Uber "giấu nhẹm" thông tin 57 triệu hành khách bị đánh cắp

Nguyễn Ánh - 15:14, 22/11/2017

TheLEADER57 triệu khách hàng và những người lái xe tại Uber đã bị đánh cắp dữ liệu thông tin cá nhân nhưng điều này hoàn toàn bị che giấu bởi Uber trong hơn một năm qua.

Uber "giấu nhẹm" thông tin 57 triệu hành khách bị đánh cắp
Từ khi thành lập đến nay, Uber vướng phải rất nhiều các vụ kiện tụng. Ảnh: The Globe and Mail

Theo đó, cuộc tấn công vào dữ liệu cá nhân như tên, địa chỉ, email và số điện thoại của hơn 50 triệu người dùng trên khắp thế giới đã bị tấn công từ tháng 10 năm ngoái. Cùng với đó, vụ đánh cắp này còn lấy đi thông tin của khoảng 7 triệu lái xe tại Uber, bao gồm cả 600.000 giấy phép lái xe.

Hai kẻ tấn công đã truy cập vào trang web mã hóa GitHub được sử dụng bởi các kỹ sư phần mềm Uber và sau đó sử dụng các thông tin đăng nhập họ thu được nhằm truy cập vào dữ liệu được lưu trữ trên tài khoản Amazon Web Services. Tại đây, các hacker đã phát hiện ra một kho lưu trữ thông tin về người lái và người tham gia dịch vụ của Uber. Tiếp theo đó là một email đòi tiền đã được gửi đến hãng này.

Vào thời điểm xảy ra sự cố, Uber đang đàm phán với các nhà làm luật của Mỹ trong việc điều tra các vụ khiếu nại về vi phạm quyền riêng tư. Theo nguyên tắc, Uber có nghĩa vụ phải báo cáo về sự việc cho các nhà làm luật về vụ tấn công thông tin trên và phải thông báo cho những người lái xe bị lấy cắp thông tin về giấy phép.

Thế nhưng trên thực tế, Uber lại trả tiền cho những kẻ lấy cắp thông tin và đưa sự việc chìm vào im lặng.

Trong thông báo trên trang chủ của Uber, ông Khosrowshahi cho biết: "Vào thời điểm xảy ra vụ việc, ngay lập tức chúng tôi đã tiến hành các bước nhằm bảo mật dữ liệu và ngăn chặn các truy cập trái phép. Chúng tôi cũng đã thực hiện các biện pháp an ninh để hạn chế quyền truy cập và tăng cường kiểm soát các tài khoản lưu trữ dựa trên đám mây của chúng tôi".

Thời gian gần đây, các nhóm tin tặc đã xâm nhập thành công vào hệ thống thông tin có nhiều công ty như Yahoo, MySpace, Target Corp nhưng vấn đề của Uber nằm ở chỗ những biện pháp mà hãng này đã sử dụng nhằm che giấu đi cuộc tấn công.

Kể từ khi thành lập năm 2009, Uber đã bị vướng mắc rất nhiều vào các luật lệ quy định. Ít nhất 5 cuộc điều tra hình sự liên quan đến hối lộ, phần mềm bất hợp phát, kế hoạch giá cả mờ ám và trộm cắp tài sản trí tuệ của đối thủ cạnh tranh của Uber đã diễn ra. 

Không chỉ vậy, hãng này còn phải đối mặt với hàng chục các vụ kiện dân sự. London và nhiều chính phủ đang thực hiện các nước nhằm cấm dịch vụ này do những hành vi thiếu thận trọng của Uber.