rong khi giới đầu tư và kinh doanh bất động sản nghỉ dưỡng trên toàn quốc gần như “ngồi chơi xơi nước” suốt từ đầu năm đến nay thì ông Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Công ty CP Phát triển nghỉ dưỡng Ngoại Ô, lại bận rộn chưa từng thấy. Không hề chùn tay giữa lúc du lịchtoàn cầu tê liệt, trái lại, ông Trung đang mạnh tay đầu tư cho dự án khu nghỉ dưỡng Sakana Resort ở tỉnh Hoà Bình. Hết ngồi với các kiến trúc sư để tinh chỉnh từng chi tiết nhỏ nhất trong thiết kế tổng thể dự án đến từng căn biệt thự, lại thâu đêm đàm phán hợp đồng với đối tác quản lý vận hành, ông đang chạy đua với thời gian để cho ra mắt “đứa con tinh thần” mà ông đã dành tâm huyết ấp ủ bấy lâu. “Thời điểm đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng ngoại ô đang tốt hơn bao giờ hết”, ông Trung quả quyết.
Là nhà đầu tư có thâm niên 15 năm với thị trường bất động sản ven đô Hà Nội, ông Trung nhận thấy nhu cầu mua bất động sản ngoại ô để nghỉ dưỡng cuối tuần không ngừng tăng lên qua từng năm. Nhưng khi xảy ra dịch Covid-19, không chỉ nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai mà nhu cầu nghỉ dưỡng của khách du lịch ở ngoại ô Hà Nội cũng bùng nổ chưa từng có. “Biến cố như Covid-19 xảy ra khiến các làn gió đổi chiều và sinh ra làn gió mới tích cực, trong đó Hoà Bình là điển hình cho một thị trường bất động sản và du lịch đang trỗi dậy mạnh mẽ”, ông Trung ví von khi nói đến xu hướng staycation thời Covid-19 đang kích thích nhu cầu nghỉ dưỡng gần nhà, khiến ông phải đẩy nhanh tiến độ đầu tư Sakana Resort để thoả mãn nhu cầu nghỉ dưỡng cũng như đầu tư sinh lời đang tăng lên nhanh chóng.
Khảo sát của Tổ chức Du lịch thế giới cũng như các công ty nghiên cứu thị trường như The Nielsen đều cho thấy, dịch Covid-19 đã làm thay đổi đáng kể khẩu vị của khách du lịch trên toàn thế giới. Họ tránh đến nơi đông người, hạn chế phương tiện công cộng, lười đi xa bằng máy bay vì sợ nhiễm bệnh, quan tâm nhiều hơn đến sức khoẻ. Du khách có xu hướng đi du lịch gần nhà bằng các phương tiện cá nhân thường xuyên hơn, tìm đến những nơi gần gũi với thiên nhiên và mang đến những trải nghiệm mang tính riêng tư nhiều hơn.
Người Việt cũng không phải ngoại lệ. Nghiên cứu của The Nielsen cho thấy 70% số người được khảo sát cho biết sẽ xem xét lại các địa điểm du lịch; 60% thay đổi các hoạt động giải trí và hạn chế đến nơi đông người; và 47% thay đổi thói quen ăn uống và hướng đến các thực phẩm tốt cho sức khoẻ. Một khảo sát khác của Hội đồng Tư vấn du lịch quốc gia thực hiện vào tháng 9 vừa qua cũng cho thấy, số lượng du khách mong muốn khám phá thiên nhiên đã tăng mạnh lên 45% so với mức 25% của một cuộc khảo sát trước đó mấy tháng. Nhu cầu nghỉ dưỡng núi cũng bắt đầu tăng mạnh khi có tới 37% số người được hỏi mong muốn đi lên núi nghỉ dưỡng, cao hơn nhiều so với con số 31% của cuộc khảo sát trước.
