Hồ Thế Sơn, nhà sáng lập FOCI: Một nửa thương hiệu thời trang dừng cuộc chơi trong 10 năm qua

Kim Yến (thực hiện) - 07:30, 18/09/2017

TheLEADERChỉ trong vòng 10 năm qua, đã có 50% thương hiệu thời trang tên tuổi dừng cuộc chơi, số còn lại đang nỗ lực để sống sót.

Hồ Thế Sơn, nhà sáng lập FOCI: Một nửa thương hiệu thời trang dừng cuộc chơi trong 10 năm qua
Hồ Thế Sơn, nhà sáng lập Cultural Images, thời trang FOCI. Ảnh Esquire Việt Nam

Cơn sóng khủng hoảng kinh tế 2008 và sự đổ bộ ồ ạt của dòng hàng casual Thái, Trung Quốc, và gần đây nhất là Zara, H&M…đã làm cho FOCI điêu đứng, cùng với đó là những lỗ hổng về quản trị, nhân sự sau một thời gian tăng trưởng nóng đã khiến cho ông chủ FOCI Hồ Thế Sơn phải rời bỏ đứa con mình rứt ruột đẻ ra, thoát hiểm trong gang tấc để bảo toàn tài lực.

Mới đây, chia sẻ với TheLEADER, Hồ Thế Sơn đã thẳng thắn đưa ra những bài học cho chính mình, và cũng là bài học chung cho ngành thời trang Việt: FOCI lúc đó có 100 cửa hàng, doanh số cả trăm tỷ. Lúc đó mấy quỹ đầu tư cũng muốn nhảy vô, trả 8 triệu USD. Nhưng khi hàng loạt các nhãn hiệu nước ngoài ồ ạt với chiến lược giá rẻ phủ sóng khắp các phân khúc từ thấp, trung đến cao cấp với giá chỉ cao hơn vài chục ngàn, tiền mặt bằng tăng khủng khiếp, chỉ nuôi mặt bằng cũng đủ chết. Foci chết còn vì …quá nặng về tình!".

Cũng theo người sáng lập thời trang FOCI, khó khăn lớn nhất là quản trị, nhân sự. Ông nói: "Mình là công ty còn non trẻ, mọi quản trị nhân sự giao hết cho từng đại lý, họ quản lý rất chặt, lợi nhuận tốt, hào hứng tham gia cùng mình hàng chục năm trời. Bỗng dưng cùng một lúc phải quản lý mấy chục cửa hàng, thời khốn khó dậu đổ bìm leo, nhân viên tha hồ chôm chỉa, rồi nghỉ luôn… Mình phải gom lại, giao cho người khác làm. Người khác thấy người trước ăn cắp 50-70 triệu vẫn ổn, lại ăn cắp tiếp. Mất mát tiền bạc, đau đớn tinh thần…".

Bài học FOCI chính là hình ảnh của nhiều doanh nghiệp Việt, phát triển nóng nhưng nền tảng chưa đủ, không sẵn sàng về phòng ngừa rủi ro, chưa nếm trải cơn suy thoái nào hết. Phải giữ gìn, tích trữ, phòng ngừa rủi ro, cứ lên thẳng cánh, nhưng yếu trong quản trị, phần doanh số bù đắp hết khiếm khuyết trong quản trị, tài chính, định hướng chiến lược… thì chỉ cần suy thoái 1-2 năm là tàn phá hết tích lũy hàng chục năm, Hồ Thế Sơn chia sẻ thêm.

Quan sát thị trường thời trang Việt Nam, anh đánh giá thế nào về sự hụt hơi của nhiều thương hiệu dành cho giới trẻ ... Khi mặt bằng bị thu hẹp lại, doanh số sụt giảm, có thương hiệu phải dẹp tiệm luôn?

Hồ Thế Sơn: Thị trường thời trang Viêt Nam, nói rõ hơn là các thương hiệu thời trang của Việt Nam hiện tại đang tụt dốc không phanh, trong vòng 10 năm qua đã làm cho 50% thương hiệu thời trang có tên tuổi dừng cuộc chơi, 50% còn lại đang nỗ lực để sống sót.

