Koro kinh doanh bền vững bằng công nghệ từ tính

Tùng Anh - 10:16, 22/10/2022

TheLEADERSự hợp lực khoa học, công nghệ và đổi mới hỗ trợ giảm bớt các thách thức xã hội cũng như môi trường thông qua việc khai thác mô hình kinh tế xanh - tuần hoàn - sinh học (BCG) và phát triển kinh doanh bền vững.

Koro kinh doanh bền vững bằng công nghệ từ tính
Chị Nguyễn Thị Minh Đăng, nhà sáng lập Koro

Là một trong các đại diện của Việt Nam được mời và tài trợ chi phí tham gia Hội nghị và triển lãm APEC BCG Economy Thailand 2022: Tech to Biz (Thái Lan), chị Nguyễn Thị Minh Đăng, nhà sáng lập startup Koro tỏ ra vô cùng thoả mãn với chuyến đi vì nó như mở ra một chương mới, cơ hội mới và góc nhìn mới cho doanh nghiệp của chị.

GS. TS Chukit Limpichamnong, đại diện Cơ quan Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia Thái Lan (NSTDA) đã tìm đến gian hàng của đại diện Việt Nam. Ông quan tâm, tìm hiểu máy lọc nước từ trường và đánh giá cao việc khôi phục nước trở về tự nhiên bằng công nghệ từ tính.

Gặp gỡ những doanh nghiệp và chuyên gia trong ngành đến từ khắp thế giới, người phụ nữ với đậm bản sắc Việt Nam trò chuyện với họ rất nhiều về công nghệ nước từ trường và việc tái tạo nước trở về tự nhiên là việc tất yếu và cần thiết, đặc biệt là cho sức khỏe.

Nhiều nhà cung ứng lớn thậm chí đã hỏi chị về số lượng đơn hàng tối thiểu để tiến hành các bước tìm hiểu và nghiên cứu phát triển sản phẩm của Koro tại thị trường Thái Lan.

“Từ đây, tiềm năng của nước từ trường và máy tạo nước từ trường Koro ngày càng được bạn bè và thị trường quốc tế đón nhận, càng mang đến những cơ hội mới về chăm sóc sức khỏe bằng nước”, đại diện startup từng tham gia gọi vốn trên Shark Tank chia sẻ.

Sự hợp lực khoa học, công nghệ và đổi mới (STI) được đánh giá là công cụ giúp giúp tăng năng suất, giảm chi phí nhằm tăng hiệu quả. STI hỗ trợ giảm bớt các thách thức xã hội cũng như môi trường thông qua việc khai thác mô hình kinh tế xanh - tuần hoàn - sinh học (BCG) và phát triển kinh doanh bền vững.

BCG là sáng kiến do Chính phủ Hoàng gia Thái Lan đề ra trong năm đăng cai Diễn đàn Hợp tác kinh tế APEC 2022. Đây là một chiến lược tăng trưởng đầy hứa hẹn sau đại dịch Covid-19, nơi khoa học, đổi mới và công nghệ được áp dụng để thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, duy trì và phục hồi hệ sinh thái cũng như giảm thiểu chất thải để xây dựng một hệ thống nơi chính phủ và doanh nghiệp có thể phát triển.

Trong đó, kinh tế sinh học liên quan đến việc sản xuất các nguồn tài nguyên sinh học tái tạo và các vật liệu dựa trên sinh học và chuyển đổi chúng thành các sản phẩm giá trị gia tăng bằng cách sử dụng công nghệ và đổi mới.

Trọng tâm của nền kinh tế tuần hoàn là xem xét tổng thể hệ thống sản xuất và tiêu dùng để đảm bảo hệ thống này được tái tạo và thiết kế lại khái niệm về chất tồn dư bằng cách thiết kế chất thải và ô nhiễm ra khỏi hệ thống.

Còn nền kinh tế xanh thúc đẩy các quá trình của hệ sinh thái để mang lại lợi ích cho con người một cách bình đẳng và toàn diện mà không gây nguy hiểm cho tính bền vững của hệ sinh thái.

Bằng cách hiểu và hỗ trợ toàn bộ quá trình phát triển công nghệ và đổi mới, các quốc gia có thể đạt được tăng trưởng bền vững và bao trùm trên mọi lĩnh vực. Từ đó giúp các chính phủ lập kế hoạch cho hỗn hợp chính sách STI chặt chẽ, điều phối và can thiệp vào việc thực hiện các chính sách ngành để kinh doanh bền vững. Sâu xa hơn nữa là chuyển từ kinh tế sang bền vững trong nhiều lĩnh vực khác như xã hội, môi trường.

Ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới để kinh doanh bền vững
Startup Koro trong sự kiện APEC BCG Economy Thailand 2022

Theo chị Đăng, đối với doanh nghiệp, phát triển bền vững có nghĩa là áp dụng các chiến lược và hoạt động kinh doanh đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp và các bên liên quan ở hiện tại, đồng thời bảo vệ, duy trì và tăng cường nguồn nhân lực và tài nguyên thiên nhiên sẽ cần trong tương lai.

Như vậy, để có thể phát triển bền vững, doanh nghiệp không chỉ phải đưa ra được những sản phẩm mới, giải pháp mới có tính đột phá và thân thiện với môi trường mà còn phải đưa ra được chiến lược và cách thức đưa sản phẩm ra thị trường sao cho khách hàng, cũng như đội ngũ nhân viên càng ngày càng trở nên thông thái hơn, đạo đức hơn, sống tốt hơn và giàu tình người hơn. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ của công nghệ, khoa học và đổi mới.

Chẳng hạn, sự hợp lực của công nghệ, khoa học và đổi mới đã giúp Koro trong phạm vi nguồn lực tài chính và con người còn hạn chế để có thể sáng chế được thiết bị tạo nước từ trường sinh học chỉ trong một thời gian ngắn. Đây là một sản phẩm vừa đáp ứng được nhu cầu cao của cộng đồng, lại vừa đáp ứng các tiêu chuẩn của một sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường do không dùng điện, không nước thải, thời gian sử dụng lâu bền (trên 20 năm).

Ngoài ra, việc tiêu thụ sản phẩm này trong cộng đồng sẽ còn góp phần vào việc bảo vệ môi trường thông qua việc giảm thiểu rác thải nhựa từ vỏ nhựa dùng một lần của các chai nước đóng chai. Với việc kinh doanh sản phẩm này, Koro đã lọt vào Top 10 doanh nghiệp đổi mới sáng tạo của TP.HCM năm 2022 (I-STAR 2022).

Không chỉ giúp tạo ra được sản phẩm phát triển bền vững, việc hợp lực công nghệ, khoa học và đổi mới còn giúp Koro trong việc tìm ra giải pháp hiệu quả trong việc bảo vệ, duy trì và tăng cường chất lượng nguồn nhân lực về cả mặt sức khỏe và tinh thần, hiệu suất làm việc.

“Phát triển bền vững là chiến lược quản trị doanh nghiệp thích ứng được mọi hoàn cảnh, bảo đảm hài hòa các lợi ích về kinh tế (lợi nhuận và doanh thu) với lợi ích của người lao động và bảo vệ môi trường”, nhà sáng lập Koro nhấn mạnh.