Không chỉ dựa trên nghiên cứu mà thực tế thị trường cũng khiến ông Trung tự tin hơn và đẩy mạnh đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng ngoại ô. Ông Nguyễn Dũng Minh, Phó tổng giám đốc IDS Equity Holdings – người vừa tham dự một hội nghị trực tuyến về đầu tư khách sạn khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho biết, du lịch nội địa đã tăng trưởng mạnh mẽ vì dịch Covid-19 ngăn cản du khách đi nước ngoài, trong đó, các khách sạn ở Trung Quốc hiện có tỷ lệ lấp đầy phòng ngang ngửa với thời kỳ trước dịch, bất chấp du khách quốc tế vắng bóng. Tại Việt Nam, Melia Hồ Tràm tại Bà Rịa Vũng Tàu trở thành khu nghỉ dưỡng thương hiệu Melia có kết quả kinh doanh tốt nhất khu vực do du khách có thể dễ dàng di chuyển bằng ô tô từ TP. HCM trong hơn 2 giờ.
Ở phía Bắc, kết quả kinh doanh của khu nghỉ dưỡng Flamingo Đại Lải tại Vĩnh Phúc sau khi dịch Covid-19 được khống chế càng củng cố cho tầm nhìn của ông Trung về nhu cầu nghỉ dưỡng ven đô. Ông Trương Xuân Quý, Giám đốc Flamingo Land cho biết, mỗi tuần khu nghỉ dưỡng này đón khoảng 4.000 khách du lịch, và một biệt thự nghỉ dưỡng có giá bán 7 tỷ đồng tại đây có thể mang lại 150 triệu đồng mỗi tháng cho chủ sở hữu sau khi trừ đi chi phí. Nhu cầu mua bất động sản nghỉ dưỡng ngoại ô cũng không bị ảnh hưởng bởi dịch. Minh chứng là trong đợt dịch vừa qua, Flamingo Đại Lải đưa một số lượng lớn sản phẩm ra thị trường và vẫn bán tốt.
Trong làn sóng đầu tư bất động sản ven đô đang trỗi dậy, tỉnh Hoà Bình từ chỗ là vùng đất hầu như không có dấu ấn trên bản đồ của giới đầu tư bất động sản bỗng dưng đến một ngày trở thành tâm điểm với sự đổ bộ của các nhà đầu tư lớn như Phú Mỹ Hưng, T&T Group, Geleximco, FLC Group. Ngoài ra, còn có nhiều doanh nghiệp lớn vẫn đang âm thầm xâm nhập. Cũng trong một thời gian dài, Hoà Bình là nơi có lượng tăng trưởng tìm mua bất động sản đứng ở mức cao. Theo ông Trung, Covid-19 có thể là một lý giải hợp lý cho sự trỗi dậy của Hoà Bình trên bản đồ đầu tư bất động sản, nhưng không phải là một tác động cốt lõi. Bất động sản Hoà Bình được đánh thức không chỉ bởi Covid-19 mà do hạ tầng giao thông thay đổi cùng với định hướng phát triển kinh tế - xã hội mới của tỉnh này đang và sẽ phát huy được lợi thế vốn ngủ yên nhiều năm.
Với lợi thế nằm sát Hà Nội và nằm giữa vùng Tây Bắc và Đồng bằng sông Hồng, Hoà Bình giàu tài nguyên du lịch, với cảnh quan đẹp, văn hoá đặc trưng và ẩm thực đặc sắc. Nhưng từ trước tới nay, du lịch Hoà Bình vẫn phát triển nhỏ lẻ, một phần là do khó khăn về giao thông. Tuy nhiên, nút thắt chính đã được cởi bỏ và tạo ra bước phát triển đột phá cho Hoà Bình, khiến tỉnh này lọt vào mắt xanh của giới đầu tư bất động sản du lịch kể từ khi đường cao tốc từ Láng – Hoà Lạc đi Hoà Bình thông xe vào năm 2017. Thời gian di chuyển từ trung tâm Hà Nội đến thành phố Hoà Bình rút ngắn còn khoảng 1 giờ 15 phút thay vì hơn 2 giờ như trước đây. Nhu cầu nghỉ dưỡng bằng xe hơi cá nhân ở các địa điểm có thời gian di chuyển dưới 2 giờ ngày càng tăng đã khiến cho bất động sản du lịch Hoà Bình tăng trưởng nhanh và những dự án nghỉ dưỡng nhỏ lẻ hiện tại của địa phương này không đáp ứng được nhu cầu của du khách.
Bên cạnh xu hướng staycation, ông Trung nhấn mạnh thêm ba yếu tố khác khiến Hoà Bình trở thành điểm đến lý tưởng cho du lịch và bất động sản nghỉ dưỡng ngoại ô.
