Toàn cầu hoá đang cho thấy dấu hiệu phục hồi. Ảnh: Internet

Tuy nhiên cho đến nay, những dự đoán này đã không diễn ra bởi thương mại quốc tế đang có hiệu quả tốt nhất trong nhiều năm qua khi tăng trưởng toàn cầu tăng mạnh nhất kể từ năm 2010.

Toàn cầu hoá đang cho thấy dấu hiệu phục hồi đối với chương trình nghị sự đầu tiên của Mỹ dưới chính quyền tổng thống Trump. Tháng trước, Ford Motor Co. đã hủy bỏ kế hoạch xây dựng nhà máy tại Mexico và tuyên bố sẽ chuyển khâu lắp ráp sang Trung Quốc, nhấn mạnh khả năng các công ty đa quốc gia sẽ vượt qua các mối đe doạ thương mại trong một thế giới của chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tập đoàn Tesla Inc cũng đang nhắm tới thị trường Trung Quốc. Nhà sản xuất ô tô đã gần như đạt được thỏa thuận với thành phố Thượng Hải để lần đầu tiên sản xuất xe tại Trung Quốc.

Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ được tổ chức tại Hamburg, Đức vào cuối tuần này. Ảnh: Internet

Tại Ngân hàng Trung ương Châu Âu, các nhà hoạch định chính sách đã bày tỏ tin tưởng rằng phục hồi kinh tế toàn cầu đang ngày càng hỗ trợ cho xuất khẩu thương mại của khu vực đồng EUR. 

Việc Thống đốc Ngân hàng Canada Stephen Poloz dự kiến sẽ tăng lãi suất vào tuần tới đã cho thấy tính chất đồng bộ của tăng trưởng toàn cầu là một dấu hiệu tích cực cho sự hồi phục.

Các nhà sản xuất Anh đang thưởng thức những gì mà Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh Ben Broadbent đã gọi là "điểm ngọt ngào". Các công ty của Anh vẫn có thể tiếp cận thị trường chung của Liên minh châu Âu cho đến khi Brexit hoàn thành trong khi vẫn có được sức cạnh tranh cao do đồng Bảng yếu hơn.

Helen Qiao, Kinh tế trưởng của Bank of America Merrill Lynch, cho biết: "Vào đầu năm, chúng tôi nghĩ sẽ có nhiều rủi ro thương mại lớn. Tuy nhiên, điều đó hầu như đã không xảy ra".

Tuy nhiên, lo ngại về một cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn tồn tại. Những căng thẳng mới đang nổi lên giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Chủ tịch Tập Cận Bình đã than phiền về sự thay đổi tiêu cực trong quan hệ của hai nước trước một cuộc họp đã được lên kế hoạch với tổng thống Trump bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Đức trong tuần này.

Mỹ chuẩn bị áp thuế cao đối với thép nhập khẩu từ Trung Quốc. Ảnh: Internet

Về phần mình, tổng thống Hoa Kỳ đã nhiều lần cáo buộc các đối tác thương mại lớn, bao gồm cả Trung Quốc, về thương mại không công bằng. Chính quyền của ông đang cân nhắc xem liệu có áp đặt mức thuế khổng lồ đối với nhập khẩu thép hay không.

Stephen Roach, chuyên gia cao cấp của Đại học Yale và cựu chủ tịch của Morgan Stanley Asia, cho biết, trong khi sự phục hồi thương mại đã làm tăng lợi nhuận của công ty, nhưng nó không thể chuyển thành mức lợi nhuận đáng kể.

Chính trị không phải là yếu tố duy nhất có thể làm tăng sự phục hồi thương mại. Giá cả hàng hoá và năng lượng yếu đi sẽ gây tổn thương cho các nền kinh tế mới nổi.

Tuy nhiên, xu hướng thương mại toàn cầu vẫn rất mạnh mẽ, đặc biệt là ở châu Á, nơi xuất khẩu đang tăng trưởng nhanh nhất kể từ năm 2011. Xuất khẩu của Hàn Quốc đã tăng gần 14% trong tháng 6 so với cùng kỳ năm ngoái.

TPP sẽ được hồi sinh? Ảnh: Internet

Nhiều quốc gia đang phát triển mạnh mẽ nhờ giao dịch thương mại. Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), mà Mỹ đã rút khỏi vào hồi tháng 1, vẫn có thể được hồi sinh vào cuối năm nay ngay cả khi không có sự tham gia của Mỹ, Thủ tướng New Zealand Bill English phát biểu hồi tháng trước.

Liên minh châu Âu và Nhật Bản đã vượt qua những sự khác biệt về xuất khẩu xe hơi và xe máy để tiến tới một thỏa thuận tự do thương mại giữa hai đối tác chiếm hơn 1/4 sản lượng kinh tế thế giới.

Một báo cáo mới đây của Tổ chức Thương mại Thế giới cho thấy các rào cản hạn chế thương mại trong nhóm G20 chỉ tăng ở mức vừa phải, bất chấp những lo ngại về chủ nghĩa bảo hộ.