Không phải dầu mỏ, đây mới là nguồn tài nguyên giá trị nhất thế giới

Thiên Hương - 00:00, 19/07/2017

Loại hàng hoá mới này đã tạo ra một ngành công nghiệp phát triển và sinh lợi nhanh chóng, khiến các nhà quản lý chống độc quyền phải can dự để kiềm chế những gã khổng lồ trong dòng chảy này.

Không phải dầu mỏ, đây mới là nguồn tài nguyên giá trị nhất thế giới

Cách đây một thế kỷ, thứ tài nguyên có giá trị nhất là dầu mỏ. Giờ đây, dữ liệu chính là dầu của kỷ nguyên số. Sự phát triển của những gã khổng lồ về xử lý dữ liệu như Alphabet (công ty mẹ của Google), Amazon, Apple, Facebook và Microsoft là không thể ngăn cản được. 

Đó là 5 công ty có giá trị nhất trên thế giới. Lợi nhuận của họ đang tăng lên không ngừng. Họ đã thu về hơn 25 tỷ đô la lợi nhuận ròng trong quý I/2017. Amazon chiếm một nửa thị phần của chi tiêu trực tuyến ở Mỹ. Google và Facebook chiếm gần như tất cả sự tăng trưởng doanh thu trong quảng cáo số ở Mỹ năm ngoái.

Sự thống trị này đã khiến cho các gã khổng lồ công nghệ cao khác bị sụp đổ, giống như Standard Oil vào đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, phát triển mạnh mẽ không phải một cái tội. Sự thành công của những gã khổng lồ công nghệ đã mang lại rất nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Rất ít người bây giờ không thể chịu nổi viêc không có công cụ tìm kiếm của Google, dịch vụ giao hàng của Amazon hay lướt Facebook. 

Các công ty này cũng không báo động khi áp dụng việc kiểm tra chống độc quyền tiêu chuẩn. Họ cung cấp nhiều dịch vụ miễn phí (người dùng trả tiền, có hiệu lực, bằng cách phân bổ thêm nhiều dữ liệu). Ngay cả khi đã tính đến sự tồn tại của các đối thủ offline, thị phần của họ vẫn không đáng lo ngại. Sự xuất hiện của những người tiên phong như Snapchat cho thấy những người mới tham gia vẫn có thể tạo ra làn sóng ảnh hưởng riêng của mình.

Nhưng có nhiều lý do khiến thị trường lo lắng. Việc kiểm soát dữ liệu của các công ty mạng mang lại cho họ sức mạnh to lớn. Những lối suy nghĩ cũ về cạnh tranh từ thời đại dầu lửa, đã trở nên lỗi thời trong “nền kinh tế dữ liệu" ngày nay.

Lượng và chất

Ngày nay, điện thoại thông minh và Internet đã làm cho các nguồn dữ liệu ngày càng trở nên phong phú, phổ biến và có giá trị hơn rất nhiều. Cho dù bạn đang chạy, xem truyền hình hay thậm chí chỉ ngồi trên xe, hầu như mọi hoạt động của bạn đều tạo ra một dấu vết kỹ thuật số - nguồn nguyên liệu thô cho các nhà máy dữ liệu. Khi các thiết bị từ đồng hồ đến ôtô đều kết nối Internet, khối lượng dữ liệu ngày càng tăng: một số ước tính rằng một chiếc xe tự lái sẽ tạo ra 100 gigabyte mỗi giây. Các thuật toán có thể dự đoán được khi nào một khách hàng đã sẵn sàng để mua một món đồ. Các đại gia công nghiệp như GE và Siemens giờ đây bán mình như các công ty dữ liệu.

Sự phong phú của dữ liệu này làm thay đổi bản chất của cạnh tranh. Những gã khổng lồ công nghệ luôn có lợi từ hiệu ứng mạng: càng nhiều người sử dụng Facebook, càng nhiều người khác sẽ bị hấp dẫn tham gia. Bằng cách thu thập thêm dữ liệu, một công ty có nhiều phạm vi hơn để cải tiến sản phẩm, thu hút thêm người dùng, tạo ra nhiều dữ liệu hơn.

Truy cập dữ liệu cũng bảo vệ các công ty khỏi các đối thủ bằng cách này hay cách khác. Hệ thống giám sát của những gã khổng lồ đang bao trùm cả nền kinh tế: Google có thể nhìn thấy tất cả những gì mọi người tìm kiếm, Facebook biết tất cả những gì họ chia sẻ, Amazon thì biết những gì họ mua. Họ sở hữu các cửa hàng ứng dụng và các hệ điều hành. 

Họ có “mắt thần” có thể quan sát các hoạt động trong thị trường của chính mình và rộng hơn nữa. Họ có thể nhìn thấy khi nào một sản phẩm hoặc một dịch vụ mới được thị trường yêu thích, cho phép họ sao chép nó hoặc đơn giản là mua lại những ý tưởng, dịch vụ đó trước khi chúng trở thành một mối đe dọa quá lớn. 

Nhiều người cho rằng việc Facebook mua lại WhatsApp vào năm 2014 với trị giá 22 triệu USD, chính là loại hình sáp nhập nhằm loại bỏ các đối thủ tiềm năng.

Các cơ quan chống độc quyền cần phải chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang thế kỷ 21. Ví dụ, khi xem xét việc sáp nhập, họ thường dựa vào độ lớn của giá trị để xác định khi nào cần can thiệp. 

Còn giờ đây, họ cần phải tính đến cả phạm vi tài sản dữ liệu của công ty khi đánh giá tác động của giao dịch. Giá mua cũng có thể là tín hiệu cho thấy một đương đơn đang mua về một mối đe dọa mới.

Tiến hành các biện pháp chống độc quyền cho thời đại thông tin ngày nay là không hề dễ dàng. Điều này sẽ gây ra những rủi ro mới: ví dụ như việc chia sẻ dữ liệu sẽ đe dọa đến sự riêng tư. Nếu các chính phủ không muốn một nền kinh tế dữ liệu bị thống trị bởi một vài gã khổng lồ thì họ sẽ phải hành động sớm.