, CVT (CTCP CMC) tăng 4,6 lần, PPI (CTCP Phát triển Hạ tầng và Bất động sản Thái Bình Dương) tăng 4,4 lần.

HNX – Phiên giảm điểm thứ 3 liên tiếp

Tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, chỉ số HNX-Index chỉ trụ được trên giá tham chiếu vào 1/3 thời gian trong phiên sáng. Sau đó, chỉ số này liên tục mang sắc đỏ.

Đến phiên chiều, diễn biến của HNX-Index còn xấu hơn khi chạm mốc tham chiếu thì đã nhanh chóng bị bật trở lại khá mạnh, quay lại mức đóng cửa của phiên thứ Sáu tuần trước, tại 131,88 điểm, tăng 0,68 điểm (-0,51%)

Chứng khoán 29/3: Liệu 1.180 điểm có phải là ngưỡng tâm lý tiếp theo của VN-Index 1

Khối lượng giao dịch tiếp tục giảm sâu, đạt hơn 41,85 triệu đơn vị, tương ứng gần 0,7 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch.

Chốt phiên có 82 mã tăng giá, 72 mã giảm giá và 82 mã đứng giá.

PVS (-5,88%) trở thành mã kìm hãm mạnh nhất chỉ số HNX-Index hôm nay khi góp tới -0,324 điểm ảnh hưởng.

Theo sau là 2 mã ACB (-0,64%) và VGC (-2,44%), lần lượt góp -0,172 điểm và -0,15 điểm ảnh hưởng.

Ngược lại, trụ mạnh nhất cố nâng đỡ HNX-Index là VCS (+1,9%), tương ứng với 0,218 điểm ảnh hưởng.

Cả phiên có 15 mã tăng giá kịch trần, 15 mã chạm sàn.

Về khối lượng giao dịch, SHB tiếp tục đứng đầu khi đạt gần 7,6 triệu đơn vị. PVS theo sau với 5,56 triệu đơn vị, CEO đạt gần 4,66 triệu đơn vị.

Về khối ngoại, CEO là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 256,8 nghìn đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất vẫn là VGC với 292 nghìn đơn vị.

Trong phiên có 5 mã có khối lượng giao dịch đột biến tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 phiên trước đó gồm CSC, KSD, SD5, DST, SDD.