4 điểm bà Lê Hoàng Diệp Thảo đưa ra chứng minh Trung Nguyên kiện đòi 1.709 tỷ là vô căn cứ
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo nhấn mạnh, vụ kiện yêu cầu bồi thường cho Trung Nguyên 1.709 tỷ là vô căn cứ!
HOSE - VHM chào sàn trong sắc đỏ rực
Sáng nay, trong gần 1 giờ giao dịch đầu, chỉ số VN-Index chủ yếu là giằng co quanh mức tham chiếu. Mức cao nhất trong ngày cũng đạt được trong khoảng thời gian này tại 1.057,84 điểm (+0,31%).
Tuy nhiên, do vấp phải lực cung tăng mạnh tại nhiều mã lớn khiến chỉ số chính lùi xuống xuống gần mốc 1.040 điểm sau gần 1 giờ tiếp theo.
Gần đến trưa, VN-Index có đợt hồi phục nhẹ lên mức 1.048,8 điểm (-0,55%) khi lực cầu bắt đáy nhập cuộc.
‘Tân binh mới’ gia nhập nhóm cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn sáng nay là VHM – CTCP Vinhomes với giá tham chiếu 92.500 đồng/1 cổ phiếu. Sau khi chào sàn, cổ phiếu này nhanh chóng tăng lên mức giá trần 110.500/1 cổ phiếu và trở thành mã chứng khoán có giá trị vốn hóa lớn thứ 2 trên sàn HOSE, chỉ đứng sau ‘người anh em’ VIC.
Tuy nhiên, do là ngày đầu tiên giao dịch nên VHM vẫn chưa được tính vào chỉ số VN-Index. Mặc dù diễn biến chào sàn của VHM khá tốt, nhưng cổ phiếu có liên quan là VIC – VRE lại có nhiều biến động trái chiều.
Cụ thể, VIC có lúc giảm tới 4,62% và đến trưa thì lực cầu được cải thiện khiến cổ phiếu này thu hẹp mức giảm còn 2,77%. Còn VRE, sau khi tăng 2,17% vào đầu phiên thì cổ phiếu này liên tục lùi lại chỉ còn tăng 1,3%.
Trong top 10 mã chứng khoán có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn, theo VIC giảm giá còn có MSN giảm 2,05%; SAB giảm 0,36%; VCB giảm 0,35%. Các cổ phiếu tăng nhẹ gồm GAS tăng 0,7%; CTG tăng 0,7%; VRE. Trong khi VNM và BID đứng tham chiếu.
Đến chiều, diễn biến của VN-Index trở nên xấu hơn khi hiện tượng bán tháo lại xuất hiện. Chỉ số này nhanh chóng lùi sâu hơn về gần 1.035 điểm vào những phút giao dịch cuối đợt khớp lệnh.
‘Cú đánh’ ATC khiến VN-Index đóng cửa tại mức 1.030,64 điểm, giảm 23,98 điểm (-2,27%) so với tham chiếu và tiếp tục phiên sụt giảm sâu thứ 2 liên tiếp.
Khối lượng giao dịch giảm trở lại hơn 13% so với phiên trước, đạt 129,6 triệu đơn vị, tương ứng với 4,26 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 102 mã tăng giá, 178 mã giảm giá và 54 mã đứng giá. Trong đó, có 4 mã tăng trần và 7 mã giảm sàn.
Top 20 mã chứng khoán có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn HOSE có tới 15 mã giảm giá và trong đó có 8 mã tăng trên 3%. Ngoài trừ CTG tăng nhẹ 0,34%; HDB tăng 0,87%; FPT tăng 0,17%; VRE và NVL đứng giá.
VIC (-5,39%) và GAS (-3,09%) là 2 mã tạo gánh nặng nhiều nhất cho chỉ số VN-Index hôm nay với tương ứng 6,76 điểm và 2,59 điểm ảnh hưởng.
Cổ phiếu mới VHM vẫn tiếp tục tăng trần cho đến hết phiên với 110.500 đồng/cổ phiếu.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng hầu như đều giảm giá nhưng không mạnh gồm VCB giảm 0,35%; BID giảm 0,6%; VPB giảm 5,18%; MBB giảm 1,32%; STB giảm 2,3%; EIB giảm 2%. Ngoài trừ CTG và HDB tăng giá và TPB đứng giá.
Về khối lượng giao dịch, mã VPB (-5,18%) với hơn 5 triệu đơn vị dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là SSI (-2,61%) với 4,45 triệu đơn vị và SBT (0%) đạt hơn 4,4 triệu đơn vị.
