'Bất động sản hàng hiệu' - phân khúc thách thức khủng hoảng

Lam Giang - 18:18, 24/08/2021

TheLEADERCovid-19, liều thuốc thử cho thị trường bất động sản, ở đó hầu hết các phân khúc đều bị đóng băng, thị trường ảm đạm. Nhưng từ cuối năm 2020, phân khúc “bất động sản hàng hiệu” lại liên tục được “chào sân” và thiết lập các mặt bằng giá mới cao hơn.

Phân khúc thách thức khủng hoảng

Bất động sản hàng hiệu (Branded Residences) là loại hình bất động sản hợp tác giữa một thương hiệu quản lý bất động sản nổi tiếng toàn cầu với một doanh nghiệp phát triển dự án bất động sản cao cấp hạng sang, siêu sang. Xuất hiện lần đầu tiên tại New York (Mỹ) cách đây gần 100 năm, từ đó đến nay, có thể thấy rõ những xu hướng bền vững về mô hình và giá trị của dòng sản phẩm này.

Tại châu Á, Thái Lan đang là nước dẫn đầu trong lĩnh vực bất động sản hàng hiệu với khoảng 30 dự án đã và đang hình thành, riêng thành phố Bangkok có 14 dự án đang và sẽ hoạt động đứng thứ 5 thế giới. 

Theo ông Aaron Aemi Kuvanun, chuyên gia của CBRE Thái Lan, sự phát triển bùng nổ của bất động sản hàng hiệu tại Thái Lan xuất phát từ niềm tin của giới nhà giàu mới và giới siêu giàu Thái rằng các thương hiệu khách sạn danh tiếng có thể đảm bảo chất lượng của dự án trong quá trình xây dựng cũng như vận hành.

Theo nghiên cứu mới đây của Savills, “Ngôi sao đang lên của châu Á” – Việt Nam, đã và đang thu hút dự án bất động sản hàng hiệu hình thành trong tương lai lớn thứ 2 Đông Nam Á với hàng loạt các thương hiệu “top” như: Accor, Marriot International, Intercontinental… xuất hiện tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM với các dự án có giá khởi điểm từ 400 – 500 triệu đồng/m2. Ngoài 2 thành phố lớn, tại các thành phố du lịch như Hạ Long, Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng cũng đã xuất hiện nhưng sản phẩm hàng hiệu với mức giá giao động từ 80 – 200 triệu đồng/m2.

'Bất động sản hàng hiệu' phân khúc thách thức khủng hoảng

Lợi thế “hàng hiệu”

Thông thường, các thương hiệu 5 hoặc 6 sao sẽ chỉ lựa chọn hợp tác với các dự án có vị trí đẹp bậc nhất, nếu không phải là tâm điểm của một điểm nghỉ dưỡng thì cũng sẽ là trung tâm của thành phố. Những vị trí "kim cương" này góp phần làm nên sức kháng chịu của bất động sản hàng hiệu qua thời gian.

'Bất động sản hàng hiệu' phân khúc thách thức khủng hoảng 1
Các căn hộ hàng hiệu liên tục thiết lập mặt bằng giá mới trong thời gian qua bởi sự bảo chứng về thương hiệu toàn cầu của đơn vị quản lý vận hành.

Bên cạnh đó, yếu tố độc bản trên từng căn hộ và nguồn cung hạn chế là các yếu tố bảo vệ cho giá trị của sản phẩm bất động sản hàng hiệu. Thêm vào đó, khi các thương hiệu “top” gắn tên mình với một dự án bất động sản, họ sẽ đầu tư vào dự án một cách liên tục và tích cực để đảm bảo lợi ích và sự trường tồn thương hiệu quốc tế của chính họ. Chính sự bảo chứng về uy tín thương hiệu này là một trong những yếu tố quan trọng giúp căn hộ có giá trị lâu bền.

Ông Đào Đức Dũng, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và dịch vụ Thuận Phát, đơn vị đang hợp tác với Tập đoàn Accor tại tổ hợp MGallery Residences Ha Long Bay chia sẻ: Một dự án để được công nhận là bất động sản hàng hiệu phải đạt tiêu chuẩn rất cao của đơn vị quản lý và vận hành mang thương hiệu “top” và không có bữa ăn nào miễn phí. Để đạt được sự hợp tác đó, chủ đầu tư đã phải có những chuẩn bị kỹ lưỡng và chi trả những chi phí không hề nhỏ cho đơn vị quản lý vận hành. 

Do vậy, việc cho thuê căn hộ mang thương hiệu cũng dễ dàng hơn, do cơ sở dữ liệu khách thuê tiềm năng sẵn có của chính thương hiệu đó. Khi nhà đầu tư muốn bán, nhu cầu mua lại cũng lớn hơn, nhờ sức hút toàn cầu của thương hiệu, từ đó tạo ra lợi nhuận đầu tư. Rủi ro mất giá từ sự xuống cấp của tòa nhà đối với bất động sản hàng hiệu cũng thấp hơn, nhờ sự đầu tư của thương hiệu trong khâu quản lý vận hành sau khi bán hàng.

Đi tìm “Bất động sản hàng hiệu”

Tại thị trường khu vực phía Bắc, hiện tại cũng chỉ có 3 dự án căn hộ kết hợp với các thương hiệu “top” được chào sân như: The Grand HaNoi quản lý vận hành bởi Tập đoàn Marriot International có giá từ 500 triệu đồng/m2; Intercontinental Residence HaLong Bay quản lý vận hành bởi tập đoàn IHG có giá từ 140 triệu đồng/m2 và MGallery Residences Ha Long Bay được quản lý và vận hành bởi Tập đoàn Accor có giá từ 80 triệu đồng/m2.

Đặc điểm chung của cả 3 dự án trên là yếu tố độc bản và nguồn cung cực kỳ hạn chế bởi đây là phân khúc không dành cho số đông. Mặt khác, việc sở hữu bất động sản hàng hiệu cũng là thể hiện sự tinh tế và “gu đầu tư” bền vững của chủ nhân.

Đặc biệt hơn nữa, Accor đã chứng tỏ là tập đoàn đang quan tâm rất lớn đến việc phát triển thương hiệu bất động sản hàng hiệu tại Việt Nam bằng việc cho ra mắt căn hộ mang thương hiệu MGallery đầu tiên trên thế giới – MGallery Residences Hạ Long. Tại đây, để đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ tương đương với tiêu chuẩn toàn cầu của thương hiệu, Accor đã tham gia ngay từ khâu tư vấn, thiết kế và thi công.

'Bất động sản hàng hiệu' phân khúc thách thức khủng hoảng 2
Căn hộ mang thương hiệu MGallery được vận hành bởi tập đoàn Accor sẽ mang đến tiêu chuẩn sống thời thượng cho chủ sở hữu.

Quan trọng hơn nữa, sau khi dự án được hoàn thành, Tập đoàn Accor sẽ tiếp quản và thay mặt ban quản lý để vận hành toàn bộ các căn hộ nhằm tạo ra một cộng đồng cư dân đẳng cấp với các dịch vụ theo tiêu chuẩn thương hiệu MGallery trên toàn cầu. 

Vì vậy, sản phẩm căn hộ mang thương hiệu MGallery đầu tiên trên thế giới sẽ mang lại những trải nghiệm tuyệt vời mà ở đó không đơn thuần là sự cao cấp ở một chừng mực, đó là sự nâng cấp lên tầm xa xỉ mang tính độc quyền. Đây là khoảng cách mà bất động sản hàng hiệu bỏ lại khá xa so với các phân khúc khác trên thị trường.