Ba điểm kỳ thú ở Phan Thiết

Nguyễn Văn Mỹ, Chủ tịch Lửa Việt Tours - 20/02/2020 15:07 (GMT+7)

Du lịch mùa dịch Covid-19, mọi người có vẻ thân thiện, cởi mở, dễ gần, bởi có phần giống nhau ở tính cách và sự chọn lựa. Chẳng thấy ai đeo khẩu trang, chỉ rửa tay sát khuẩn.

Trời se lạnh, gió sáng sớm hiền hơn. Mới tờ mờ, đã có mấy lượt khách Tây ra tắm và đợi bình minh. Dùng buffet sáng, có cả khách Tây, mấy gia đình Việt ở Lâm Đồng. 

Du lịch mùa Covid-19, mọi người có vẻ thân thiện, cởi mở, dễ gần, bởi có phần giống nhau ở tính cách và sự chọn lựa. Chẳng thấy ai đeo khẩu trang, chỉ rửa tay sát khuẩn. Ngày 18/2, hành trình tham quan được cân nhắc vì thời gian có hạn, kết hợp điểm mới và cũ nhưng phải lạ.

Hải Đăng xưa và cao nhất Đông Dương

Hải đăng Kê Gà ở trên đảo đá nhỏ cùng tên, rộng hơn 3 ha, thuộc xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam. Hoàn thành năm 1899, cao 35m (65m so với mặt nước biển), hải đăng được làm bằng đá hoa cương, từng khối nhỏ hình chữ nhật, lắp ráp kín kẻ, gần như không dùng chất kết dính, do kỹ sư Chnavat (Pháp) thiết kế.

Hải đăng hình lục giác, nhỏ dần lên đỉnh, mỗi cạnh dài 3 - 2m5; tường dày từ 1m6 - 1m, càng mỏng khi lên cao, bán kính quét sáng 40 km, trong có 183 bậc thang xoắn ốc.

Nhật ký hành trình du lịch mùa dịch Covid-19: Ba điểm kỳ thú ở Phan Thiết 1
"Hải cẩu đá" ở một góc Kê Gà. Ảnh: Nguyễn Vũ Mộc Thiêng.

Nhà nhân viên vận hành xây trên hồ chứa nước mưa, lúc nào cũng mát rượi. Trừ mấy hàng sứ cổ thụ, đảo không có cây lớn. Đỉnh hải đăng là điểm đón bình minh và tiễn hoàng hôn cực chất. Hải đăng lúc đó tựa ngọn đuốc đang soi đường cho tổ quốc. Ban ngày, nhìn từ xa, hải đăng như cây bút khổng lổ mà bầu trời là trang sách bất tận. Mùa này biển động, phải đi cano lớn lên đảo, gió giật như muốn thổi bay cả người.

Huyền tích kể rằng vùng biển này thủa xưa cực đẹp. Gà, xếp thứ 10/12 con giáp, được Ngọc Hoàng cho xuống trần rong chơi (nay gọi là du lịch). Thấy cảnh quan tuyệt mỹ và con người tốt bụng, hiếu khách, gà mải chơi quên cả thời gian. Tới hạn, vợ chồng gà trốn biệt xuống thủy cung và ra tận đảo hoang. Địa danh này có tên đảo Gà từ đó. Gà thượng giới có tên là Gà Gà, gọi vậy bị hiểu lầm cà lăm, nên dân gian đổi thành Kê Gà.

Nhật ký hành trình du lịch mùa dịch Covid-19: Ba điểm kỳ thú ở Phan Thiết 2
Những cây sứ cổ thụ trên đảo. Ảnh: Nguyễn Vũ Mộc Thiêng.

Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, đảo có tên Kê Dữ (đảo Gà), phần cuối của núi Cẩm Kê nhô ra biển sụt lún tạo thành. Wikipedia tiếng Việt đã nhầm khi viết “đảo Gà còn gọi là hòn Bà”. Hòn Bà cách bờ gần 2km, rộng khoảng 5ha, thuộc thị xã Lagi. Có người giải thích Kê Gà là đọc trệch từ Khe Gà, do bờ suối xưa có bầy gà rừng sặc sỡ thường ra kiếm ăn. Lý giải này nghe cũng ổn nhưng vô lý vì phương ngữ, chỉ có Bắc Trung bộ mới gọi suối, nhỏ hơn sông là khe.

