Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu có thể không mời Donald Trump

Du Nguyen - 09:30, 08/11/2017

TheLEADERCho tới thời điểm này, Tổng thống Mỹ Donald Trump - người quyết định đưa nước Mỹ rút khỏi thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu vào đầu tháng 6 vừa qua vẫn chưa nhận được lời mời tham dự hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu được tổ chức tại thủ đô của Pháp vào tháng 12 tới.

Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu có thể không mời Donald Trump
Buổi làm việc tại thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Ảnh: UN

Trong khi đó, hơn một trăm quốc gia cũng như các tổ chức phi chính phủ khác đã được mời tới tham dự hội nghị này.

Theo kế hoạch, Mỹ vẫn sẽ nhận được lời mời này nhưng sẽ là những viên chức chính phủ và những người ở mức thấp hơn cấp Tổng thống.

Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên Hợp Quốc (WMO), nhiệt độ trong năm nay sẽ thấp hơn một chút so với kỷ lục năm 2016 và tương đương với năm 2015. Nguyên nhân của mức nhiệt này một phần đến từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch sinh ra khí thải.

Ông Petteri Talaas, người đứng đầu WMO đã chỉ ra những sự bất thường của thời tiết khi có những sự kiện cực đoan đã diễn ra như cơn bão ở Đại Tây Dương và Caribê, lũ lụt ở châu Á và hạn hán ở Đông Phi.

Tổ chức WMO cho biết thêm rằng, hiện tượng El Nino (hiện tượng khí hậu khô hạn bất thường kéo dài) vào năm ngoái đã giải phóng nhiều nhiệt hơn từ Thái Bình Dương và kéo dài những ảnh hưởng tới năm nay. Xét về chi phí kinh tế, năm 2017 sẽ là năm bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong lịch sử sau cơn bão Harvey, Irma và Maria.

Tổng thống Mỹ Donlad Trump nghi ngờ các phát hiện khoa học chính thống khi những phát hiện này cho rằng khí nhà kính nhân tạo là nguyên nhân chính của thay đổi khí hậu. Tháng 6 mới đây, ông chính thức rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu cũng như ngày càng đẩy mạnh ngành nhiên liệu hóa thạch tại quốc gia này.

Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu đặt mục tiêu giới hạn nhiệt độ tăng thêm ở mức 2 độ C mỗi năm và cố gắng chỉ ở trong mức 1,5 độ C. Cùng lúc, mục tiêu dài hạn của bản thỏa thuận là hướng tới việc lượng khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính đạt mức đỉnh trong thời gian sớm nhất có thể và cân bằng giữa lượng khí thải ra và lượng khí bị hấp thu trong nửa đầu thế kỷ.

Đặc biệt, theo Thỏa thuận Paris, trước năm 2025, các nước thành viên nên đạt được một thỏa thuận chung cung cấp ít nhất 100 tỷ USD mỗi năm cho các nước đang phát triển để ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu.