Những tiến bộ sản xuất thường mất thời gian để khẳng định ý nghĩa và tác động thực sự của chúng. Năm 1733, John Kay, một thợ dệt người Anh đã phát minh ra "thoi bay" cho phép những người thợ dệt không phải lao thoi bằng tay, từ đó sản xuất được những miếng vải rộng hơn và năng suất cũng tăng gấp đôi.
Sau này phát minh này đã trở thành một trong những đổi mới mở đường cho cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới. Năm 1913, Henry Ford đã tìm ra được phương pháp sản xuất hàng loạt cho hãng ô tô của ông. Giờ đây, nó là tiêu chuẩn toàn cầu cho hiệu quả của bất kỳ nhà máy nào.
Vậy thì cơ sở nào để tin vào tiềm năng của phát minh của ông Chuck Hull vào năm 1983 về "mô hình hóa bản đồ"? Ông Hull là đồng sáng lập của Hệ thống 3D, ngày nay được biết đến với tên gọi máy in 3D. Những máy này cho phép sản phẩm được thiết kế trên màn hình máy tính và sau đó được in ra như một vật thể rắn bằng cách xây dựng các lớp vật liệu liên tiếp. Bản đồ tự động là một trong hàng chục phương pháp tiếp cận để in 3D.
In ấn đã trở thành một cách phổ biến để sản xuất một nguyên mẫu, bởi vì những thay đổi được thực hiện dễ dàng hơn và rẻ hơn bằng cách chỉnh phần mềm của máy in 3D hơn là lắp đặt lại công cụ trong nhà máy.
Điều đó có nghĩa là công nghệ này lý tưởng cho việc sản xuất khối lượng thấp, chẳng hạn như sản xuất các mặt hàng thủ công như đồ trang sức hoặc để dễ dàng điều chỉnh các sản phẩm, như chân tay giả.
Công nghệ này cũng rất khả thi khi tạo ra các sản phẩm giá trị cao với trọng lượng nhẹ và hình dạng phức tạp. Tập đoàn General Electric (GE) của Mỹ đã chi 1,5 tỉ đô la cho công nghệ này để sản xuất các bộ phận cho động cơ phản lực.
Tuy nhiên, một số phương pháp in 3D mới cho thấy những thiếu sót của nó có thể được khắc phục. Adidas đã bắt đầu sử dụng một hình thức đặc biệt được gọi là "tổng hợp ánh sáng kỹ thuật số" để sản xuất đế của các đôi giày thể thao. Kỹ thuật này sẽ được sử dụng trong một vài nhà máy mới và có tính tự động hóa cao ở Đức và Mỹ để sản xuất 1 triệu đôi giày mỗi năm, nhanh hơn nhiều so với các quy trình thông thường.
Giống như các cuộc cách mạng sản xuất trước đây, các nhà máy sẽ mất thời gian để chuyển đổi. Sự khéo léo của bàn tay con người vẫn tiếp tục nỗ lực để sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, tự động hóa đang lan rộng đến mọi dây chuyền sản xuất ở mọi quốc gia, và in ấn 3D là một phần của xu hướng đó.
Khi mức lương ở Trung Quốc tăng lên, một số dây chuyền sản xuất hàng loạt đã được trang bị không chỉ với robot mà với cả các máy in 3D. Và khi muốn rút ngắn chuỗi cung ứng toàn cầu, các ông chủ sẽ sử dụng các dây chuyền này để sản xuất các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng địa phương.
Hiệu ứng lan tỏa của công nghệ này tuy khó có thể đoán trước. Nhưng một khi mọi chuyện trở nên rõ ràng, tên tuổi của Hull có thể được sánh vai với những người tiên phong như Kay và Ford.