Lương cơ sở tăng lên 10 triệu đồng/tháng từ năm 2048

Tiêu Phong - 12:00, 30/08/2017

TheLEADERMức lương cơ sở sẽ tăng từ 1.300.000 đồng/tháng (hiện nay) lên thành 10.000.000 đồng/tháng (từ năm 2048)

Lương cơ sở tăng lên 10 triệu đồng/tháng từ năm 2048
Lương cơ sở tăng lên sẽ đem lại nhiều lợi ích từ việc tham gia BHXH cho người lao động. Ảnh Zing

Đây là nội dung đáng chú ý được đề cập tại tài liệu kèm theo Công văn 3758/BHXH-TT về việc tăng cường công tác tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) do Phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Phạm Lương Sơn vừa ký ban hành. 

Theo đó, mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1.300.000 đồng/tháng (hiện nay) lên thành 10.000.000 đồng/tháng (từ năm 2048). Như vậy, mức tăng lương cơ sở bình quân là 8,27 %/năm (từ năm 2008 đến tháng 6/2017 mức tăng lương cơ sở bình quân là 13,7%/năm).

Đặc biệt tại tài liệu này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng phân tích, so sánh một cách chi tiết 3 vấn đề cốt yếu liên quan đến nhận BHXH, nhận lương hưu, gồm: So sánh bảo hiểm xã hội với bảo hiểm thương mại; So sánh hưởng lương hưu với nhận bảo hiểm xã hội một lần và so sánh bảo hiểm xã hội với gửi tiết kiệm.

TheLEADER trích đăng bảng phân tích chi tiết so sánh bảo hiểm xã hội với gửi tiết kiệm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

Để so sánh lợi ích từ việc đầu tư khi tham gia BHXH tự nguyện so với việc gửi tiết kiệm của một người tham gia BHXH và gửi tiền tiết kiệm, xin dẫn chứng bằng ví dụ với các giả định như sau:

- Đóng BHXH và gửi tiết kiệm 20 năm tính từ năm 2008 (năm 2008 là năm đầu tiên thực hiện BHXH tự nguyện);

- Số tiền gửi tiết kiệm bằng số tiền đóng BHXH duy trì trong suốt 20 năm và số tiền đóng BHXH được tính bằng tỷ lệ % theo quy định của từng thời kỳ tính trên số tiền người tham gia lựa chọn làm căn cứ đóng BHXH là 5.000.000 đồng.

Kết quả so sánh theo bảng dưới đây:

Phân tích kết quả ví dụ giả định như sau:

Để so sánh lợi ích từ việc đầu tư khi tham gia BHXH tự nguyện so với việc gửi tiết kiệm của một người tham gia BHXH và gửi tiền tiết kiệm, xin dẫn chứng bằng ví dụ với các giả định như sau:

- Đóng BHXH và gửi tiết kiệm 20 năm tính từ năm 2008 (năm 2008 là năm đầu tiên thực hiện BHXH tự nguyện);

- Số tiền gửi tiết kiệm bằng số tiền đóng BHXH duy trì trong suốt 20 năm và số tiền đóng BHXH được tính bằng tỷ lệ % theo quy định của từng thời kỳ tính trên số tiền người tham gia lựa chọn làm căn cứ đóng BHXH là 5.000.000 đồng.

Cụ thể như sau:

- Về mức đóng BHXH tự nguyện:

+ Năm 2008-2009: 800.000đ (bằng 16%);

+ Năm 2010-2011: 900.000đ (bằng 18%);

+ Năm 2012-2013: 1.100.000đ (bằng 20%);

+ Năm 2014 trở đi: 1.100.000đ (bằng 22%);

- Lãi suất tiết kiệm: 7%/năm; tính theo lãi gộp qua từng năm.

Chỉ số điều chỉnh tiền đóng BHXH theo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 5%/năm tính từ năm thứ nhất (chỉ số CPI tăng bình quân 8,1%/năm tính từ năm 2008 đến nay);

- Người tham gia hưởng lương hưu từ năm 2028 khi đủ 55 tuổi đối với nữ tỷ lệ % hưởng lương hưu theo quy định là 55% (nam giới đủ 60 tuổi, tỷ lệ là 45%);

- Mức điều chỉnh lương hưu bình quân tăng: 7%/năm (lấy thấp hơn mức tăng thấp nhất kể từ năm 1993 đến năm 2017).

- Kỳ vọng sống sau tuổi nghỉ hưu là 20 năm;

- Mức lương cơ sở tại thời điểm năm 2048 là 10.000.000 đồng, tăng 8,27%/năm (từ năm 2008 đến tháng 6/2017 mức tăng lương cơ sở bình quân là 13,7%/năm);

- Trợ cấp tuất một lần bằng 3 tháng lương hưu tại thời điểm chết (mức thấp nhất theo quy định).

Như vậy, cùng với số tiền gửi tiết kiệm là 249.600.000 đồng, nhưng đầu tư để tham gia BHXH tự nguyện thì được hưởng an sinh xã hội trọn đời với tổng số tiền được hưởng là 2.160.690.000 đồng (đối với nam là 1.786.019.000 đồng) và nhiều hơn gửi tiết kiệm với số tiền rất lớn là 973.333.000 đồng (đối với nam là 598.303.000 đồng); trường hợp tham gia BHXH bắt buộc thì lợi ích là vô cùng lớn do số tiền người lao động phải bỏ ra đóng BHXH chỉ là 90.763.600 đồng, phần còn lại do đơn vị đóng. Ngoài ra, người lao động trong suốt thời gian hưởng lương hưu được khám, chữa bệnh do quỹ BHYT chi trả với số tiền không thể thống kê được.