Không phải Brexit, nhập cư mới là dấu hiệu cho sự kết thúc của EU

Nguyễn Phanh - 10:34, 20/06/2018

TheLEADERChâu Âu dường như đang rơi vào khủng hoảng khi dòng người nhập cư ngày càng tăng, phá vỡ sự đoàn kết chính trị giữa các quốc gia thành viên Liên minh.

Không phải Brexit, nhập cư mới là dấu hiệu cho sự kết thúc của EU
EU đang phải đối mặt với thách thức nhân đạo khi đứng trước dòng người di cư lớn đổ về. Ảnh: Express UK

Thật khó có thể tưởng tượng ra rằng kịch bản của Liên minh châu Âu (EU) đầu thế kỉ 21 lại đang diễn ra khi dòng di cư tạo ra những tác động trái chiều. Không chỉ tạo ra sự hỗn loạn, khủng hoảng nhập cư tại châu Âu đã dẫn tới sự phân chia.

Vấn đề này ngày càng được tin rằng sẽ là chất xúc tác tạo ra sự kết thúc của EU. Chỉ tính riêng năm 2016, ước tính có khoảng 2,4 triệu người không phải là người dân EU di chuyển tới 28 nước thành viên, đưa tổng số người nước ngoài đang sống tại khối này đạt tới gần 37 triệu người, chiếm hơn 7% dân số.

Tuy nhiên đây có thể mới chỉ là khởi đầu. Theo các nhà kinh tế Gordon Hanson và Craig McIntosh, “số lượng người châu Phi độ tuổi từ 15 tới 64 ở gần khu vực Sahara sẽ tăng từ 4,6 triệu lên 13,4 triệu người trong giai đoạn 2010-2050" và phần lớn trong số đó, chắc chắn sẽ đến châu Âu.

Dân số tại châu Âu đang ngày càng già hóa và thu hẹp lại trong khi thị trường lao động của khối này lại đang giảm đi do việc nhận thêm những người di cư không có kỹ năng. Bên cạnh đó, biên giới phía Nam của châu Âu gần như không thể chống lại đội tàu của những người di cư, trừ khi các nhà lãnh đạo khối này cho phép tình trạng người chết đuối tại đây gia tăng.

Về mặt chính trị, vấn đề nhập cư có thể tạo ra sự sụp đổ đối với EU.

Tại Đan Mạch, những người theo quan điểm ôn hòa muốn mở cửa biên giới và tiếp tục các phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, thực tế cho thấy quốc gia này rất khó để có thể tiếp cận với một xã hội đa văn hóa khi việc thiếu hụt sự đoàn kết xã hội đang khiến thuế ở mức cao và sự tái phân phối không bền vững.

Không chỉ Đan Mạch, nhiều quốc gia khác cũng rơi vào sự mâu thuẫn đối với chính sách nhập cư như nhiều quan điểm trái chiều được đưa ra.

Tại Đức, sự phản đối của Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CSU) đang khiến Thủ tướng Đức Angela Merkel hứng chịu nhiều chỉ trích gay gắt ngay từ đồng minh và họ sẵn sàng ra tối hậu thư để siết chặt quy định tị nạn trước khi đối mặt với tương lai chính trị bất ổn.

Việc phát triển bền vững sau khi quyết định mở cửabiên giới Đức cho người di cư từ Syria, Iraq và nhiều nơi khác đang là bài toánkhiến bà Angela Merkel phải giải quyết nhằm chấm dứt sự đối đầu của CSU đối vớichính sách tị nạn. Những bất đồng trong  chính sách nhập cư nội bộ Đức sẽ là ràocản để có được thỏa thuận cấp độ toàn khu vực.