G20 đã sẵn sàng đàm phán về vấn đề khí hậu với Tổng thống Trump

Nguyễn Lê - 00:00, 19/07/2017

TheLEADERCác nhà lãnh đạo của các nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ cố gắng xoa dịu những khác biệt với Tổng thống Mỹ Donald Trump về biến đổi khí hậu và thương mại khi hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra ở Đức.

G20 đã sẵn sàng đàm phán về vấn đề khí hậu với Tổng thống Trump
Thủ tướng Đức Angela Merkel chào đón Tổng thống Mỹ Donald Trump trước cuộc hội đàm song phương bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hamburg, Đức, ngày 6/7/2017. Ảnh: REUTERS

Cuộc họp ở thành phố cảng Hamburg diễn ra trong thời kỳ dịch chuyển của địa chính trị toàn cầu, với việc chính sách "Mỹ là ưu tiên hàng đầu" của Tổng thống Trump đã đẩy Trung Quốc và châu Âu lại gần nhau hơn.

Ông Trump sẽ có cuộc gặp đầu tiên với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào chiều thứ Sáu. Nhất cử nhất động của cuộc gặp này sẽ được toàn thế giới quan tâm sau những cáo buộc của các cơ quan tình báo Mỹ rằng Moscow đã can thiệp vào cuộc bầu cử của Mỹ để giúp ông Trump giành chiến thắng.

Hội nghị thượng đỉnh cũng là nơi Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp gỡ vào thời điểm Washington đang tăng áp lực lên Bắc Kinh để kiềm chế Bắc Triều Tiên sau khi nước này thử nghiệm phóng tên lửa đạn đạo.

Ảnh: NBC News

Trong khi đó, với vai trò chủ nhà, Thủ tướng Đức Angela Merkel phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là hướng các nhà lãnh đạo tới sự đồng thuận về thương mại, khí hậu và di cư - những vấn đề đang trở nên gây tranh cãi hơn bao giờ hết kể từ khi ông Trump trở thành chủ nhân Nhà Trắng cách đây nửa năm.

Trước cuộc bầu cử riêng của mình trong hai tháng, bà Merkel đã gặp ông Trump một giờ tại một khách sạn ở Hamburg vào tối thứ Năm để cố gắng khắc phục những khác biệt mà các phái viên không thể giải quyết trong nhiều tuần đàm phán căng thẳng.

Hai nhà lãnh đạo đã bắt tay và mỉm cười với các máy ảnh, cho thấy không có căng thẳng nào trong cuộc họp đầu tiên của họ ở Washington vào tháng 3 và chuyến đi đầu tiên của ông Trump tới châu Âu vào tháng 5, một chuyến viếng thăm đã khiến bà Merkel phải cho rằng Hoa Kỳ không còn là đối tác đáng tin cậy.

Một quan chức cao cấp của Đức tham gia vào các cuộc đàm phán nói rằng, ông hy vọng các nhà đàm phán sẽ làm việc để phá vỡ bế tắc trước ngày thứ Bảy, ngày cuối cùng của Hội nghị thượng đỉnh.

Về vấn đề khí hậu, các nguồn tin cho biết, các quan chức Mỹ đang đề cập đến nhiên liệu hoá thạch như một giải pháp thay thế hữu hiệu cho các nguồn năng lượng sạch hơn; và người châu Âu đang chống lại điều này. Ngoài Mỹ, Ả rập Xê-út cũng là nước có quan điểm gây tranh cãi.

Ông Trump khiến cả thế giới thất vọng khi quay lưng lại với Hiệp ước Paris về chống biến đổi khí hậu. Ảnh: Internet

Về vấn đề thương mại, các nguồn tin nói rằng, Washington đã quay lại lên án chủ nghĩa bảo hộ mà ông Trump cũng đã đồng ý tại một cuộc họp của nhóm G7 ở Sicily vào cuối tháng 5.

Áp lực bao trùm cuộc thảo luận thương mại là việc Washington đe dọa sử dụng luật thời Chiến tranh Lạnh để hạn chế nhập khẩu thép dựa trên mối quan ngại về an ninh quốc gia, một động thái có thể làm ảnh hưởng đến Trung Quốc cũng như các đối tác ở châu Âu.

Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel nhận định hôm thứ Năm rằng, hành động này có thể gây ra một cuộc chiến thương mại xuyên Đại Tây Dương.

Bà Merkel sinh ra ở Hamburg và bà đã chọn thành phố này, một trung tâm thương mại, cũng là nơi đánh dấu bước khởi đầu của nhóm nhạc The Beatles, để gửi đến một thông điệp cởi mở.

Bà Merkel chọn Hamburg làm nơi tổ chức hội nghị thượng đỉnh với thông điệp cởi mở. Ảnh: Internet

Tuy nhiên, khi các nhà lãnh đạo đến Hamburg, cảnh sát đã phải bắn pháo nước vào một đám đông khoảng một nghìn người biểu tình, những người đã hét vang "Welcome to Hell" (Chào mừng đến địa ngục).

Biểu tình tại Hamburg trước thềm hội nghị G20. Ảnh: Internet

Khoảng 20.000 cảnh sát từ tất cả 16 bang của Đức đã được triển khai trên đường phố Hamburg. Họ sẽ phải đối đầu với gần 100.000 người biểu tình, trong đó có khoảng 8.000 người có khả năng sẽ sử dụng bạo lực.