'Sân sau' của giới nhà giàu Hà Nội

Hà Linh Chủ nhật, 09/08/2020 - 08:00

Tỉnh Hoà Bình đang nổi lên là lựa chọn hàng đầu đối với người Hà Nội muốn sở hữu ngôi nhà thứ hai.

Một 'xóm nghỉ dưỡng' đang được xây dựng ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình

Nếu như huyện Ba Vì và Sóc Sơn trước đây là điểm đến hấp dẫn nhất để xây ngôi nhà thứ hai thì giới nhà giàu Hà Nội thời gian gần đây ưa thích biệt thự và căn hộ nghỉ dưỡng biển. Tuy nhiên, một nhóm không nhỏ những người rủng rỉnh tiền bạc lại lựa chọn những tỉnh lân cận để xây nhà nghỉ dưỡng cuối tuần, trong đó Hoà Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc đang lọt vào tầm ngắm của nhà đầu tư.

Theo ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bất động sản BHS, những nơi được giới nhà giàu lựa chọn xây ngôi nhà thứ hai thường có không khí trong lành; cảnh quan đẹp như có đồi núi, hồ, sông, suối; và đặc biệt có vị trí cách trung tâm thủ đô dưới 1,5 giờ lái xe ô tô.

Dựa trên những tiêu chí này, tỉnh Hoà Bình được ông Tuyển lựa chọn là điểm đến hàng đầu để phát triển bất động sản nghỉ dưỡng ven đô.

Về vị trí, Hoà Bình rất gần Hà Nội, chỉ mất 30 – 90 phút đi từ Trung tâm Hội nghị quốc gia qua Đại lộ Thăng Long là có thể tiếp cận được phần lớn với các huyện của tỉnh.

Ngoài ra, Hà Nội vừa công bố quy hoạch thành phố vệ tinh Hoà Lạc với định hướng trở thành một thành phố công nghệ hiện đại và trọng tâm là khu công nghệ cao Hoà Lạc. Với triển vọng trở thành “thung lũng Silicon của Việt Nam”, khu vực này sẽ thu hút hàng trăm nghìn chuyên gia và cán bộ trong – ngoài nước, kéo theo nhu cầu lưu trú dài dạn và nghỉ ngơi rất lớn.

Về cảnh quan, Hoà Bình có địa hình đồi núi phong phú, cảnh quan thiên nhiên đẹp với sông, suối, hồ, thác nước và nhiều khu rừng nguyên sinh. Đây được coi là tài sản bằng vàng mà hàng triệu năm thiên nhiên để lại. Với cảnh quan và địa hình đa dạng thì việc thiết kế các mô hình nghỉ dưỡng trở nên khả thi và đúng cấu trúc hơn.

Về văn hoá, phần lớn dân số Hoà Bình là người Mường với nhiều nét đẹp văn hoá nổi bật. Đây là một lực lượng có thể làm dịch vụ rất tốt và có bản sắc rất riêng.

Về thế và thời của Hoà Bình, tỉnh có hai thế mạnh chính là thuỷ điện và lâm nghiệp nhưng hiện tại, cả hai thế mạnh này đều không phải là mũi nhọn của tỉnh. Hoà Bình rất khó phát triển mạnh về công nghiệp do địa hình, hạ tầng giao thông và khả năng liên kết vùng. Các lãnh đạo của Hoà Bình đang rất tập trung theo hướng phát triển du lịch nghỉ dưỡng và nông nghiệp sạch. Đây được coi là một hướng đi đúng đắn và dài hạn.

Ông Tuyển cũng đánh giá đội ngũ cán bộ của tỉnh Hoà Bình là những người chân thật, yêu quê hương, cởi mở và đồng hành với doanh nghiệp. Đây là một điều rất đáng quý để các doanh nghiệp lớn có thể đặt nền móng và dồn tâm huyết, tiền bạc vào Hoà Bình.

Về giá cả, do Hoà Bình là tỉnh đi sau làn sóng phát triển bất động sản của các tỉnh nên hiện tại mặt bằng giá bất động sản còn rất thấp. Điều này khiến cả các chủ đầu tư và các nhà đầu tư đều hứng thú vì chắc chắn đầu tư vào Hoà Bình sẽ có biên lợi nhuận cao.