Ngọc Hoàng giận nhưng vẫn cảm thương nên mỗi năm mấy lần, lệnh cho Long Vương rút nước biển để nhân gian mở hội, lội bộ ra biển lên đảo vui đùa. Cứ độ 17 giờ vào các ngày 13, 14, 15, 16 và 29, 30, 1, 2 âm lịch, mỗi ngày chậm hơn một giờ, biển lại lùi xa, nhiều chỗ trơ đáy. Bảy Tèo, là người lắc thuyền thúng, đưa tôi ra Kê Gà khảo sát vào tháng 4/1997 và cầm đuốc hướng dẫn đoàn khách du lịch Lửa Việt đầu tiên của cả nước vượt biển ra cắm trại trên đảo Kê Gà vào lúc 19 giờ ngày 2/6 âm lịch năm 1998.

Kỳ 2 của hành trình du lịch mùa Covid-19: Ba điểm kỳ thú ở Phan Thiết 3
Hải đăng Kê Gà lúc bình minh như ngọc đuốc soi đường tổ quốc.

Bảo tàng nước mắm đầu tiên của thế giới

Nước mắm được làm cứ cá ủ và muối, từng có từ trước công nguyên (người cổ đại La Mã). Người Chăm Pa đã làm nước mắm vào thế kỷ IX. Đến năm 1693, người Việt mới học cách làm nước mắm từ người Chăm. Hơn 300 năm lịch sử, nước mắm Việt Nam mà Phan Thiết là nơi khởi đầu, không ngừng được phát triển, thành món ăn đặc thù và thương hiệu quốc gia. Kinh đô nước mắm Phan Thiết với hình ảnh hàng triệu tĩn sành tỏa đi khắp Đông Dương, đang có nguy cơ bị mai một vì các loại nước chấm công nghiệp.

Nhật ký hành trình du lịch mùa dịch Covid-19: Ba điểm kỳ thú ở Phan Thiết 4
Ruộng muối, tranh 3D kết hợp ruộng thật trong bảo tàng nước mắm. Ảnh: Nguyễn Vũ Mộc Thiêng.

Là đứa con của biển, gia tộc mấy đời làm ngư dân, Trần Ngọc Dũng hình như sinh ra để gầy dựng lại thương hiệu nước mắm tĩn Phan Thiết. Ông tốt nghiệp thủ khoa đại học kinh tế, du học ở Úc, về nước làm cho công ty Mỹ, chuyên nghiên cứu nước mắm. Có dịp tiếp cận thông tin, đi nhiều nước, trải nghiệm nhiều bài học, đặc biệt là cách làm thương hiệu của người Nhật, Dũng âm thầm chuẩn bị cả tâm và lực.

Sản phẩm chỉ thành thương hiệu khi được lồng vào câu chuyện văn hóa với mạch kể xuyên suốt. Gần 20 ròng chắt chiu tiền bạc, kiên trì sưu tầm tư liệu, hiện vật và ổn định gia đình, Dũng trở lại quê nhà với canh bạc cuộc đời. Khó khăn chồng chất nhưng ông cho rằng khó nhất là truyền lửa cho người dân Phan Thiết để họ hiểu và chung sức. Năm 2016, dự án Làng Chài Xưa (Fishman Show) khởi động. Hàng trăm diễn viên làm việc miệt mài với đội ngũ đạo diễn, thiết kế, kỹ thuật suốt gần năm trời.

Kỳ 2 của hành trình du lịch mùa Covid-19: Ba điểm kỳ thú ở Phan Thiết 5
Biển Mũi Né xưa, tranh 3D kết hợp bãi cát thật trong bảo tàng nước mắm. Ảnh: Nguyễn Vũ Mộc Thiêng.

Năm 2017, huyền tích làng chài và câu chuyện làm nước mắm xưa công diễn phục vụ du khách, đậm chất truyền thống, kết hợp kỹ thuật ánh sáng và nhạc nước hiện đại nhất, gây tiếng vang lớn. Năm 2018, bảo tàng nước mắm ra đời với nhiều hiện vật, tư liệu quí, cực kỳ sống động. Từ những đoạn phim tư liệu đắt giá, kỹ thuật tranh 3D, cho đến thiết kế tổng thể và trưng bày chi tiết. Tất cả toát lên tầm nhìn, tâm huyết và đẳng cấp của chủ nhân.

