Analytic

10 sự kiện - vấn đề kinh tế và quản trị 2018

10 sự kiện - vấn đề kinh tế và quản trị 2018

Là mức tăng cao nhất kể từ 2008 trở lại đây, đưa GDP bình quân đầu người năm 2018 đạt 2.587 USD.

Theo Tổng cục Thống kê, đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GDP năm 2018 đạt 43,5%, bình quân 3 năm 2016 - 2018 đạt 43,29%, cao hơn nhiều so với mức bình quân 33,58% của giai đoạn 2011 - 2015.

Đặc biệt là về hiệu quả đầu tư trong năm 2018 đã được cải thiện với nhiều năng lực sản xuất mới bổ sung cho nền kinh tế: Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) giảm từ mức 6,42 năm 2016 xuống 6,11 năm 2017 và 5,97 năm 2018; Bình quân giai đoạn 2016 -2018, ICOR ở mức 6,17, trong khi trong giai đoạn 2011 - 2015 là 6,25.

10 sự kiện - vấn đề kinh tế và quản trị 2018 1

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2018 của cả nước đạt khoảng 482 tỷ USD, tăng mạnh so với năm 2017. Việt Nam cũng xuất siêu 7,21 tỷ USD, cao hơn nhiều so với 2,11 tỷ USD của 2017.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có sự tăng trưởng cao, như: điện thoại các loại & linh kiện đạt hơn 50 tỷ USD, tăng 10,5% với năm trước; hàng dệt may đạt 30,45 tỷ USD, tăng 16,6%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 29,45 tỷ USD; giày dép đạt 16,3 tỷ USD; hàng thủy sản là 8,83 tỷ USD…

Trong khi đó, hàng dầu thô xuất khẩu chỉ đạt 2,27 tỷ USD, giảm 39,5% về lượng và giảm 21,2% về trị giá so với năm trước.

10 sự kiện - vấn đề kinh tế và quản trị 2018 2

Là lần tổ chức thứ 27 của WEF tại các khu vực nhưng được đánh giá là thành công nhất. Bên cạnh sự tham dự đông đủ của các nguyên thủ ASEAN và nhiều quốc gia khác, còn có đại diện lãnh đạo 500 tập đoàn kinh tế lớn nhất và hàng chục tập đoàn của Việt Nam; nhiều chủ đề thiết thực và nóng của kinh tế khu vực và thế giới đã được đưa ra thảo luận sâu; sự kiện thu hút sự tham gia của truyền thông quốc tế nhiều nhất từ trước đến nay đối với một hội nghị WEF ở khu vực.

Qua đó hình ảnh Việt Nam và kết quả của hội nghị được lan tỏa rộng nhất, mang lại nhiều tác động quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội và đến cộng đồng doanh nhân Việt.

10 sự kiện - vấn đề kinh tế và quản trị 2018 3

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được Quốc hội phê chuẩn vào ngày 12/11/2018 và có hiệu lực từ ngày 14/1/2019.

CPTPP có tiền thân là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) được bắt đầu đàm phán kể từ tháng 3/2010. 12 quốc gia thành viên thuộc TPP bao gồm Mỹ, Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam.

Đầu năm 2017, Mỹ quyết định rút khỏi TPP và với 11 thành viên còn lại, hiệp định này đã được đổi tên thành CPTPP.

Tháng 3/2018, CPTPP được ký kết chính thức và tính đến nay, 7 nước thành viên đã tham gia phê chuẩn, bao gồm Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico, Singapore, New Zealand và Việt Nam.

CPTPP sẽ tạo ra một khu vực thương mại tự do chiếm hơn 13% GDP toàn cầu, tương đương khoảng 10 nghìn tỷ USD và sở hữu gần nửa tỷ dân.

Theo kết quả nghiên cứu chính thức năm 2017, CPTPP có thể giúp GDP và xuất khẩu của Việt Nam tăng tương ứng là 1,32% và 4,04% đến năm 2035. Tổng kim ngạch nhập khẩu cũng có thể tăng thêm 3,8%, thấp hơn tốc độ tăng xuất khẩu nên tác động tổng thể đến cán cân thương mại là thuận lợi.