Thứ nhất, Hoà Bình nằm sát nách Hà Nội – một thị trường lớn với 8 triệu dân sẽ tạo ra hàng chục triệu lượt khách du lịch mỗi năm. Trong khi đó, nguồn cung phòng nghỉ dưỡng ở ngoại ô Hà Nội rất ít, nếu chỉ tính phòng ở các khu nghỉ dưỡng thì chỉ nằm trong mức 3 con số. Ngoài Flamingo Đại Lải Resort, du khách có rất ít sự lựa chọn cho nghỉ dưỡng cao cấp ở ven đô Hà Nội. Việc mất cân bằng cung cầu mở ra cơ hội để thị trường bất động sản nghỉ dưỡng ngoại ô phát triển tốt. Bên cạnh đó, Covid-19 đã thúc đẩy 8 triệu dân Hà Nội hình thành tâm lý cần một nơi để lui về, nhất là khi thấy ngột ngạt trong nội đô. Do đó, Hoà Bình giống như “sân sau” của giới nhà giàu Hà Nội và nhu cầu mua bất động sản để có chốn đi về cũng tăng trưởng nhanh chóng.
Thứ hai, nếu tính thời gian di chuyển cả đi lẫn về thì từ Hà Nội đi Hoà Bình chỉ mất 180 phút, trong khi muốn vào Nha Trang phải mất 8 tiếng và qua 6 bước trung chuyển. Với lợi thế này, du khách thậm chí có thể tan tầm ở Hà Nội phóng xe đi nghỉ qua đêm ở Hoà Bình và sáng hôm sau vẫn có thể quay lại Hà Nội đi làm.
Không chỉ thời gian di chuyển ngắn mà chi phí đi du lịch nghỉ dưỡng ở Hoà Bình cũng tiết kiệm hơn. Thay vì bỏ ra 2 -4 triệu đồng mua vé máy bay đi Nha Trang, du khách chỉ mất vài trăm nghìn tiền xăng là đã đến Hoà Bình. Vì không phải bỏ ra nhiều chi phí đi lại nên du khách sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho phòng ở và dịch vụ.
Thứ ba, chi phí cho vận hành các khu nghỉ dưỡng ở Hoà Bình thấp hơn các nơi khác. Trong khi Phú Quốc muốn tìm nhân sự tốt phải từ TP. HCM và chi phí cho người đi làm xa thường cao, đồ ăn thức uống vận chuyển khó khăn. Còn những thị trường ngoại ô như Hoà Bình thì có sẵn người Hà Nội được đào tạo tốt và sẵn sàng di chuyển, khiến cho chi phí nhân sự thấp. Đồ ăn thức uống ở Hoà Bình cũng sẵn sàng, chi phí vận hành được giảm thiểu.
“Tìm được thị trường có đầy đủ bốn yếu tố này không nhiều. Các nhà đầu tư có lý do đổ về ngoại ô và Hoà Bình là điểm đến không thể bỏ qua”, ông Trung nói và khẳng định, nhu cầu du lịch cũng như mua bất động sản nghỉ dưỡng ở Hoà Bình không phải là nhất thời có thể mất đi bất cứ lúc nào mà là nhu cầu bền vững, lâu dài.
Sau nhiều năm đầu tư nhà đất nghỉ dưỡng ngoại ô, ông Trung giờ đây đang dành hết tâm huyết và công sức cho dự án Sakana Resort tại thành phố Hoà Bình, nhằm thoả mãn nhu cầu nghỉ dưỡng và đầu tư bất động sản ngoại ô đang tăng lên nhanh chóng. “Sakana sẽ khắc phục được điểm yếu vốn có của thị trường nghỉ dưỡng ngoại ô và sẽ là khoản đầu tư hiệu quả nhất trong số các dự án bất động sản nghỉ dưỡng ngoại ô”, ông Trung khẳng định.