Kỳ 2 của hành trình du lịch mùa Covid-19: Ba điểm kỳ thú ở Phan Thiết 6
Một góc nhà thùng trong bảo tàng nước mắm. Ảnh: Nguyễn Vũ Mộc Thiêng.

Sau 3 năm, Fishman Show và bảo tàng nước mắm đã đi vào ổn định, góp phần làm phong phú thêm sản phẩm mới cho du lịch Bình Thuận, điều mà những nhà đầu tư lắm tiền, chưa chắc đã dám làm, nói chi hiệu quả. Sau khi xem chương trình biểu diễn và bảo tàng, được nếm thử loại nước mắm nguyên chất đúng nghĩa, khách nào cũng mua mấy thùng nước mắm tĩn, đặc sản mới của Bình Thuận để ăn hoặc tặng bạn bè. Ngược lại, khách đã dùng nước mắm tĩn, đọc thông tin đính kèm, sẽ tìm ra Phan Thiết xem chương trình biểu diễn và bảo tàng.

Kỳ 2 của hành trình du lịch mùa Covid-19: Ba điểm kỳ thú ở Phan Thiết 7
Bình minh ở biển Tiến Thành, Phan Thiết. Ảnh: Nguyễn Vũ Mộc Thiêng.
Nhật ký hành trình du lịch mùa dịch Covid-19: Ba điểm kỳ thú ở Phan Thiết 8
Đồi cát ven đường ở xã Hòa Thắng, Bắc Bình. Ảnh: Nguyễn Vũ Mộc Thiêng.

Nho Phước Thể, Tuy Phong

Nhắc đến nho, mọi người nghĩ ngay đến Ninh Thuận. Ai cũng bất ngờ với những vườn nho ở xã Phước Thể, Tuy Phong, huyện giáp ranh Ninh Thuận. Chủ nhân các vườn nho liên kết, để khách đến lúc nào cũng có vườn trĩu quả. Nếu đơn lẻ như trước đây, nơi đây không thể nào giữ khách khi nho hết trái. Chủ các vườn nho còn tổ chức làm rượu, mật, mứt từ nho, táo theo kỹ thuật hiện đại, đúng quy trình, đảm bảo chất lượng lẫn vệ sinh thực phẩm.

Ba điểm kỳ thú ở Phan Thiết 9
Những trụ điện gió đón khách qua Tuy Phong. Ảnh: Nguyễn Vũ Mộc Thiêng.

Theo Đông y, nho là cây thuốc đa năng. Quả vị ngọt, hơi chua, tính bình, bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng. Rễ và thân vị ngọt chát, khử phong thấp, nối gân, giải độc, lợi niệu, an thai. Lá bổ thần kinh và mạch máu, điều hoà huyết, làm săn da, lợi tiểu. Nho khô trị thận hư, đau lưng, choáng đầu, viêm dạ dày mạn tính, hư nhiệt phiền khát, thai động. Nho tươi trị tiểu buốt hoặc ra máu. Sinh tố nho chữa đau cổ họng, tim thận, béo phì, táo bón. Trái hoặc rượu nho được dùng thường xuyên có tác dụng ức chế tế bào ung thư…

Kỳ 2 của hành trình du lịch mùa Covid-19: Ba điểm kỳ thú ở Phan Thiết 10
Một vườn nho trĩu quả ở xã Phước Thể, Tuy Phong. Ảnh: Nguyễn Vũ Mộc Thiêng.

Nếu Bình Thuận có những vườn thanh long bạt ngàn thì Ninh Thuận có những vườn nho trải dài, nối kết biển và núi. Sự tương phản logic giữa mạnh mẽ của đá và mượt mà của nho. Nho Việt Nam trồng nhiều nhất ở Ninh Thuận và một phần huyện Tuy Phong, là cây chịu thương chịu khó, phù hợp với vùng đất nắng hạn, khô cằn. Diện tích cả nước gần 3.000 ha, chưa thể sánh với thanh long nhưng cũng là cây xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng cho vùng đất “nắng như rang”.

Tuy Phong gây ấn tượng với những cột điện gió khổng lồ hai bên quốc lộ, được xây dựng đầu tiên ở Việt Nam. Biển động, tầm nhìn hạn chế nên cù lao Câu, cách bờ 10 km, chỉ lờ mờ như chiến hạm sừng sững, đang canh giữ biển Đông của người Việt. Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân bề thế sát quốc lộ và biển như nét buồn cho hệ sinh thái biển và du lịch với nhiều hệ lụy. Chỉ sợ mai này, khi nhà máy Vĩnh Tân hoạt động hết công suất, các địa danh du lịch nổi tiếng như cù lao Câu, Cổ Thạch chỉ còn trong cổ tích.

