Việt Nam tích cực tham gia quá trình hiện thực hóa TPP

Lê Vy - 18:00, 29/08/2017

TheLEADERTrong các lĩnh vực được thảo luận tại cuộc gặp các lãnh đạo cấp cao của các nước thành viên Hiệp định quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại Sydney ngày 28/8, Việt Nam đã nâng cao khả năng thay đổi quyền của người lao động và các quy định về sở hữu trí tuệ (SHTT) trong bản hiệp ước ban đầu.

Việt Nam tích cực tham gia quá trình hiện thực hóa TPP
Thứ trưởng Bộ Thương mại và Ngoại giao Australia Justin Brown phát biểu tại cuộc họp các nhà lãnh đạo thành viên của TPP tại Sydney, Úc ngày 28/8/2017. Nguồn: Reuters

11 quốc gia cam kết tham gia vào Hiệp định quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang xem xét sửa đổi các thỏa thuận thương mại khi các quan chức gặp nhau tại Sydney để thảo luận về việc kích hoạt thỏa thuận bị đình trệ.

Việt Nam trước đây được dự đoán là một trong những quốc gia sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ hiệp định TPP thông qua việc được tiếp cận thị trường nhiều hơn với thị trường Mỹ.

Tuy nhiên, hiệp định TPP ban đầu với 12 thành viên với mục đích cắt giảm các rào cản thương mại giữa các nước đã bị dội một gáo nước lạnh vào tháng Giêng khi Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi thỏa thuận.

Động thái của ông Trump nằm trong chiến dịch cam kết đưa "nước Mỹ là ưu tiên số 1" - chính sách nhằm đưa sản xuất trở lại Mỹ.

Mặc dù các nước thành viên còn lại tuyên bố công khai rằng họ vẫn cam kết thực hiện thỏa thuận này, việc thực hiện hiệp định liên kết 11 quốc gia với tổng GDP là 12,4 nghìn tỷ USD đã bị đình trệ - làm gia tăng nỗi lo sợ rằng các nước khác sẽ theo gót Mỹ rút khỏi hiệp định.

Trong nỗ lực hiện thực hóa TPP, đại diện của các nước còn lại đang xem xét thay đổi thỏa thuận TPP ban đầu.

Ông Edgar Vasquez, Thứ trưởng Bộ thương mại Peru, cho biết: "Tất cả chúng ta đều cởi mở trong việc đánh giá những gì chúng ta có thể làm và những lựa chọn thay thế nào có thể được thực hiện”.

Các đại biểu tại phiên khai mạc cuộc họp các nhà lãnh đạo cấp cao TPP tại Sydney, Úc ngày 28/8/2017.

Mặc dù không có thỏa thuận nào được mong đợi vào cuối cuộc họp kéo dài ba ngày tại Sydney, nhưng mong muốn của Việt Nam trong việc ngăn chặn các quy định về SHTT đối với dữ liệu dược phẩm có thể sẽ giành được sự ủng hộ rộng rãi, với việc các quan chức Nhật Bản và New Zealand cho biết sẽ hỗ trợ thay đổi này.

Theo các nhà phân tích, Hiệp định TPP ban đầu được xem là cực kỳ khắc nghiệt đối với Việt Nam, buộc Chính phủ phải có những cải cách đáng kể.

Hiệp định TPP ban đầu đã đặt ra thời hạn mở 8 năm trước khi các đối thủ cạnh tranh có thể truy cập dữ liệu dược phẩm, việc các nhà phê bình cho rằng sẽ cản trở sự phát triển của các loại thuốc rẻ tiền.

Trong khi Trump nói rằng ông sẽ không thay đổi ý định của mình đối với TPP, các thành viên còn lại hy vọng một vị tổng thống Hoa Kỳ khác trong tương lai sẽ cam kết với thỏa thuận, như cựu tổng thống Barack Obama đã từng.