'Sân sau' của giới nhà giàu Hà Nội
Hồ Hoà Bình thu hút một số nhà đầu tư mong muốn xây dựng khu nghỉ dưỡng tiêu chuẩn quốc tế

Trên thực tế, đã có khá nhiều người Hà Nội mua những khu đất lớn ở các huyện Lương Sơn và Kỳ Sơn của tỉnh Hoà Bình từ nhiều năm trước để làm trang trại nghỉ ngơi cuối tuần. Tuy nhiên, cũng giống như Ba Vì và Sóc Sơn của Hà Nội, phong trào mua trang trại nghỉ ngơi dần lụi tàn do phải thuê người chăm sóc và những người thích xu hướng này cũng ít đi. Thay vào đó, hiện nay xuất hiện xu hướng các nhà đầu tư cùng mua đất riêng lẻ ở một khu vực và thuê một công ty xây dựng theo mẫu chung, hình thành nên các “xóm Hà Nội” ở Hoà Bình.

Xu hướng thứ hai đã bắt đầu manh nha là sự xuất hiện của những khu đô thị du lịch được quy hoạch đồng bộ, chuyên nghiệp, có đầy đủ tiện ích phục vụ du lịch. Điển hình là dự án Ivory Lâm Sơn ở huyện Kỳ Sơn hay Legacy Hill ở huyện Lương Sơn.

Bên cạnh Lương Sơn và Kỳ Sơn, hồ Hoà Bình cũng đang đứng trước cơ hội trở thành điểm đến nghỉ dưỡng cao cấp cho người Hà Nội và người dân ở vùng núi trung du Bắc Bộ. Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển khu du lịch quốc gia hồ Hoà Bình với mục tiêu đón 1,6 triệu lượt khách, mang lại doanh thu 1.800 tỷ đồng vào năm 2030.

Sau khi quy hoạch được duyệt, khu du lịch quốc gia hồ Hoà Bình đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đến khảo sát cơ hội đầu tư. Cho đến nay, đã có hơn chục dự án du lịch với tổng vốn khoảng 3.300 tỷ đồng đăng ký đầu tư vào khu vực này.

Hiện nay, tỉnh Hoà Bình đang đầu tư 746 tỷ đồng để nâng cấp tỉnh lộ 435 dài hơn 21km từ xã Bình Thanh, huyện Cao Phong chạy dọc ven hồ Hoà Bình đến địa phận xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc. Trước động thái này, một số nhà đầu tư đã tự tin triển khai dự án du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao ven hồ Hoà Bình.

Trong đó, tại khu vực xã Bình Thanh, Công ty CP Beru Group đang triển khai dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Parahills trên diện tích 67.000m2. Tại đây, chủ đầu tư dự kiến sẽ xây dựng 135 căn biệt thự, hai khối khách sạn cùng hệ thống dịch vụ tiện ích được quản lý vận hành bởi một thương hiệu khách sạn toàn cầu.

“Có thể nói, Hoà Bình đang có “thiên thời, địa lợi, nhân hoà” để có thể phát triển bất động sản nghỉ dưỡng ven đô. Trong bối cảnh dịch bệnh thế này, Hoà Bình còn đóng vai trò là “nơi rút lui” của người Hà Nội”, ông Tuyển đánh giá.

Vùng trũng hút dòng tiền đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng ven đô

Vùng trũng hút dòng tiền đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng ven đô

Bất động sản -  4 năm
Người mua bất động sản nghỉ dưỡng ven đô giờ đây kỳ vọng không chỉ vào một nơi mang lại sự cân bằng cho cuộc sống mà còn ở khả năng sinh lời dòng tiền và nó phải thực sự như một bộ đồ trang sức có giá và có tính thanh khoản.
Vùng trũng hút dòng tiền đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng ven đô

Vùng trũng hút dòng tiền đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng ven đô

Bất động sản -  4 năm
Người mua bất động sản nghỉ dưỡng ven đô giờ đây kỳ vọng không chỉ vào một nơi mang lại sự cân bằng cho cuộc sống mà còn ở khả năng sinh lời dòng tiền và nó phải thực sự như một bộ đồ trang sức có giá và có tính thanh khoản.
Phú Mỹ Hưng vay 1.700 tỷ đồng để phát triển khu đô thị tại Hoà Bình

Phú Mỹ Hưng vay 1.700 tỷ đồng để phát triển khu đô thị tại Hoà Bình

Doanh nghiệp -  5 năm

IFC là nhà đầu tư ngoại duy nhất mua trái phiếu trong đợt phát hành này của Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng.