Sakana Resort sẽ khắc phục được tính thời vụ của nghỉ dưỡng ngoại ô là cuối tuần thì kín phòng nhưng những ngày khác thường vắng khách. Nguyên nhân là do quy mô của hầu hết các dự án nghỉ dưỡng ven đô hiện nay khá nhỏ và thiếu dịch vụ. Trong khi đó, Sakana Resort có tổng diện tích hơn 12ha, có tới 248 biệt thự được chia thành bốn dòng sản phẩm khác nhau, đồng thời có nhiều tiện ích nghỉ dưỡng cao cấp như bể bơi bio-design, nhà hàng, gym, spa, khu vui chơi trẻ em … đáp ứng được tiêu chuẩn dịch vụ của một khu nghỉ dưỡng 5 sao và thoả mãn được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Chính việc phân chia dự án thành bốn cụm biệt thự với bốn phong cách khác nhau là nhà nơm, nhà nón, nhà tổ chim và nhà rông đã tạo ra sự đa dạng trong phong cách, làm cho khách nghỉ dưỡng đi lại nhiều lần trong một năm mà không cảm thấy nhàm chán vì như được nghỉ dưỡng ở bốn dự án khác nhau.
Dựa trên địa hình và cảnh quan có sự kết hợp của đồi núi, rừng cây và hồ nước, chủ đầu tư đã kiến tạo nên một khu nghỉ dưỡng độc đáo chưa từng có ở Việt Nam, gây ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên và tạo nên sức hút riêng. Đó là những hình ảnh dân gian quen thuộc như nón lá, tổ chim, nhà rông, nơm cá nhưng được cách điệu tinh tế thành những biệt thự nghỉ dưỡng có kiến trúc độc bản mang đậm những nét văn hoá truyền thống và có tính thủ công tinh xảo, không chỉ tạo ra một vị thế và đẳng cấp riêng biệt cho chủ sở hữu mà còn không bao giờ bị lỗi thời và có sức thu hút mạnh mẽ với du khách.
Những căn biệt thự có ban công rộng và bể bơi riêng như lơ lửng trên những tán cây và sắc hoa của bốn con đường hoa ban, hoa gạo, hoa đào và hoa mơ – tạo nên khung cảnh thơ mộng như khu nghỉ dưỡng nổi tiếng Keemala giữa rừng nhiệt đới ở Thái Lan, nhưng vẫn mang đậm những nét văn hoá và phong cảnh đặc trưng vùng Tây Bắc của Việt Nam.
“Mỗi biệt thự chính là một công trình nghệ thuật mà ở đó có sự kết hợp tinh tế giữa chất liệu dân gian với trang thiết bị cao cấp,” ông Trung khẳng định và nói thêm: “Từng mùa hoa trên mỗi con đường cũng sẽ tạo ra những kỷ niệm đẹp quanh năm, khiến du khách luôn muốn quay trở lại”.
Theo ông Trung, một số dự án bất động sản nghỉ dưỡng ven đô từ trước đến nay có hiệu quả kinh doanh từ cho thuê không cao do khó có thể vận hành như một khu nghỉ dưỡng chuyên nghiệp. Hầu hết những dự án này được xây dựng như một ngôi nhà thứ hai để ở, nếu chủ nhân không ở thì mới cho khách du lịch thuê. Do đó, mỗi ngôi nhà được hoàn thiện theo gu thẩm mỹ riêng của chủ nhân, không thể vận hành thống nhất, nên khó cho thuê được giá cao.
Sakana Resort sẽ khắc phục được điểm yếu này khi ngay từ khâu quy hoạch và thiết kế cho đến quản lý vận hành sau này có sự tư vấn của một trong 10 tập đoàn quản lý khách sạn hàng đầu thế giới là Best Western. Đây cũng là dự án biệt thự nghỉ dưỡng ven đô đầu tiên có sự tham gia của một tập đoàn quản lý khách sạn quốc tế, chứng tỏ niềm tin của họ với tiềm năng phát triển của dự án này. Ông Trung cho biết, không dễ có thể đáp ứng hàng nghìn tiêu chuẩn do Best Western đặt ra, từ cách bố trí nhà hàng, tiện ích cho đến từng chi tiết hoàn thiện của biệt thự, nhưng chủ đầu tư đã tinh chỉnh để thoả mãn tất cả các tiêu chí khắt khe để hai bên có thể ký kết hợp đồng hợp tác vào tháng 9 vừa qua.
