Thương hiệu dành cho kẻ nổi loạn

Phạm Thanh Hạt - 07:53, 10/09/2017

TheLEADERCâu chuyện thương hiệu dành cho kẻ nổi loạn hay bài học tạo sự khác biệt cho thương hiệu của một số sản phẩm cho chúng ta những góc nhìn thú vị.

Thương hiệu dành cho kẻ nổi loạn
Những chiếc xe khủng, tiếng nổ phải lớn và rầm trời. Ảnh Kiến thức

LTS: Thương hiệu là sống còn của doanh nghiệp, nỗi trăn trở của giới lãnh đạo kinh doanh. Trong quá trình vận động phát triển, thương hiệu phải đối diện với nhiều thách thức ghê gớm, đặc biệt giữa lợi ích ngắn hạn về kinh doanh và tính toàn vẹn về bản sắc thương hiệu đã được xác định.

Làm thế nào để xây dựng, bảo vệ và phát huy giá trị tối đa của một thương hiệu... đó là nội dung chuyên đề "Sứ mệnh của thương hiệu" sẽ được khởi đăng trên TheLEADER. Chuyên đề nhận được sự hợp tác chặt chẽ của Câu lạc bộ Quản trị và khởi nghiệp, các chuyên gia thương hiệu, những doanh nhân thành đạt và đông đảo thành viên của Câu lạc bộ.

Bài 2: Thương hiệu dành cho kẻ nổi loạn

(Phạm Thanh Hạt, CMO Vinafood1)

Ở Việt Nam có lẽ rất ít thương hiệu nổi lên với tính cách nổi loạn và ngẫu hứng. Điều này có thể dễ hiểu vì nền chính trị hay phương pháp giáo dục rất ư nghiêm chỉnh từ mẫu giáo và đại học, tạo nên tính cách đàng hoàng?. 

Vì số lượng khách hàng sở hữu tính cách này lớn dẫn đến các thương hiệu hiển nhiên sẽ định hướng theo nó. 

Rất ít thương hiệu chọn tính cách nổi loạn và rõ ràng những thương hiệu mang tính cách nổi loạn thường gặp không ít sự cản trở từ nhiều hướng và xã hội đặc biệt là tại Việt Nam.

Tuy nhiên xã hội đã đến lúc phát triển, con người có quyền tự do bộc lộ bản tính trời cho nếu không có điều này, có lẽ sẽ không có Iphone vì Steve Jobs là kẻ nổi loạn trong giới công nghệ luôn tạo sự khác biệt với quần Jeans và áo thun đen.

Câu chuyện thương hiệu dành cho kẻ nổi loạn (hay bài học tạo sự khác biệt cho thương hiệu) của một số sản phẩm cho chúng ta những góc nhìn thú vị.

Học từ thương hiệu nước ngoài, nước ngọt Snapple bắt đầu câu chuyện từ những kẻ nổi loạn, thích nói gì thì nói và rất khiêu khích đến tập trung vào những câu chuyện mang tính đã kích cao về xã hội. 

Và trên thực tế thương hiệu này thành công vang dội nhờ vào những khách hàng nổi loạn nhất để ra ý tưởng cho sản phẩm và bao bì đóng gói, nhanh chóng đưa ra những sản phẩm kỳ quặc.

Hay câu chuyện về xe Harley Davinson, tiếng nổ phải lớn và rầm trời. Ông chủ phải là khệnh khạng, mặc áo da và hút xì gà. Liệu bao nhiêu người trong chúng ta chấp nhận kẻ hàng xóm nổ ống bô to uỳnh uỳnh hàng ngày?

Ở Việt Nam rất ít và rất hiếm những trường hợp như vậy. Tuy nhiên thời gian gần đây bắt đầu du nhập các thương hiệu sản phẩm mang tính cách này từ nước ngoài nhưng bản chất tại Việt Nam thì không có thương hiệu nào đình đám sở hữu. 

Vậy những startup chúng ta đang ở đâu mà chưa chạm tay vào phân khúc khách hàng này? Có thêm một câu chuyện cho bạn suy nghĩ trong hành trình tạo nên sự khác biệt. 

Hãy chọn lựa phân khúc khách hàng là những kẻ nổi loạn, họ cũng có nhu cầu, muốn bứt phá và thật sự khác biệt. 

Họ là một nhóm khá dị biệt tuy nhiên nếu bạn phục vụ họ tốt, chi phí PR sẽ rất thấp và hiệu quả sẽ rất cao. 

Hãy tạo riêng cho họ một dòng sản phẩm để họ thể hiện được tính cách nổi loạn của mình.