Các cam kết trong CPTPP về dịch vụ và đầu tư dự kiến sẽ có tác dụng tích cực trong việc cải thiện môi trường đầu tư, góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Hiệp định này cũng được kỳ vọng tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và góp phần xóa đói giảm nghèo.

Bên cạnh đó, CPTPP cũng đặt ra những thách thứccho Việt Nam. Việc mở cửa các hoạt động kinh tế, đi kèm với các quy đinh về lao động, minh bạch hóa, chống tham nhũng, đòi hỏi sự chủ động, nỗ lực đổi mới, tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật, thiết lập các cơ chế quản lý để vừa phù hợp với điều ước quốc tế nhưng phải bảo đảm vững chắc sự ổn định về chính trị - xã hội. 

10 sự kiện - vấn đề kinh tế và quản trị 2018 4

Ngày 1/9/2018, dự án cao tốc Hạ Long - Hải Phòng và cầu Bạch Đằng kết nối Quảng Ninh – Hải Phòng – Hà Nội đã được thông xe. Đây là dự án đường giao thông có tổng vốn đầu tư lớn nhất của Quảng Ninh với hơn 13,6 nghìn tỷ đồng, mở đầu cho chuỗi dự án giao thông mới được đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư (PPP) trong cả nước.

Ngay sau đó, ngày 2/9, dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi với tổng mức đầu tư hơn 34.500 tỷ đồng cũng chính thức thông xe và đưa vào khai thác.

Đặc biệt trong ngày 30/12, Quảng Ninh đã khánh thành ba dự án giao thông trọng điểm: Cao tốc Hạ Long – Vân Đồn có tổng mức đầu tư 12.000 tỷ đồng dài gần 60 km; Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn - cảng hàng không hiện đại nhất Việt Nam với đường băng 3.600m, tổng mức đầu tư 7.462 tỷ đồng và Cảng tàu khách quốc tế Quảng Ninh có tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng.

Không chỉ có các công trình giao thông, các dự án kinh tế lớn cũng được khánh thành trong năm qua, đáng nói như Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hoá) vừa chính thức được khánh thành và đưa vào vận hành thương mại.

Dự án có quy mô và tổng mức đầu tư lớn nhất Việt Nam từ trước tới nay với 9,3 tỷ USD, công suất giai đoạn 1 là 200.000 thùng dầu thô/ngày (10 triệu tấn/năm), gần gấp đôi công suất nhà máy lọc dầu Dung Quất. Sự kiện đánh dấu bước phát triển đột phá trong ngành công nghiệp lọc hóa dầu, đưa sản lượng dầu trong nước sản xuất đáp ứng được khoảng 80% nhu cầu trong nước và có ý nghĩa quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Việc hàng loạt các công trình, dự án trọng điểm được khánh thành và đưa vào sử dụng thực sự là một tin vui lớn đối với bức tranh kinh tế Việt Nam 2018. Các dự án này đang tạo bước đột phá mạnh mẽ về hạ tầng, qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội trong nước và cơ hội kinh doanh của các địa phương, khu vực.

10 sự kiện - vấn đề kinh tế và quản trị 2018 5

Sự kiện xe ô tô Việt Nam - Vinfast ra mắt tại Paris Motoshow 2018 và rất nhanh sau đó chính thức giới thiệu và nhận đơn đặt hàng từ người tiêu dùng Việt; trong bối cảnh thị trường ô tô trong nước có một năm đầy biến động về giá và sản lượng sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ, đã tạo được sự quan tâm đặc biệt của người tiêu dùng trong nước và thế giới.

Công ty VinFast của Vingroup trong năm 2018 đã rót hơn 70.000 tỷ đồng vào Tổ hợp sản xuất ô tô - xe máy điện tại Hải Phòng để sản xuất các cấu kiện quan trọng nhất của ô tô là thân vỏ, khung gầm và động cơ.