E1VFVN30 dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 1,45 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là CTG, NVL, VCB.
Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất là HPG với 1,2 triệu đơn vị. Theo sau là PVD, SSI, VRE.
Trong phiên giao dịch hôm nay, có 3 mã đạt khối lượng giao dịch đột biến khi tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó. Cụ thể, TCD (CTCP Đầu tư Phát triển Công nghệ và Vận tải) tăng 21,6 lần; DHM (CTCP Thương mại thác khoáng sản Dương Hiếu) tăng 8,3 lần, KSH (CTCP Đầu tư và Phát triển KSH) tăng 4,8 lần.
HNX – 'Cú đánh' ATC cứu một phiên giảm điểm
Trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, chỉ số HNX-Index đạt mức cao nhất trong ngày tại 122,5 điểm (+0,74%) sau 10 phút giao dịch. Sau đó, trồi sụt liên tục và dần dần lùi về mốc tham chiếu, đến trưa, HNX-Index chỉ còn tăng 0,12%.
Diễn biến của chỉ số chính trong sáng nay chủ yếu là giằng co khi nhóm cổ phiếu dầu khí hỗ trợ khá tích cực với sự dẫn dắt của PVS khi tăng giá 7,69%. Trong khi đó, ở phía giảm có sự tham gia của một số trụ lớn là SHB giảm 1%; PVI giảm 0,9%; VCG giảm 1,1%.
Đến chiều, áp lực chốt lời tăng mạnh hơn khiến HNX-Index chỉ có một lần đi lên đáng kể ngay sau khi quay lại giao dịch. Sau đó, chỉ số này liên tục bị đẩy lùi về giá tham chiếu. Cú đánh cuối cùng ATC đã giúp HNX-Index cứu một phiên giảm khi đóng cửa tại mức 121,5 điểm, tăng 0,01 điểm (+0,01%) so với tham chiếu.
Khối lượng giao dịch giảm hơn 34% so với phiên trước, đạt hơn 45,34 triệu đơn vị, tương ứng gần 0,66 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 89 mã tăng giá, 82 mã giảm giá và 57 mã đứng giá.
PVS (+5,64%) là mã chứng khoán góp phần nhiều nhất vào thành tích của HNX-Index hôm nay với 0,28 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 20 mã tăng giá kịch trần, 12 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, SHB (-1,92%) dẫn đầu sàn khi đạt 9,7 triệu đơn vị. PVS (+5,64) theo sau với 6,3 triệu đơn vị, VGC (+1,58%) đạt hơn 2,6 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, PVS là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 382,6 nghìn đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất là VGC với 766,2 nghìn đơn vị.
Sàn HNX hôm nay, duy nhất mã NBC có khối lượng giao dịch đột biến hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo nhấn mạnh, vụ kiện yêu cầu bồi thường cho Trung Nguyên 1.709 tỷ là vô căn cứ!
Trên cả 2 sàn, sắc đỏ hầu như phủ trọn các mã lớn khiến chỉ số chính rớt sâu.
Chỉ qua một tính năng nhỏ, ngân hàng số Cake by VPBank đã chứng minh được năng lực công nghệ, cũng như khả năng am hiểu người tiêu dùng.
Chính phủ đang thể hiện rõ quyết tâm loại bỏ mọi điểm nghẽn nhằm tiến tới mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán vào tháng 9/2025.
Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng là “công cụ điều hành vĩ mô quan trọng” để hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào hạ tầng trọng điểm và công nghệ số.
VinFast vừa ký kết với ngân hàng BNI và Maybank cho khoản vay hợp vốn dài hạn tương đương 110 triệu USD để xây dựng nhà máy lắp ráp xe điện tại Subang, Tây Java, Indonesia.
Bên cạnh vẽ lên bức tranh tăng trưởng khá tham vọng, ngành ngân hàng còn phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là nợ xấu gia tăng trong lĩnh vực bất động sản.
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.
BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.
Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.
V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.
Được kỳ vọng là dự án chiến lược tại Việt Nam nhưng đến hiện tại, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn đang gây áp lực tài chính lớn cho Tập đoàn SCG.
Panasonic Việt Nam đã bàn giao trung tâm giải pháp HVAC (hệ thống sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí) cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM.
Triển lãm quốc tế giấy và bao bì là cơ hội để các doanh nghiệp cập nhật xu hướng phát triển xanh hóa, số hóa cùng các giải pháp thúc đẩy bền vững của ngành.