83% hợp đồng khai thác dầu khí trong nước của PVN được ký với nước ngoài
Minh An -
14/09/2017 09:54 (GMT+7)
Tính đến tháng 10/2016, có 83% hợp đồng khai thác dầu khí trong nước của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được ký kết với các công ty dầu khí nước ngoài với số vốn đầu tư gần 15 tỷ USD.
Báo cáo phân tích ngành khí của FPTS viết:
Hoạt động khai thác dầu và khí ở thượng nguồn ở Việt Nam chủ yếu do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) điều hành và giám sát.
PVN đang khai thác 32 mỏ dầu khí ở trong nước và 9 mỏ ở nước ngoài (5 mỏ tại Liên bang Nga, 3 mỏ tại Malaysia, 1 mỏ ở Algeria), với tổng sản lượng đạt gần 367 triệu tấn dầu và gần 122 tỷ m3 khí.
Hoạt động thăm dò và khai thác (E&P) ở trong nước, chủ yếu do PVEP, công ty do PVN sở hữu 100% và Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro (PVN sở hữu hơn 50%) thực hiện.
Ngoài ra, hoạt động E&P còn do các công ty dầu khí nước ngoài hợp tác khai thác như: ExxonMobil (Mỹ), Chevron (Mỹ), Vietgazprom (công ty liên doanh điều hành Tập đoàn Khí đốt Gazprom, PVN, PVEP và Công ty Gazprom zarubezhneftegaz), Công ty dầu khí Nhật Việt (JVPC), Công ty Dầu khí Việt Nga Nhật (VRJ)…
Bên cạnh đó, còn có các công ty dịch vụ dầu khí hỗ trợ hoạt động khai thác ở thượng nguồn như Công ty khoan và dịch vụ khoan dầu khí (PVD), Tổng công ty xây lắp dầu khí (PVX).
Các mỏ dầu và khí thiên nhiên ở Việt Nam chủ yếu được tìm thấy ở các bể trầm tích thuộc thềm lục địa phía Nam như Bể Cửu Long, Bể Nam Côn Sơn, Bể Malay-Thổ Chu và Bể Sông Hồng ở miền Bắc.
Để tạo thuận lợi trong công tác quản lý và khai thác thì vùng biển Đông Việt Nam được chia thành lô theo thứ tự từ 1 đến 160.
Việt Nam có tổng trữ lượng khí thiên nhiên đã được chứng minh khoảng 617,1 tỷ m3 với thời gian có thể khai thác còn lại khoảng 57,6 năm.
Bên cạnh đó, trữ lượng dầu mỏ của Việt Nam khoảng 594,6 triệu tấn với thời gian khai thác còn lại 36,2 năm, theo thống kê của tập đoàn BP.
Theo Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) tính đến đầu năm 2015, Việt Nam đã xác định được 113 mỏ phát hiện dầu khí gồm 58 mỏ phát hiện khí và 55 mỏ phát hiện dầu. Trong đó, có 48 mỏ đang được khai thác, 15 mỏ đang được phát triển, 23 mỏ có thể phát triển được và 27 đã phát hiện nhưng chưa thể phát triển.
Theo báo cáo của PVN, tổng sản lượng khai thác quy dầu 8 tháng đầu năm đạt 17,12 triệu tấn bằng 66,3% kế hoạch năm của Tập đoàn. Trong đó, sản lượng khai thác dầu đạt 10,49 triệu tấn, sản lượng khai thác khí đạt 6,63 tỷ m3.
Tập đoàn đạt tổng doanh thu 319,6 nghìn tỷ đồng trong 8 tháng qua và nộp ngân sách Nhà nước ước đạt 60,2 nghìn tỷ đồng.
Năm 2017, PVN dự kiến khai thác khoảng 23,81 triệu tấn dầu quy đổi. Đồng thời đặt mục tiêu tổng doanh thu 437,8 nghìn tỉ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 74,6 nghìn tỉ đồng.
Năm ngoái, sản lượng khai thác dầu thô của PVN đạt 17,23 triệu tấn, vượt 1,19 triệu tấn so với kế hoạch năm. Còn khai thác khí đạt 10,61 tỉ m3, vượt 1,0 tỉ m3 (vượt 10,4%) so với kế hoạch năm.
Mặc dù vậy, tổng doanh thu của Tập đoàn đã giảm do giá dầu ở mức thấp. Cụ thể PVN đạt 452 nghìn tỷ đồng doanh thu toàn tập đoàn và nộp ngân sách nhà nước khoảng 90 nghìn tỷ đồng.
Theo quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng phê duyệt, khu kinh tế Vân Đồn sẽ trở thành một trong những vùng động lực phát triển kinh tế của Việt Nam, nằm trong nhóm dẫn đầu về thành phố đáng sống của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT được ký trước ngày 1/1/2018 chưa hoàn thành việc thanh toán sẽ tiếp tục được thực hiện thanh toán theo nội dung hợp đồng đã ký kết.
Theo tiết lộ của lãnh đạo Tập đoàn Nguyễn Hoàng, ngoài Quảng Ngãi, sắp tới sẽ tiếp tục xây dựng thêm nhiều Thành phố giáo dục quốc tế ở các thành phố khác tại Việt Nam.
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2018 ước tính các dự án FDI đã giải ngân 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2017.
Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.
Kinh tế xanh vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong nền kinh tế, có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam suy giảm năng lực cạnh tranh, đánh mất đối tác, thị trường.
Bên cạnh thu hút FDI chất lượng cao trong các lĩnh vực then chốt, hợp tác giữa Ngân hàng UOB và TP. HCM còn hỗ trợ doanh nghiệp Việt mở rộng ra quốc tế.