Trước đó, vào cuối quý I/2018, Tập đoàn Trường Hải đã khánh thành nhà máy lắp ráp ô tô Mazda công suất 50.000 xe/năm giai đoạn 1, tại khu kinh tế Chu Lai, Quảng Nam. Đây là nhà máy sản xuất xe ô tô với công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn toàn cầu của Mazda Nhật Bản.

Cũng từ đầu năm 2018, Tập đoàn Hyundai Motor Hàn Quốc và Tập đoàn Thành Công đã hợp tác xây dựng nhà máy ô tô Hyundai thứ hai tại Ninh Bình, có công suất 120.000 xe/năm, được sử dụng robot tự động ở nhiều công đoạn và dự kiến đi vào hoạt động năm 2019.

Theo Bộ Công thương, chính sách đang tập trung hỗ trợ để thúc đẩy nhanh các dự án sản xuất ô tô lớn nhằm gia tăng sản lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước; xây dựng thí điểm chuỗi cung ứng ngành ô tô cho các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp trong và ngoài nước; với mục tiêu đến năm 2020 xe sản xuất trong nước sẽ đáp ứng 60-70% nhu cầu thị trường trong nước và tỷ lệ nội địa hóa đạt từ 35-40%.

10 sự kiện - vấn đề kinh tế và quản trị 2018 6

2018 là một năm im ắng cho các hoạt động IPO doanh nghiệp trên toàn cầu. Những vấn đề bất ổn kinh tế, căng thẳng thương mại và đặc biệt là chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã ảnh hưởng lớn đến thị trường vốn khu vực, bởi các quốc gia Đông Nam Á đều có quan hệ thương mại chặt chẽ với Trung Quốc.

Theo số liệu của hãng kiểm toán Ernst & Young, tổng số tiền thu về từ các thương vụ IPO ở Đông Nam Á trong năm nay giảm 34% so với cùng kỳ năm trước, đạt 7,1 tỷ USD. Số lượng thương vụ IPO cũng giảm 7% xuống còn 115. Trong số này, có 56 doanh nghiệp IPO huy động ít hơn 10 triệu USD.

Tại Singapore, thị trường phát triển nhất Đông Nam Á, cả năm qua chỉ có 13 vụ IPO, huy động tổng cộng khoảng 500 triệu USD. Nhìn ra toàn cầu, thị trường IPO cũng khá ảm đạm trong năm 2018 do nhiều công ty trì hoãn kế hoạch mở rộng kinh doanh vì bấp bênh kinh tế và địa chính trị.

Mặc dù vậy, đi ngược với xu thế, thị trường Việt Nam lại bất ngờ tỏa sáng. Tổng số tiền huy động được từ các thương vụ IPO của sàn chứng khoán Việt Nam năm 2018 là 2,6 tỷ USD, cao gấp 3,7 lần so với năm 2017. Con số này đã giúp Việt Nam vượt Singapore và Thái Lan dẫn đầu thị trường Đông Nam Á.

Đặc biệt, giá trị IPO của Việt Nam tăng mạnh không đến từ khu vực nhà nước mà là sự đóng góp của khu vực tư nhân. Hai trong số 3 thương vụ IPO có giá trị lớn nhất Đông Nam Á thuộc về Vinhomes với 1,34 tỷ USD và Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) với 923 triệu USD.

Trong những năm tới, Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục là thị trường tiềm năng thu hút dòng vốn ngoại, nhờ các doanh nghiệp tư nhân tiêu biểu và quá trình thúc đẩy cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. E&Y dự báo, tổng số tiền thu về từ hoạt động IPO tại Việt Nam trong năm 2019 có thể đạt 4,5 tỷ USD. Báo cáo của Oxford Economics và Baker McKenzie thì đưa ra nhận định, thị trường Việt Nam sẽ giữ vững ngôi đầu Đông Nam Á về số tiền huy động được từ các thương vụ IPO cho đến năm 2021.

