Analytic
Hotline: 08887 08817

Quốc hội thông qua mục tiêu GDP tăng 6,5% và CPI tăng 4,5% cho năm 2023

Kinh tế năm 2023 tăng trưởng 6,5%, lạm phát 4,5%, GDP bình quân đầu người khoảng 4.400 USD là một trong những mục tiêu mà Quốc hội giao cho Chính phủ.

Nỗi lo xuất khẩu ‘giảm tốc’ và FDI tiếp tục ‘ảm đạm’ vào cuối năm và năm 2023

Đây là hai động lực tăng trưởng quan trọng nhất của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu và thu hút FDI sẽ đối mặt với nhiều khó khăn trong cuối năm và cả năm 2023 khi nhu cầu trên thế giới có nguy cơ giảm mạnh do suy thoái kinh tế và lạm phát cao.

Xử lý nghiêm tình trạng sở hữu chéo ngân hàng trong năm 2023

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, việc xử lý sở hữu chéo giữa các ngân hàng vẫn rất khó khăn trong trường hợp cổ đông lớn và người có liên quan cố tình lách luật, che giấu bằng cách nhờ người khác đứng tên cổ phần sở hữu. Trước tình hình này, Ủy ban kinh tế của Quốc hội đề nghị khắc phục và xử lý nghiêm tình trạng sở hữu chéo trong năm 2023.

Thúc đẩy tăng trưởng thời gian tới theo 5 nguyên tắc và 13 nhóm nhiệm vụ

Việt Nam xác định ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội là một mục tiêu ưu tiên vừa mang tính cấp bách, vừa mang tầm chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong thời gian còn lại năm 2022 và những năm tiếp theo, theo Thủ tướng.

'GDP năm nay tăng khoảng 8%'

Ngoài tốc độ tăng năng suất lao động xã hội không đạt, Thủ tướng cho biết 14/15 tổng chỉ tiêu kinh tế xã hội năm nay đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra, trong đó GDP dự kiến tăng khoảng 8%, cao hơn mục tiêu Quốc hội giao 2 – 2,5%.

Thủ tướng chủ trì cuộc họp về kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi, phát triển KTXH

Sau khi Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed) nâng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm vào đêm 27/7 và ngân hàng trung ương nhiều nước đã có nhiều đợt tăng lãi suất để ứng phó với lạm phát tăng mạnh gần đây, sáng 28/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo một số bộ, ngành bàn về những giải pháp, đối sách phù hợp cả trước mắt và lâu dài để tiếp tục kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội.

Tổng bí thư nhấn mạnh 5 định hướng cho phát triển kinh tế xã hội năm 2022

Năm 2022, cùng với toàn thế giới, Việt Nam sẽ tiếp tục phải đối mặt với “Kẻ thù vô hình – Covid-19”. Do đó phải đổi mới, sáng tạo hơn; Chính phủ, chính quyền các địa phương càng phải liêm chính, kỷ cương, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn; toàn Đảng, toàn dân, toàn quân càng phải đoàn kết... Chỉ có như vậy mới có thể hoàn thành được những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra cho năm 2022.

Hai thách thức lớn với mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2022

Đà phục hồi kinh tế thế giới đang chững lại do bất ổn chính trị và rủi ro lạm phát trong nước tăng cao chính là hai thách thức lớn đối với mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2022.

‘Năm 2023 nhất định phải đạt nhiều thành tích và tiến bộ hơn 2022’

Để làm được điều này, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng cần quyết tâm và nỗ lực cao hơn nữa; năng động, sáng tạo hơn nữa để tranh thủ mọi thời cơ, thuận lợi; vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức; tiếp tục kế thừa, phát huy 4 bài học lớn đã rút ra từ các năm trước.