Bước kế tiếp của nữ tỷ phú Phương Thảo

Hôm 30/10, tập đoàn dầu khí SOCO International công bố đã ký hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC) tại lô 125-126 ngoài khơi thềm lục địa Việt Nam với Petrovietnam và tập đoàn Sovico.

Tập đoàn của Anh nắm giữ 70% lợi ích trong hợp đồng này, trong khi tỷ lệ của hai đối tác Việt Nam không được công bố.

SOCO đã bắt đầu quan tâm đến lô dầu khí này từ năm 2010 và sau nhiều năm theo nghiên cứu, đàm phán, đến tháng 7/2015, một thỏa thuận ghi nhớ đã được ký giữa 3 bên. Hơn 2 năm sau, hợp đồng PSC mới được cơ quan chức năng Việt Nam phê duyệt.

Theo kế hoạch, giếng khoan thăm dò đầu tiên tại lô dầu khí trong hợp đồng này sẽ được thực hiện vào năm 2021. Lô dầu khí 125-126 nằm tại bể Phú Khánh, ngoài khơi miền Trung, được đánh giá cao về tiềm năng dầu khí nhưng chưa có nhiều hoạt động khai thác.

Bước kế tiếp của nữ tỷ phú Phương Thảo 1
PetroVietnam, Sovico và SOCO ký biên bản ghi nhớ năm 2015.

Đây không phải là lần đầu tiên tập đoàn Sovico của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo xuất hiện trong một hợp đồng dầu khí của Việt Nam.

Hồi tháng 5, nhân chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Sovico và các đối tác đã trao bản đề xuất ký hợp đồng dầu khí Lô 15-2/17, thuộc bể trầm tích Cửu Long để PetroVietnam và cơ quan chức năng phê duyệt.

Lô dầu khí này có diện tích khoảng 2.576 km2, nằm cách thành phố Vũng Tàu khoảng 75 km về phía Đông Nam. Tổ hợp Nhà thầu tham gia vào hợp đồng này gồm tập đoàn Murphy (35%), Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí - PVEP (35%), tập đoàn SK Innovation - Hàn Quốc (20%) và Sovico (10%).

Bước kế tiếp của nữ tỷ phú Phương Thảo 2
Sovico và các đối tác ký hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí Lô 16-01/15.

Trước đó một năm, một hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí Lô 16-01/15 cũng được ký giữa PetroVietnam với Liên doanh Vietsovpetro (51%); PVEP (29%); Bitexco (10%) và Sovico (10%). 

Lễ ký diễn ra khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Liên bang Nga của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Lô 16-01/15 cũng nằm trong bể trầm tích Cửu Long, khu vực khai thác dầu khí sôi động nhất ngoài khơi Việt Nam trong nhiều năm qua.


Bước kế tiếp của nữ tỷ phú Phương Thảo 3

Tập đoàn Sovico được sáng lập bởi vợ chồng ông Nguyễn Thanh Hùng và bà Nguyễn Thị Phương Thảo, những doanh nhân có nhiều năm học tập và kinh doanh tại Nga.

Năm 2005, tập đoàn đánh dấu sự xuất hiện ở Việt Nam bằng việc mua lại và phát triển Furama Resort, dự án nghỉ dưỡng 5 sao nổi tiếng tại Đà nẵng. Sau đó Sovico còn phát triển nhiều dự án bất động sản khác như khu đô thị Dragon City tại TP.HCM, các khu resort tại Phú Quốc, Nha Trang...

Trong lĩnh vực tài chính, tập đoàn này dần mua lại cổ phần và kiểm soát ngân hàng HDBank. Giữa năm 2013, HDBank sáp nhập thêm một ngân hàng nhỏ nhỏ là ngân hàng Đại Á và bắt đầu tăng trưởng nhanh chóng. Tổng tài sản của HDBank đã tăng lên 174 nghìn tỷ đồng và tạo ra gần 2.000 tỷ lợi nhuận trước thuế, theo báo cáo 9 tháng đầu năm của ngân hàng.

Bước kế tiếp của nữ tỷ phú Phương Thảo 4
Sovico Holdings đã đầu tư vào hàng không, ngân hàng, bất động sản, công nghiệp và năng lượng. Ảnh: Prompong J.