Cũng chính nhờ có sự tư vấn của tập đoàn quản lý khách sạn quốc tế ngay từ đầu nên việc quản lý vận hành và cung cấp dịch vụ khi dự án đi vào hoạt động không những chuyên nghiệp mà còn giảm thiểu được chi phí vận hành. Và do cách thiết kế thông minh để cộng sinh với thiên nhiên bằng cách khéo léo bố trí các ngôi nhà hoà quyện với cây cỏ bản địa mà không phải san gạt mặt bằng, đồng thời sử dụng các vật liệu và cây hoa địa phương, nên không những chi phí đầu tư thấp mà còn có thể tiết kiệm chi phí vận hành sau này. Chính vì thế, giá bán biệt thự tại Sakana khởi điểm từ 4,8 tỷ đồng – mức giá tương đương với một căn hộ nghỉ dưỡng biển. Đầu tư vốn thấp, tiết kiệm chi phí vận hành trong khi nhu cầu nghỉ dưỡng ven đô lớn trong bối cảnh nguồn cung thấp khiến ông Trung càng tự tin khẳng định Sakana Resort sẽ là khu nghỉ dưỡng ven đô có hiệu quả kinh doanh tốt nhất.
Nơi náu mình của giới nhà giàu
Sakana Resort có vị trí đắc địa của một dự án bất động sản nghỉ dưỡng ven đô vì chỉ cách trung tâm Hà Nội 1 giờ lái xe. Trải dài bên những sườn đồi thơ mộng nhìn xuống Hồ Dụ xanh mướt, gần 2 sân golf là Phoenix và Hilltop Valley, suối khoáng nóng Kim Bôi, Sakana Resort là điểm nghỉ dưỡng, vui chơi và giải trí lý tưởng cho người Hà Nội cũng như vùng Tây Bắc và Đồng bằng sông Hồng.
Thiết kế độc bản ấn tượng
Lấy cảm hứng từ một trong những mô hình nghỉ dưỡng thành công nhất nhì trên thế giới là Keemala Resort ở Thái Lan, thiết kế của Sakana Hòa Bình không trùng lặp với bất kì điểm nghỉ dưỡng đã từng xuất hiện tại Việt Nam. Biệt thự là sự cộng hưởng tinh tế của văn hoá đặc trưng người Việt như hình nơm cá, nón lá, tổ chim và nhà rông với nội thất 5 sao tiêu chuẩn quốc tế.
Đẳng cấp quốc tế
Sakana Resort là khu nghỉ dưỡng ngoại ô đầu tiên ở phía Bắc có sự tư vấn của tập đoàn quản lý vận hành nổi tiếng thế giới là Best Western ngay từ khâu thiết kế cho đến quản lý vận hành. Dự án được Best Western đánh giá cao về thiết kế ở mức Premier và tham gia vào bộ sưu tập sản phẩm trên chuẩn 5 sao của Best Western là BW Premier Collection.
Cảnh quan đặc sắc
Cũng giống với những khu nghỉ dưỡng hạng sang như InterContinental Đà Nẵng, Amanoi Ninh Thuận và Banyan Tree Huế, giữ gìn cảnh quan bản địa là tiêu chí quan trọng nhất của một dự án chuẩn 5 sao quốc tế như Sakana Resort. Bên cạnh đó, cảnh quan được bổ sung các cây hoa bản địa đặc trưng miền Tây Bắc như hoa đào, hoa gạo, hoa mận, hoa ban, giúp tăng trải nghiệm cho du khách.
Cuộc sống trên ngọn cây
Dự án không san lấp mặt bằng để làm nhà mà mỗi căn biệt thự được xây dựng trên hệ thống cột men theo sườn núi, giúp giữ nguyên lớp đất xốp thấm nước và cân bằng sinh thái. Nhờ hệ thống cột đẩy lên cao nên mỗi căn biệt thự với hiên rộng tạo cảm giác tận hưởng cuộc sống trên ngọn cây và có tầm nhìn trọn hồ nước 12ha.
Suất đầu tư thấp
Với mức giá chỉ từ 4,8 tỷ đồng/căn biệt thự - tương đương với giá căn hộ nghỉ dưỡng biển - Sakana Resort hiện là dự án bất động sản nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế có giá bán hấp dẫn nhất trên thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hiện nay. Suất đầu tư thấp kết hợp với triển vọng kinh doanh cho thuê tốt hứa hẹn tỷ suất sinh lời cao và tốt nhất trong các dự án bất động sản nghỉ dưỡng ngoại ô.
Bài: Ngọc Sơn - Thiết kế: Việt Anh
9/12/2020