20 năm sau khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất, châu Á giờ ra sao?

Nguyễn Lê - 00:00, 19/07/2017

TheLEADERCác quốc gia châu Á là các nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng tài chính 1997. Ngày nay một vài trong số đó đã có bước phát triển mạnh mẽ nhất trên thế giới.

20 năm sau khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất, châu Á giờ ra sao?
Khủng hoảng tài chính 1997 ám ảnh các quốc gia châu Á một thời gian dài. Ảnh: Internet

Nhưng sự kiên cường đó đang phải đối mặt với một thử thách mới. Các ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới đang hoặc loại bỏ các gói kích thích tiền tệ hoặc gây ảnh hưởng theo cách tương tự - cùng một kịch bản giúp làm sáng tỏ kỳ tích châu Á cách đây một thế hệ. Điều đó có thể làm giảm thanh khoản khỏi các thị trường mới nổi, gây áp lực lên các đồng tiền và tăng chi phí trả nợ bằng đồng đô la.

Liệu các nước châu Á có thoát khỏi các cuộc khủng hoàng tiềm tàng tiếp theo hay không? Các biểu đồ đánh giá sự thay đổi của khu vực này sau 20 năm sau đây phần nào sẽ mang đến câu trả lời:

Phòng thủ mạnh mẽ hơn

Dự trữ ngoại hối của châu Á ước đạt trên 6 nghìn tỷ USD, chiếm hơn một nửa lượng dự trữ của thế giới, dẫn đầu bởi trữ lượng 3 nghìn tỉ USD của Trung Quốc. 

Năm 1996, dự trữ ngoại hối của châu Á chỉ đạt dưới 1 nghìn tỷ USD, khiến các ngân hàng trung ương không kịp trở tay khi các đồng tiền với tỷ giá cố định và hệ thống của họ bị các nhà đầu tư tấn công. 

Ngày nay, hầu hết các quốc gia đều có hệ thống tỷ giá thả nổi, làm giảm áp lực lên các ngân hàng trung ương để bảo vệ một mức tiền tệ nhất định.

Dự trữ ngoại hối của Châu Á ước đạt trên 6 nghìn tỷ USD, chiếm hơn một nửa lượng dự trữ của thế giới.

Sức mạnh thặng dư

Cán cân tài khoản vãng lai của các nước châu Á giờ đây mạnh hơn nhiều, phần lớn đạt thặng dư trong nhiều năm. Tài khoản vãng lai đo lường các luồng thương mại và tài chính, bao gồm cả trả lãi và cổ tức, được các nhà đầu tư sử dụng để đánh giá khả năng ứng phó của một quốc gia với khủng hoảng.

Cán cân tài khoản vãng lai của các nước châu Á giờ đây phần lớn đều đạt thặng dư

Tăng trưởng nhanh

Nhiều nền kinh tế châu Á hiện đang trong Top phát triển nhanh nhất trên thế giới. Tăng trưởng của các nước như Philippines, Ấn Độ và Trung Quốc đạt hơn 6% mỗi năm.

Tăng trưởng GDP của nhiều nước Châu Á đạt hơn 6%/năm

Ít bị phơi nhiễm

Hầu hết các quốc gia đều có các biện pháp để giảm nợ nước ngoài, làm cho nền kinh tế của họ ít bị phơi nhiễm hơn nếu đồng đô la Mỹ mạnh hơn làm gia tăng đáng kể chi phí trả nợ. 

Trong khi vào 20 năm trước, khi các công ty bị phá sản và các chính phủ từ Thái Lan đến Hàn Quốc bị buộc phải tìm kiếm cứu trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), các đồng tiền của họ bị sụp đổ đã khiến họ không thể trả cho các khoản vay bằng USD của mình.

Lợi tức dân số

Nhiều nền kinh tế châu Á cũng đang dần giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu và tăng phụ thuộc vào tiêu dùng. Các nhóm có độ tuổi trẻ hơn ở các nước như Philippines và Indonesia đang thiết lập một lợi tức dân số nếu họ có đủ công việc để sáp nhập vào tầng lớp trung lưu ở các nước này.

Dân số một số nước châu Á sau 20 năm kể từ năm 1996

Nguồn đầu tư trở lại

20 năm sau khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra vào ngày 2/7/1997, khu vực này lại trở thành một trong số các khu vực hấp dẫn các nhà đầu tư nhất. Trong đó, các quỹ toàn cầu đổ khoảng 45 tỷ USD vào các cổ phiếu và trái phiếu ở Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc và Thái Lan trong năm nay. 

Các nhà phân tích dự đoán rằng, đồng rupiah của Indonesia, peso của Philippines và ringgit của Malaysia sẽ là các loại tiền tệ có hiệu suất cao ở châu Á vào cuối năm 2018.

Tiền tệ

Dự báo tổng lợi nhuận cho đến hết QIV/2018

Ông Tsutomu Soma, tổng giám đốc của bộ phận thu nhập cố định ở Tokyo tại Công ty Chứng khoán SBI, nói: "Châu Á đã tiến được một chặng đường dài từ những bài học họ học được. Khu vực này đã phải trả giá rất lớn cho những bài học đó nhưng đã được cải thiện mạnh mẽ".

Khủng hoảng tài chính Đông Á chính thức bắt đầu từ tháng 7/1997 với sự sụp đổ của đồng bath Thái do các dòng vốn ồ ạt rời khỏi quốc gia này. 

Hiệu ứng lan tỏa khiến nhà đầu tư phương Tây bất ngờ rút vốn, làm cho đồng tiền các quốc gia khác trong khu vực cũng lần lượt bị phá giá. Hàng loạt tập đoàn và công ty, đặc biệt về bất động sản, vỡ nợ. 

Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan là những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Khủng hoảng tài chính nhanh chóng chuyển sang suy thoái kinh tế trầm trọng. Đồng tiền các quốc gia bị phá giá, lạm phát tăng, các tổ chức tài chính và công ty phá sản, nợ xấu lên kỷ lục, tăng trưởng kinh tế suy giảm và thất nghiệp gia tăng. 

GDP của Indonesia giảm tới 15% trong vòng một năm. Thái Lan và Malaysia cũng giảm xấp xỉ 10%, trong khi Hàn Quốc giảm 3,8% trong quý đầu của năm 1998.

IMF đã phải khởi động chương trình cứu trợ trị giá 36 tỷ USD cuối năm 1997 để ổn định đồng tiền của các nước bị tác động mạnh nhất bởi khủng hoảng. Đổi lại, các nước thắt chặt tiền tệ, tái cấu trúc hệ thống tài chính hoặc giảm can thiệp vào kinh tế thị trường. 

Đến đầu năm 1999, khu vực này mới dần hồi phục.