Chứng khoán Việt Nam có thể kết thúc tăng trưởng vào cuối năm 2019
Theo BVSC, vào nửa cuối năm 2019, pha tăng trưởng của thị trường cổ phiếu Việt Nam có thể kết thúc theo diễn biến của chu kỳ kinh tế.
HOSE - Điểm số hồi nhẹ
Hôm nay là phiên thứ 3 liên tiếp mở cửa trong sắc đỏ nhạt. Ngay sau khi bước vào đợt khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index vọt lên trên mốc tham chiếu nhưng cũng chỉ được mấy phút đầu.
Mức cao nhất mà chỉ số này đạt được trong ngày là 962,93 điểm, tăng 0,58% so với tham chiếu.
Sau khi đạt đỉnh ngày thì áp lực chốt lời tăng mạnh và VN-Index bị ép xuống đáy thấp nhất trong ngày tại 950,48 điểm (-0,72%), kịch bản tương tự như 2 phiên trước. Mã giảm giá tiếp tục chiếm số đông trên bảng điện tử.
Tại đáy này, lực cầu bắt đáy gia tăng nhẹ giúp một số mã lớn tại nhóm ngân hàng như VCB, TCB, BID, MBB cải thiện trên biểu đồ giá.
Tuy nhiên, lực đẩy không đủ mạnh để chỉ số VN-Index quay lại mốc tham chiếu. Tình trạng giao dịch chậm chạp và thưa thớt trên sàn cũng là một trong những nguyên nhân chính cản trở đà tăng của chỉ số chính. VN-Index gần như đi ngang cho đến trưa và tạm dừng tại mức 955,17 điểm (-0,23%).
Top 10 mã có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn sáng nay phân hóa khá mạnh với một số mã tăng giá gồm VIC tăng 0,28%; VNM tăng 0,59%; CTG giảm 0,2%; BID tăng 0,2%. Các mã giảm giá còn lại gồm VHM giảm 0,91%; GAS giảm 0,23%; SAB giảm 0,64%; MSN giảm 0,63%; VCB giảm 0,69%; TCB giảm 1,63%.
Đến chiều, diễn biến của VN-Index có phần khởi sắc hơn. Tuy còn chao đảo không vững nhưng chỉ số này đã quay lại sắc xanh. Tuy nhiên, vấn đề khối lượng giao dịch vẫn không có sự thay đổi và xu hướng dòng tiền đang tập trung nhiều ở các mã vừa và nhỏ.
Chỉ số VN-Index khó lòng có sự bứt phá khi tâm lý nhà đầu tư đang thận trong và dè dặt. Đến hết phiên, VN-Index đóng cửa tại mức 960,78 điểm, tăng 3,43 điểm (+0,36%).
Khối lượng giao dịch giảm tiếp 8% so với phiên trước, đạt 146,4 triệu đơn vị, tương ứng với 4,2 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 143 mã tăng giá, 124 mã giảm giá 71 mã đứng giá. Trong đó có 5 mã tăng trần và 8 mã giảm sàn.
Top 20 mã có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn có sự phân hóa lớn vào hôm nay khi số mã tăng giảm bằng nhau. Trong đó, đóng góp nhiều nhất cho thành tích của VN-Index hôm nay là SAB (+2,78%), VHM (+0,91%), tương ứng với 1,27 điểm và 0,87 điểm ảnh hưởng.
Ngược lại, 2 mã tạo gánh nặng lớn nhất cho chỉ số chính là TCB (-2,5%), HPG (-1,16%), lần lượt cướp đi 0,87 điểm và 0,22 điểm.
Nhóm ngân hàng cũng có chút khác biệt so với 2 phiên trước đó khi các mã tăng giảm giá chênh lệch nhau không nhiều với VCB tăng 0,17%; BID tăng 0,39%; HDB tăng 1,45%; EIB tăng 0,69%; TPB tăng 0,56%. Các mã giảm giá gồm TCB, CTG giảm 0,21%; MBB giảm 1,13%;VPB giảm 1,02%; STB đứng giá.
Về khối lượng giao dịch, mã HAG (+4,2%) với 7,55 triệu đơn vị dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là HPG (-1,16%) với 5,17 triệu đơn vị và FLC (+0,2%) đạt 5 triệu đơn vị.
HPG dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 2,2 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là VNM, DXG, DIG.
Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất là HPG với 3 triệu đơn vị. Theo sau là VIC, VNM, FLC.