Có quá nhiều nguyên nhân, nhưng có mấy nguyên nhân chính. Thứ nhất là sự yếu kém toàn diện của các doanh nghiệp trong nước, một phần do tự bản thân, một phần do môi trường kinh doanh không tốt như nguồn vốn đầu tư có chi phí cao, sự hỗ trợ từ nhà nước không mạnh. 

Thứ hai là sự yếu kém của ngành trong các khâu chính yếu của thời trang: nguồn nguyên liệu, khả năng thiết kế mẫu mã không giỏi hơn, mà đang đi lùi so với thế giới. 

Thứ ba là chi phí mắt bằng tại Việt Nam gia tăng gấp 4 lần so với 15 năm trước.

Theo anh, sự đổ bca hai thương hiu Zara và H&M vi mc giá rt cnh tranh và mu mã phong phú cùng hàng Trung Quc, hàng Thái giá rcó là mt mi đe da ln vi thương hiu thi trang dành cho số đông ca Vit Nam?

Hồ Thế Sơn: Đúng là một loạt thương hiệu Zara, H&M, Mango rồi F21 sẽ là đối thủ trực tiếp với các nhãn hàng trong nước vì họ cùng phân khúc, khách hàng mục tiêu mà giá thành lại ngang bằng hoặc cao hơn một chút. 

Dù gì họ cũng là thương hiệu quốc tế với nhiều sức mạnh đằng sau. Trên thế giới họ còn góp phần đánh gục các nhãn hiệu lâu đời nên hiện thời khách hàng cùng phân khúc của các thương hiệu Việt Nam đang trở thành khách hàng trung thành của họ. Không trách được vì khách hàng có quyền lưa chọn.

Nhìn vào thtrường, nhng thương hiu nào còn trvng li được thưa anh? Sc mnh ca hlà gì?

Hồ Thế Sơn: Nói chung yếu đều nên khả năng tiếp tục gặp khó nữa là hiển nhiên. Tuy nhiên tôi vẫn ủng hộ Canifa, họ có quy trình quản lý tốt và nguồn lực mạnh, họ rút ra được những bài học của các đàn anh đi trước để tránh được những rủi ro đã đánh gục các thương hiệu đàn anh .

Để đón sóng hi nhp ngay ti đất nước mình, các thương hiu phi làm gì? Đâu là đim yếu nht ca thi trang Việt Nam mà các nhà kinh doanh cn lưu ý ti?

Hồ Thế Sơn: Phải tổ chức lại. Tôi tin rằng sẽ có những thương hiệu mới do các em 9x sẽ tiếp tục giữ được thị phần cho Việt Nam. 

Tuy nhiên ý tưởng thì có, khả năng quản trị, khả năng đón nhận các xu hướng thời trang cũng không kém, nhưng làm 1, 2 cửa hàng lẻ tẻ thì được chứ thành chuỗi thì hơn khó trong thời kỳ này .

Về quản trị, giá thuê mặt bằng, phương thức kinh doanh... có là thách thức lớn với các thương hiệu Việt Nam trước những thương hiệu thế giới?

Hồ Thế Sơn: Đã chấp nhận nhận tham gia thì phải biết khả năng đi đến đâu. Các thương hiệu thế giới gần như xuất hiện đầu đủ tại Viêt Nam nên những thế mạnh thế yếu đã lộ rõ, giờ là lúc các thương hiệu Việt Nam tìm ra cho mình cách phát triển phù hợp. 

Quốc gia nào cũng vậy, cũng có thương hiệu quốc tế, quốc nội đan xen và có thị phần riêng, nên sau một cú sock hội nhập thì không nên bỏ cuộc. Vẫn còn cơ hội rất nhiều cho các thuơng hiệu Việt .

Vy có thtrường ngách nào mà chúng ta có thlàm chủ được trên sân nhà, và to nên nét riêng cho thi trang cao cp, thi trang dành cho cá nhân?

Hồ Thế Sơn: Thị trường ngách sẽ có nhiều nhưng đó là việc dành cho những người dấn thân khai phá. Bản thân tôi cũng có nhưng sẽ chờ cơ hội rõ ràng, thời cơ thuận lợi hơn.

Xin cảm ơn anh!