Vì đâu mà 99% dân số châu Á vẫn nghèo?

Nguyên Khang - 15:32, 25/10/2017

TheLEADERTại sao nhiều nước châu Á thực hiện chuyển đổi kinh tế nhưng dân vẫn nghèo? Đâu là chìa khóa mở cánh cửa thành công cho tăng trưởng kinh tế trong tương lai?

Vì đâu mà 99% dân số châu Á vẫn nghèo?
Sản xuất ô tô tại Myanmar. Ảnh: Forbes.

Vốn được xác định dựa vào khả năng tạo ra sự tăng trưởng, thu nhập và lợi nhuận trong tương lai và vốn con người cũng vậy. Nó được tính bằng giá trị kinh tế của kỹ năng, sự lao động và kiến thức của một con người.

Tài nguyên thiên nhiên rất có giá trị nhưng chúng lại bị giới hạn bởi các luật tự nhiên. Điều này đồng nghĩa với việc vốn con người là nguồn vốn dài hơi cho nền kinh tế của một quốc gia.

Chính quyền biết điều gì là tốt nhất...

Không chỉ sử dụng vốn con người để thúc đẩy phát triển đất nước, các cơ quan cầm quyền còn đề ra các mục tiêu chính sách nhằm điều khiển các nguồn lực của quốc gia để đạt được sự tăng trưởng và biến những ước mơ cá nhân trở thành hiện thực.

Thế nhưng những chính sách này dường như lại khiến những người có địa vị kinh tế thấp nhất bị mắc kẹt trong một chu kỳ nghèo đói vô tận. Còn đối với tầng lớp trung lưu mà đa số là người châu Á sẽ có một cuộc sống theo lịch trình sẵn có.

Chúng ta có thể lấy Đài Loan là một ví dụ. Trước đây, các nhà hoạch định chính sách muốn hướng tới một nền kinh tế với nhiều lao động trong sản xuất và những công việc không cần nhiều kĩ năng. Do đó, các Khu kinh tế đặc biệt đã được dựng lên trong một phần của chính sách. Gần đây, Đài Loan chủ trương tiến tới những việc chất lượng cao với những lao động có kĩ năng hơn trong sản xuất và dịch vụ, giúp phần lớn người dân hòn đảo này đóng góp nhiều hơn vào chuỗi giá trị.

Nhưng ai mới là người có được lợi ích kinh tế lớn nhất?

Trên thực tế, đa số người lao động đều tận hưởng sự ổn định và chỉ có những người đứng đầu như các nhà đầu tư hay các quan chức cấp cao mới là người hưởng lợi nhiều nhất.

Thế giới chúng ta đang sống là thế giới được thống trị bởi các hệ thống. Tất cả những gì chúng ta có thể làm là chấp nhận vị trí hiện tại trong hệ thống và cố gắng làm tăng giá trị. Nếu không, chúng ta luôn là người đi sau.

Vậy làm thế nào để một thị trường mới nổi có thể nhảy từ trồng mía sang sản xuất điện thoại di động trong một tuần mà vẫn thành công? Làm thế nào để các quốc gia có thể mở rộng tiềm lực nhân lực và thay đổi liên tục trong chuỗi giá trị từ nông nghiệp sang sản xuất đến dịch vụ?

Câu trả lời nằm ở năng suất lao động. Những người làm việc hiệu quả sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận hơn cho nền kinh tế. Các quốc gia có năng suất cao hơn sẽ sản xuất nhiều hơn và gặt hái những phần thưởng lớn hơn.

Mở khóa nguồn nhân lực

Thiên nhiên đã ban cho các quốc gia đang phát triển hai món quà là vốn con người và vốn tự nhiên. Khi những cải cách chính sách được thực hiện trong nông nghiệp, đất đai và ngân hàng, xã hội sẽ biến thành cỗ máy sản xuất.

Một khi quá trình sản xuất trở nên tiên tiến hơn, trình độ học vấn cao hơn và nguồn nhân lực ngày phát triển vượt bậc thì ngành dịch vụ dần dần vượt qua sản xuất. Xã hội sẽ ngày càng nhiều nhân viên văn phòng hơn số người lao động trong nhà máy.

Trong những năm 1960, 40% GDP của Trung Quốc đến từ sản xuất nông nghiệp, trong khi ngành dịch vụ chỉ chiếm 20%.

Trong bốn mươi năm tiếp theo, mọi thứ đã hoàn toàn đảo ngược. Dịch vụ đóng góp tới một nửa tổng GDP của Trung Quốc (vào năm 2015) trong khi nông nghiệp chỉ còn chiếm 10%.

Có thể thấy rõ khi Trung Quốc mở ra tiềm năng về vốn con người, đất nước này đã trở nên giàu có hơn và tăng lên "chuỗi giá trị" của mình. Thế nhưng, điều này không phải xảy ra ngay trong một ngày. Việc phát triển kinh tế và vốn con người phải được xây dựng đồng thời.

Yêu cầu này đơn giản xuất phát từ mối quan hệ chặt chẽ giữa phát triển kinh tế của một quốc gia và người dân ở đó. Lực lượng lao động phải có trình độ học vấn và sự phát triển cần thiết thì nền kinh tế mới có thể chuyển đổi thành công được. Nếu lực lượng lao động thiếu điều này thì sự thay đổi sẽ cực kỳ khó khăn.

Biểu đồ dưới đây so sánh nguồn nhân lực với tổng sản phẩm quốc gia GDP tại một số nước châu Á.

Một điều dễ thấy là mức độ vốn con người càng lớn, đất nước càng giàu có. Trung Quốc có dân số lớn nhất với hơn một tỷ người. Do vậy, các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải với mức vốn con người cao hơn có thể bù đắp cho các vùng nông thôn có mức độ thấp hơn.

Đối với trường hợp của Singapore, giá trị của nguồn nhân lực là sự giải thích xác đáng. Dù dân số ít nhưng Singapore có GDP gần bằng Malaysia có 30 triệu người và thậm chí còn sản xuất nhiều hơn Việt Nam với hơn 90 triệu dân.

Việc xác định vị trí hiện tại của một quốc gia trong "chuỗi giá trị" sẽ giúp các nhà đầu tư tìm được đúng cổ phiếu hợp lý để phát triển.

Chẳng hạn ở các quốc gia có lao động có tay nghề cao như Nhật Bản hay Hàn Quốc, hãy xem xét tới ngành sản xuất và dịch vụ tiên tiến của họ. Còn đối với các quốc gia có lao động kém phát triển như Indonesia hay Việt Nam, hãy nhìn vào nông nghiệp và các ngành sản xuất có tay nghề thấp.