Tín hiệu lạ của bất động sản Hoà Bình

Tín hiệu lạ của bất động sản Hoà Bình

Bất động sản -  5 năm

Hoà Bình vào tầm ngắm của những doanh nghiệp lớn như Phú Mỹ Hưng, T&T Group, FLC và Geleximco.

Giá 'bỏng tay', giới nhà giàu vẫn đổ xô mua biệt thự Hà Nội

Giá 'bỏng tay', giới nhà giàu vẫn đổ xô mua biệt thự Hà Nội

Bất động sản -  3 giờ

Bất chấp giá bất động sản Hà Nội đang tăng quá cao, có dấu hiệu tăng nóng, giới nhà giàu vẫn "xuống tiền" đầu tư.

Sốt đất sáp nhập tỉnh thành: Cạm bẫy rình rập giữa cơn cuồng nhiệt

Sốt đất sáp nhập tỉnh thành: Cạm bẫy rình rập giữa cơn cuồng nhiệt

Bất động sản -  11 giờ

Thông tin sáp nhập một số tỉnh thành đang khiến giá đất nền tăng vọt, nhưng nhà đầu tư cần tỉnh táo để tránh rủi ro.

Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy

Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy

Bất động sản -  4 ngày

Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.

Sóng bất động sản 2025: Sàn đấu của kẻ mạnh

Sóng bất động sản 2025: Sàn đấu của kẻ mạnh

Bất động sản -  4 ngày

Thị trường bất động sản dậy sóng với loạt dự án khởi công rầm rộ, nhiều "ông lớn" tái xuất. Nhưng phía sau sự sôi động ấy, không ít doanh nghiệp vẫn mắc kẹt trong khó khăn, chật vật tìm lối thoát.

Cú hích mới cho nguồn cung bất động sản

Cú hích mới cho nguồn cung bất động sản

Bất động sản -  5 ngày

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo sớm hoàn thiện hai nghị định quy định chi tiết thi hành hai nghị quyết quan trọng của Quốc hội về đất đai, bất động sản.

Khởi công dự án Vinhomes Green City tại Long An

Khởi công dự án Vinhomes Green City tại Long An

Nhịp cầu kinh doanh -  30 phút

Vinhomes Green City là khu đô thị phức hợp đầu tiên trong hệ sinh thái Vingroup tại Long An, mở ra cơ hội đầu tư tiềm năng, góp phần phát triển cho cả khu vực.

Quan hệ Việt Nam – Singapore đang phát triển nhanh và sâu rộng

Quan hệ Việt Nam – Singapore đang phát triển nhanh và sâu rộng

Tiêu điểm -  33 phút

Việt Nam và Singapore tăng cường hợp tác toàn diện, mở rộng đầu tư, kinh tế số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Đầu tư và thương mại Việt Nam – Singapore: Đột phá trong quan hệ mới

Đầu tư và thương mại Việt Nam – Singapore: Đột phá trong quan hệ mới

Hồ sơ quản trị -  41 phút

Quan hệ Việt Nam – Singapore bước sang trang mới, giúp đầu tư và thương mại giữa hai nước đang có những tín hiệu rất tích cực.

Giá 'bỏng tay', giới nhà giàu vẫn đổ xô mua biệt thự Hà Nội

Giá 'bỏng tay', giới nhà giàu vẫn đổ xô mua biệt thự Hà Nội

Bất động sản -  3 giờ

Bất chấp giá bất động sản Hà Nội đang tăng quá cao, có dấu hiệu tăng nóng, giới nhà giàu vẫn "xuống tiền" đầu tư.

Hạ tầng Gelex vay 40 triệu USD của HSBC

Hạ tầng Gelex vay 40 triệu USD của HSBC

Doanh nghiệp -  3 giờ

Khoản vay sẽ giúp CTCP Hạ tầng Gelex tiếp cận nguồn vốn dài hạn bằng ngoại tệ, thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.

Tỷ giá vượt 26.000 đồng, NHNN có 'ra tay' nâng lãi suất điều hành?

Tỷ giá vượt 26.000 đồng, NHNN có 'ra tay' nâng lãi suất điều hành?

Tài chính -  3 giờ

Chuyên gia của Standard Chartered cho rằng NHNN có thể tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II/2025 để ứng phó lạm phát gia tăng.

Startup Stride gỡ nút thắt điện mặt trời trên mái nhà

Startup Stride gỡ nút thắt điện mặt trời trên mái nhà

Doanh nghiệp -  3 giờ

Ngoài cung cấp gói lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà, Stride còn đưa ra giải pháp trả chậm giảm áp lực tài chính cho người dân và doanh nghiệp.