Nhật ký hành trình du lịch mùa dịch bệnh Covid-19

Nhật ký hành trình du lịch mùa dịch bệnh Covid-19

Ống kính -  5 năm
Người Việt ở nước ngoài còn sợ Covid-19 hơn cả người Việt trong nước. Sợ lây bệnh, sợ phiền phức và sợ nhất là nghe đồn, ai về Việt Nam trở lại, sẽ bị cách ly… Cái sợ lan nhanh hơn dịch bệnh.
Ý kiến ( 0)
Chìa khóa để du lịch Bình Thuận bứt phá sau 'giấc ngủ' hàng thập niên

Chìa khóa để du lịch Bình Thuận bứt phá sau 'giấc ngủ' hàng thập niên

Leader talk -  5 năm

Với những lợi thế sẵn có cùng khả năng thu hút đối tượng khách chi tiêu cao trên thế giới, đã đến lúc du lịch tỉnh Bình Thuận cần thức dậy sau giấc ngủ dài hàng thập niên để tạo đột phá xứng với tiềm năng.

Khách Trung vắng bóng, khách Nga đổ bộ và bài toán bền vững của ngành du lịch

Khách Trung vắng bóng, khách Nga đổ bộ và bài toán bền vững của ngành du lịch

Tiêu điểm -  5 năm

Dịch bệnh corona một lần nữa đặt ra yêu cầu đẩy mạnh đa dạng hoá nguồn khách cho du lịch Việt Nam, tránh lệ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc.

Nhật ký hành trình du lịch mùa dịch bệnh Covid-19

Nhật ký hành trình du lịch mùa dịch bệnh Covid-19

Ống kính -  5 năm

Người Việt ở nước ngoài còn sợ Covid-19 hơn cả người Việt trong nước. Sợ lây bệnh, sợ phiền phức và sợ nhất là nghe đồn, ai về Việt Nam trở lại, sẽ bị cách ly… Cái sợ lan nhanh hơn dịch bệnh.

Du lịch xoay xở trong dịch Corona

Du lịch xoay xở trong dịch Corona

Tiêu điểm -  5 năm

Tìm đến và thúc đẩy các thị trường mới cũng như thị trường truyền thống ngoài Trung Quốc và Hàn Quốc là một trong những biện pháp được các doanh nghiệp du lịch thực hiện nhằm cứu vẫn tình thế khó khăn do dịch corona gây ra.

VinFast xuất khẩu 2.500 ô tô điện tới Indonesia

VinFast xuất khẩu 2.500 ô tô điện tới Indonesia

Ống kính -  1 tuần

Gần 2.500 xe ô tô điện VinFast đã rời cảng Mipec - MPC Port (Hải Phòng - Việt Nam) tới Jakarta (Indonesia) trên chuyến tàu chuyên dụng Silver Queen.

Long Mỹ, vùng đất giàu đẹp

Long Mỹ, vùng đất giàu đẹp

Ống kính -  1 tháng

Thị xã Long Mỹ ở vùng Tây sông Hậu, giáp các huyện Long Mỹ, Vị Thủy, Phụng Hiệp và Sóc Trăng, một trong những địa phương có nhiều kênh rạch nhất.

Vàng mang biểu tượng năm Tỵ hút khách ngày vía thần tài

Vàng mang biểu tượng năm Tỵ hút khách ngày vía thần tài

Ống kính -  1 tháng

Ngày 10 tháng giêng (tức ngày vía thần tài), khá đông người dân tới mua vàng lấy may trong dịp đầu xuân năm mới.

Lễ hội lớn nhất miền Bắc khai hội

Lễ hội lớn nhất miền Bắc khai hội

Ống kính -  1 tháng

Ngày mồng 6 tết Ất Tỵ, lễ hội Chùa Hương chính thức khai hội nhưng không đông đúc bằng so với mọi năm.

Nghệ thuật giữa đôi bờ cảm hứng và thương mại

Nghệ thuật giữa đôi bờ cảm hứng và thương mại

Ống kính -  1 tháng

Hành trình bảo tồn giá trị nghệ thuật ở Nguyen Huy Thiep Artspace giữa thị trường tranh đầy gian nan và thử thách khó khăn.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  25 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.