Đặc biệt, bà Phương Thảo và Sovico đã xây dựng VietJet trở thành hãng hàng không có thị phần lớn nhất trong nước. Chỉ 5 năm kể từ khi cất cánh, VietJet đã phá vỡ thế độc quyền của Vietnam Airlines và tạo ra cục diện mới trên thị trường hàng không của Việt Nam, đồng thời tạo ra cơ hội đi máy bay cho hàng triệu lượt khách mỗi năm.

Bước kế tiếp của nữ tỷ phú Phương Thảo 5

Sở hữu khối tài sản khổng lồ, đầu năm 2017, bà Thảo được tạp chí Forbes công nhận là nữ tý phú duy nhất tại khu vực Đông Nam Á. Theo dữ liệu của tạp chí này, tài sản hiện tại của nữ tý phú VietJet đạt gần 2 tỷ USD.

Bà Thảo đứng thứ 55 trong danh sách 100 người phụ nữ quyền lực nhất thế giới do tạp chí này bình chọn. Ở khu vực Đông Nam Á, chỉ có 3 người nữa ở Singapore và Myanmar nằm trong danh sách này.

Bước kế tiếp của nữ tỷ phú Phương Thảo 6
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo
Bước kế tiếp của nữ tỷ phú Phương Thảo 7

Hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí của Việt Nam hiện nay chủ yếu do PetroVietnam và các công ty nước ngoài thực hiện. Sovico là tập đoàn tư nhân đầu tiên công bố có định hướng tham gia góp vốn vào hoạt động này.

Trước đó năm 2010, tập đoàn bất động sản Bitexco công bố nắm giữ 10% lợi ích tại lô 4.02. Tập đoàn Mubadala Petroleum nắm giữ 90% còn lại của lô này, thông qua công ty Pearl Oil Pte.

Bên cạnh việc góp vốn nắm giữ lợi ích tại các lô dầu khí, Sovico và các công ty liên quan đang nắm giữ phần lớn cổ phần tại công ty Petechim, một công ty cung cấp dịch vụ kỹ thuật, thương mại và thiết bị cho các dự án trong ngành dầu khí. Ông Nguyễn Thanh Hùng, chủ tịch của Sovico trực tiếp là chủ tịch của công ty này.

Trong những năm gần đây, Petechim được định hướng trở thành nhà tổng thầu (EPC) trong lĩnh vực hạ nguồn dầu khí với sự hỗ trợ của tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Cùng với nhóm cổ đông Sovico, công ty Petechim đang xem xét việc đầu tư góp vốn vào PV Oil, PV Power, nhà máy lọc dầu Dung Quất và các công ty của Vietsovpetro khi các doanh nghiệp này cổ phần hóa hoặc lập liên doanh.

Bước kế tiếp của nữ tỷ phú Phương Thảo 8
Petechim được Sovico định hướng trở thành nhà thầu EPC trong lĩnh vực dầu khí. Ảnh minh họa
Bước kế tiếp của nữ tỷ phú Phương Thảo 9

Hiện nay, hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí (E&P) ở trong nước, chủ yếu do PVEP, công ty do PetroVienam sở hữu 100% và Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro thực hiện.

Ngoài ra còn có các liên doanh của công ty dầu khí nước ngoài hợp tác khai thác như Exxon Mobil, Chevron, Vietgazprom, JVPC, VRJ…

Sau 30 năm kể từ khi lô dầu Bạch Hổ đầu tiên được xuất khẩu, Việt Nam đã khai thác khoảng 360 triệu tấn dầu thôi và xuất khẩu với giá trị khoảng 150 tỷ USD, đóng góp lớn vào ngân sách

Năm ngoái, sản lượng khai thác dầu thô của Tập đoàn Dầu khí đạt 17,23 triệu tấn. Trong 8 tháng đầu năm nay con số này là 10,5 triệu tấn, giá trị xuất khẩu đạt 3,6 tỷ USD.

Do giá dầu thô giảm mạnh, tỷ trọng đóng góp của dầu thô trong tổng ngân sách Việt Nam đã giảm từ 10% xuống còn khoảng 5% trong năm ngoái.

Bước kế tiếp của nữ tỷ phú Phương Thảo 10

Thực hiện: Minh An