10 sự kiện - vấn đề kinh tế và quản trị 2018 7

Năm 2018 là một năm khó quên đối với nhiều người yêu bóng đá tại Việt Nam, không chỉ bởi những thành tích “vô tiền khoáng hậu” như việc đội tuyển U23 giành vị trí Á quân tại vòng chung kết U23 châu Á, đội tuyển Olymic vào tới bán kết ASIAD và đặc biệt là chức vô địch AFF Suzuki Cup; mà còn do thứ bóng đá mà các cầu thủ thể hiện trên các sân cỏ đã thỏa mãn được ước mơ bấy lâu của họ - chuyên nghiệp, hiệu quả và ý chí quyết chiến tới cùng.

Sau những thành công trên, đã có hàng ngàn lời cảm ơn của các cổ động viên cũng như giới truyền thông không chỉ gửi tới huấn luyện viên Hàn Quốc Park Hang Seo, mà còn tới các ông bầu bóng đá là doanh nhân như bầu Đức - Đoàn Nguyên Đức (CLB Hoàng Anh Gia Lai) và bầu Hiển – Đỗ Quang Hiển (CLB Hà Nội, SHB Đà Nẵng).

Nếu không có tấm lòng của các doanh nhân này với nền bóng đá Việt Nam – họ đã không tiếc tiền và tâm huyết để đầu tư vào hệ thống đào tạo bài bản ở cấp CLB, hẳn các đội tuyển bóng đá ở Việt Nam đã không có những Văn Hậu, Đình Trọng, Quang Hải, Duy Mạnh, Đức Huy, Hùng Dũng, Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường... Đặc biệt, bầu Đức còn là ông mai “se duyên” cho HLV Park Hang Seo và bóng đá Việt Nam.

Nhiều cầu thủ trong các đội tuyển quốc gia được các nhãn hàng săn đón thậm chí còn hơn ngôi sao giải trí; mà những thành công kể trên còn tạo ra nhiều cảm hứng kinh doanh cho các doanh nhân trên thương trường, như lời hiệu triệu từ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Tinh thần thi đấu của các cầu thủ đã khơi dậy tình cảm lớn lao đối với dân tộc. Hãy có một tinh thần tiến công trong phát triển đất nước, bền bỉ, quyết liệt như tuyển bóng đá của chúng ta những ngày qua”.

10 sự kiện - vấn đề kinh tế và quản trị 2018 8

Tính tới cuối năm 2018, ba cái tên đầu tiên trong hệ thống ngân hàng là Vietcombank, VIB và OCB đã được Ngân hàng Nhà nước trao quyết định đạt chuẩn quản trị rủi ro theo chuẩn Basel II sau gần 3 năm kể từ ngày NHNN công bố thí điểm phương pháp quản trị vốn và rủi ro này.

Điểm mới của Basel II so với Basel I đó là từ bỏ phương pháp luận "một kích thước phù hợp với tất cả" và giới thiệu ba trụ cột mới ưu việt hơn là yêu cầu vốn tối thiểu, rà soát giám sát và nguyên tắc thị trường.

Mặc dù vậy, việc đáp ứng được tiêu chuẩn mới không hề dễ dàng bởi ngoài những tiêu chuẩn định tính, một trong những yêu cầu quan trọng nhất với Basel II là việc đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR).

AR của các ngân hàng được tính theo vốn tự có trên tổng tài sản có rủi ro. Để tăng tỷ lệ này chỉ có cách hoặc tăng vốn tự có hoặc là giảm tổng tài sản có rủi ro. Tuy nhiên, với đà tăng trưởng tín dụng hai con số mỗi năm, việc giảm tài sản rủi ro không phải là điều dễ dàng.

Thay vào đó, các ngân hàng tập trung tăng vốn thông qua các hình thức như dùng chính lợi nhuận tích góp nhiều năm hay bán cổ phần cho đối tác chiến lược. Theo hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings, hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ cần một lượng vốn khoảng 20 tỷ USD để đáp ứng việc triển khai tiêu chuẩn Basel II.

