Startup ô tô bay của Đức được gã khổng lồ Tencent rót vốn

Lê Vy - 09:54, 06/09/2017

TheLEADERÝ tưởng đầy tham vọng của công ty khởi nghiệp Đức đã thu hút sự chú ý của tập đoàn Tencent của Trung Quốc, nhà đầu tư hàng đầu trong đợt huy động vốn trị giá 90 triệu USD.

Startup ô tô bay của Đức được gã khổng lồ Tencent rót vốn
HÌnh ảnh mô phỏng chiếc taxi bay của công ty Lilium. Nguồn: CNN

Hãy tưởng tượng: Một chiếc máy bay điện 5 chỗ có thể đưa hành khách từ Manhattan đến sân bay John F. Kennedy chỉ trong vòng năm phút.

Ý tưởng đầy tham vọng này đã thu hút sự chú ý của tập đoàn Tencent của Trung Quốc, nhà đầu tư hàng đầu trong đợt huy động vốn trị giá 90 triệu USD, công ty khởi nghiệp của Đức, Lilium thông báo hôm thứ Ba (5/9).

Một hình ảnh của Lilium Jet. Nguồn: CNN

Startup công nghệ có trụ sở tại Munich đã thử nghiệm thành công một chiếc máy bay hai chỗ ngồi đầu tiên vào tháng 4. Họ cho biết sẽ sử dụng khoản đầu tư này để hỗ trợ cho 70 nhân viên của mình trong kế hoạch phát triển một chiếc máy bay năm chỗ có tốc độ bay 300km/h và có thể cất cánh và hạ cánh theo chiều dọc.

Được thành lập bởi bốn sinh viên của Đại học kỹ thuật Munich vào năm 2015, Lilium gần đây đã tuyển dụng các giám đốc điều hành có kinh nghiệm tại Airbus, Rolls Royce và Tesla.

Dự án thiết kế tiếp theo của Công ty là một chiếc taxi bay có thể di chuyển ở tốc độ lên đến 300 km/h (186 dặm/giờ), và không phát thải.

Giám đốc điều hành Daniel Wiegand cho biết: "Đây là giai đoạn tiếp theo trong quá trình phát triển của chúng tôi từ một ý tưởng đến việc sản xuất một chiếc máy bay thành công về mặt thương mại, điều này sẽ cách mạng hóa cách chúng ta di chuyển trong và xung quanh các thành phố trên thế giới.

Vòng gọi vốn mới nhất của công ty đã thu hút được Obvious Ventures, quỹ đầu tư mạo hiểm được hậu thuẫn bởi đồng sáng lập Twitter, ông Ev Williams, Tập đoàn LGT của Liechtenstein và công ty Atomico của Niklas Zennström, người đồng sáng lập Skype .

Một số công ty, bao gồm cả Aeromobil và Terrafugia, đang phát triển các loại xe trông giống những chiếc máy bay nhỏ hơn là xe ô tô. Các công ty này dựa vào công nghệ của trực thăng - cất cánh và hạ cánh theo chiều thẳng đứng, nhờ đó loại bỏ nhu cầu về đường băng.