Trong phiên giao dịch hôm nay, duy nhất mã BCG (CTCP Bamboo Capital) có khối lượng giao dịch đột biến khi tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó.
HNX – Thiếu trụ chính
Trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, sau khi duy trì sắc xanh trong 30 phút giao dịch đầu, áp lực bán ra gia tăng mạnh hơn khiến chỉ số HNX-Index lao dốc xuống dưới mốc tham chiếu. Trụ nâng đỡ suy yếu khi các cổ phiếu chi phối đều đã giảm giá.
Sau khi HNX-Index tụt xuống mốc 106 điểm thì lực cung trên sàn giảm bớt nhưng lực cầu bắt đáy lại không có. Cho đến hết phiên chiều, chỉ số này vẫn không có cú vớt đáy đáng kể và đóng cửa tại 106,17 điểm, giảm 0,89 điểm (-0,83%).
Khối lượng giao dịch giảm 34% so với phiên trước, đạt 28,7 triệu đơn vị, tương ứng với 0,42 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 86 mã tăng giá, 84 mã giảm giá và 68 mã đứng giá.
ACB (-1,39%) là mã chứng khoán tạo gánh nặng lớn nhất cho HNX-Index hôm nay với -0,3 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 8 mã tăng giá kịch trần, 6 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, SHB (-1,2%) dẫn đầu sàn khi đạt 5,3 triệu đơn vị. VGC (-4,19%) theo sau với 3,5 triệu đơn vị, ACB (-1,39%) đạt 3 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, SHB là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 316,7 nghìn đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất là PVS với 140 nghìn đơn vị.
Sàn HNX hôm nay, duy nhất mã PIV có khối lượng giao dịch đột biến hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó.
Theo BVSC, vào nửa cuối năm 2019, pha tăng trưởng của thị trường cổ phiếu Việt Nam có thể kết thúc theo diễn biến của chu kỳ kinh tế.
Mặc dù VIC góp tới 3,5 điểm vào VN-Index nhưng cũng không thể chống đỡ được xu hướng giảm chung của thị trường khiến chỉ số này giảm tới 12 điểm.
Lotte Finance đánh giá cho thuê xe dài hạn giàu tiềm năng sẽ sớm được thúc đẩy bởi sản phẩm tài chính linh hoạt và nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng.
MSB công bố báo cáo tài chính quý III với tín dụng tăng 15,11% nhờ đa dạng hóa giải pháp, đặc biệt trên nền tảng số, và vốn điều lệ nâng lên 26.000 tỷ đồng.
Trong khi hầu hết ngân hàng lớn vẫn duy trì được lợi nhuận tăng trưởng mạnh, các ngân hàng vừa và nhỏ đang gặp nhiều khó khăn hơn.
Khoản vay nằm trong chương trình hướng tới các mục tiêu về phát triển bền vững, đã và đang trở thành lĩnh vực trọng tâm trong các cam kết của IFC tại Việt Nam.
Bên cạnh ưu tiên đầu tư vào công nghệ và nhân sự, trong chín tháng qua, OCB tập trung, mở rộng quy mô mạng lưới hoạt động toàn quốc, tạo đà phát triển bền vững.
Lotte Finance đánh giá cho thuê xe dài hạn giàu tiềm năng sẽ sớm được thúc đẩy bởi sản phẩm tài chính linh hoạt và nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng.
Zalopay xác định phát triển theo hướng trở thành một nền tảng thanh toán toàn diện đã liên tục đưa ra các sản phẩm mới hướng tới trải nghiệm người dùng.
EximRS trở thành đơn vị phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard do Công ty CP Xây dựng đầu tư và phát triển Lĩnh Phong Conic phát triển.
MSB công bố báo cáo tài chính quý III với tín dụng tăng 15,11% nhờ đa dạng hóa giải pháp, đặc biệt trên nền tảng số, và vốn điều lệ nâng lên 26.000 tỷ đồng.
Trong khi hầu hết ngân hàng lớn vẫn duy trì được lợi nhuận tăng trưởng mạnh, các ngân hàng vừa và nhỏ đang gặp nhiều khó khăn hơn.
MoMo từ một ví điện tử giờ đây định hướng sẽ trở thành "trợ thủ tài chính với AI" của người Việt thông qua công nghệ trí tuệ nhân tạo.
Khoản vay nằm trong chương trình hướng tới các mục tiêu về phát triển bền vững, đã và đang trở thành lĩnh vực trọng tâm trong các cam kết của IFC tại Việt Nam.