Với các ngân hàng quốc doanh, sau khi Vietcombank được chấp thuận phương án tăng vốn điều lệ, một ngân hàng quốc doanh đứng đầu hệ thống khác là BIDV cũng đang chuẩn bị hoàn tất thương vụ bán 15% cổ phần cho đối tác chiến lược là ngân hàng Hàn Quốc KEB Hana. Nguồn vốn mới sẽ giúp BIDV có thể đáp ứng tiêu chuẩn Basel II.

Trong khi đó, VietinBank lại đang gặp nhiều khó khăn hơn. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại ngân hàng này đã được lấp đầy và khó có thể tăng vốn bằng cách phát hành riêng lẻ cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Việc tăng vốn bằng lợi nhuận tự có cũng vấp phải nhiều trở ngại khi khó có thể được Bộ Tài chính thông qua trước áp lực ngân sách.

Ở khu vực tư nhân, sau một số đợt tăng vốn cấp 1 và vốn cấp 2 trong năm 2018, việc tăng vốn trong năm 2019 được dự báo là không dễ. Minh chứng cụ thể là một số ngân hàng đã tiến hành phát hành trái phiếu dài hạn nhưng tỷ lệ thành công không cao.

Theo kế hoạch, 10 ngân hàng thí điểm sẽ chính thức áp dụng chuẩn Basel II kể từ ngày 1/1/2020. Ngoại trừ 3 ngân hàng đã cán đích,7 ngân hàng còn lại sẽ phải tăng tốc thật nhanh mới hy vọng ‘vượt vũ môn’ khi thời hạn đặt ra đang ngày một gần kề.

10 sự kiện - vấn đề kinh tế và quản trị 2018 9

Ngày 2/5/2018, UBND TP. HCM thông báo bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/5.000 Khu đô thị Thủ Thiêm bị thất lạc, thông tin này ngay sau đó đã thổi bùng những bức xúc về nhà đất ở nhiều năm qua của người dân Thủ Thiêm.

Trước sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đầu tháng 9/2018, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra đất đai tại Thủ Thiêm. Qua thanh tra, hàng loạt các sai phạm về quản lý đất đai của TP.HCM tại Thủ Thiêm đã được vạch rõ: Sai phạm trong việc điều chỉnh diện tích và ranh giới không đúng thẩm quyền, thu hồi đất đối với phần diện tích 4,3ha chưa đủ cơ sở pháp lý, đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư chưa phù hợp quy định.

UBND TP. HCM đã tự điều chỉnh diện tích và ranh giới không đúng thẩm quyền, khiến 4,3ha đất thuộc khu phố 1, phường Bình An bị giải tỏa khi nằm ngoài ranh quy hoạch. Hàng trăm hộ dân có liên quan bị ảnh hưởng nặng nề, khiếu nại dai dẳng hàng chục năm nay.

TP. HCM được Thanh tra Chính phủ yêu cầu làm rõ trách nhiệm các tổ chức, cá nhân. Hàng loạt các quan chức của chính quyền thành phố đã bị kiểm điểm làm rõ sai phạm và truy cứu trách nhiệm. Lãnh đạo TP. HCM cũng đã công khai xin lỗi người dân và hứa sẽ dồn toàn lực để khắc phục sai phạm.

Vụ việc này đã để lại một bài học lớn về sự buông lỏng quản lý nhà nước, quản lý sử dụng đất dẫn tới những sai phạm lớn gây thất thoát tài sản công và bức xúc kéo dài cho người dân. Cũng từ đây, Chính phủ đã tiến hành rà soát lại hiện trạng quản lý tài sản công và đất công trên phạm vi cả nước. Nhiều vụ lùm xùm liên quan tới đất đai từ đó đã được chỉ ra như sai phạm các dự án đất đai và nhà ở tại TP. HCM, các dự án ở Phú Quốc, Đà Nẵng, Hà Nội...