[Interactive] 21 nền kinh tế thành viên APEC

Minh An - 09:30, 15/10/2017

TheLEADERTìm hiểu về các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) qua các con số.

Tuần lễ cấp cao APEC 2017 sẽ được tổ chức tại Đà Nẵng từ ngày 6 đến ngày 11 tháng 11 với sự tham dự của lãnh đạo 21 nền kinh tế thành viên và hàng chục nghìn quan chức, lãnh đạo doanh nghiệp, phóng viên. 

Đây là lần thứ 2 Việt Nam được chọn là chủ nhà của tổ chức hội nghị cấp cao APEC, sau lần đầu diễn ra vào năm 2006.

Chủ đề của năm APEC 2017 là Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung. Ý nghĩa của chủ đề thể hiện trên ba khía cạnh: 

Thứ nhất, phản ánh quan tâm chung của các nền kinh tế thành viên APEC về tìm kiếm “động lực mới” cho hội nhập, liên kết và tăng trưởng kinh tế của châu Á - Thái Bình Dương. 

Thứ hai, thể hiện mẫu số chung, mục tiêu dài hạn của APEC và châu Á - Thái Bình Dương về “vun đắp một tương lai chung”, đó là hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng. 

Thứ ba, thể hiện kỳ vọng về những phát triển mới của APEC trong năm 2017, góp phần khẳng định vị thế của Diễn đàn trong cục diện mới.

APEC ra đời với 12 nền kinh tế thành viên vào năm 1989. Qua bốn lần mở rộng vào các năm 1991,1993, 1994 và 1998, APEC hiện gồm 21 nền kinh tế thành viên, đại diện 39% dân số thế giới, 57% GDP và 47% thương mại toàn cầu (2014).

21 nền kinh tế APEC hiện nay bao gồm: Úc, Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Singapore, Brunei, Indonesia, New Zealand, Canada, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Mexico, Papua New Guinea, Chile, Peru, Nga và Việt Nam

Thông tin về 21 nền kinh tế APEC, theo dữ liệu năm 2016 của Ngân hàng thế giới:

Xem toàn màn hình