Tiêu điểm
Nền kinh tế số Việt Nam thay đổi thế nào trước làn sóng cách mạng 4.0?
Nền kinh tế số Việt Nam ước tính có quy mô 9 tỷ USD trong năm 2018 và dự kiến sẽ chạm ngưỡng 33 tỷ USD vào năm 2025, vươn lên vị trí thứ 3 tại khu vực Đông Nam Á.
Báo cáo e-Conomy SEA 2018 do Google và Temasek đã công bố mới đây đã nhằm phác họa lại bức tranh toàn cảnh về nền kinh tế Internet tại khu vực Đông Nam Á, với trọng tâm là 4 lĩnh vực: thương mại điện tử, gọi xe, truyền thông - quảng cáo và du lịch trực tuyến.
Bốn quốc gia dẫn đầu về số lượng người dùng Internet hiện là: Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan. Mặc dù không nằm trong top 4 này, nhưng Việt Nam vẫn được đánh giá là thị trường tiềm năng với nền kinh tế Internet đang bùng nổ.
Xét về quy mô, thị trường Việt Nam ước tính giá trị 9 tỷ USD gồm cả 4 lĩnh vực trong năm 2018. Dự kiến, tới năm 2025, nền kinh tế Internet của Việt Nam sẽ chạm ngưỡng 33 tỷ USD, tăng trưởng 33%/năm, vươn lên vị trí thứ 3 tại khu vực Đông Nam Á.
Cụ thể, trong lĩnh vực thương mại điện tử, quy mô thị trường Việt Nam hiện đạt 2,8 tỷ USD. Theo Google và Temasek, tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam nhanh thứ 2 tại Đông Nam Á, chỉ xếp sau Indonesia.
Sân chơi thương mại điện tử tại Việt Nam trong nhiều năm qua đã chứng kiến không ít những cuộc cạnh tranh giữa: Lazada, Shopee, Tiki, Adayroi, Sendo... Cùng với đó là những vòng gọi vốn khủng, đốt tiền và liên tục thu hút người tiêu dùng.
Trong lĩnh vực gọi xe, báo cáo đánh giá, quy mô của thị trường này tại Việt Nam đã lên tới 500 triệu USD, tốc độ tăng trưởng trung bình 41%. Tới năm 2025, dự báo sân chơi này sẽ đạt ngưỡng 2 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng 29%/năm.
Điều này giải thích tại sao, chỉ trong một thời gian ngắn, liên tục các ông lớn quốc tế lẫn trong nước như Grab, Go-Viet, FastGo hay Foody, Lozi... tham gia vào thị trường này.
Đó là chưa kể cuộc chiến giữa "cái cũ" và "cái mới", khi Grab - một công ty công nghệ với mô hình kinh tế chia sẻ bị kiện bởi một hãng taxi truyền thống là VinaSun. Sau đó không lâu, CEO Grab Việt Nam viết tâm thư sau khi bị toà phán quyết: “Bản án đi ngược định hướng cách mạng công nghệ 4.0", cắt đi đôi cánh của các công ty công nghệ.
Cũng trong lĩnh vực gọi xe nói chung, thị trường giao nhận đồ ăn đang bị xâu xé bởi các gương mặt quen thuộc, ngoài Now, GrabFood cũng nhảy vào nếm thử, những cái tên cũ hơn nhưng lại kém phát triển bắt buộc phải nhường thị phần như Go-Food, Loship, hay biến mất hẳn là Lala.
Có thể thấy, việc các công ty công nghệ ngày càng đa dạng, len lỏi vào mọi mặt trong cuộc sống đã trở thành một nền văn minh mới, quen thuộc với người tiêu dùng. Chấm dứt kỷ nguyên của vận tải truyền thống, mua hàng tận nơi, thay vào đó là thói quen đặt hàng online, đặt xe công nghệ.
Ngoài ra, không thể không nhắc tới ngành bất động sản, nếu như đã có xe công nghệ thì tất yếu phải có nhà ở công nghệ. Tại Việt Nam thị trường đầu tư cho thuê bất động sản như homestay/villa/biệt thự đang rất sôi động.
Báo cáo Google và Temasek coi đây là ngành du lịch trực tuyến nói chung - cũng chính là lĩnh vực tiềm năng nhất tại Việt Nam, nơi quy tụ những ông lớn hàng đầu trong hoạt động đặt phòng, thuê khách sạn, homestay, hay đặt vé máy bay, tour du lịch, nghỉ dưỡng.
Với sự tham gia của loạt tên tuổi như: Booking, Agoda, VnTrip, Traveloka, Luxstay,... thị trường này được Google và Temasek ước tính lên tới 3,5 tỷ USD tại Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng 15% mỗi năm.
Để tăng tính bền vững, các OTA (đại lý du lịch trực tuyến) đã đứng ra làm cầu nối giúp các chủ nhà cho thuê nhà, phát triển, đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng. Gần đây nhất, startup cho thuê homestay là Luxstay tiếp tục nhận 3 triệu USD từ các quỹ CyberAgent Ventures, Y1 Ventures...
Startup này đã chứng minh được sự tiềm năng của thị trường. Bằng chứng là trong năm 2018 Luxstay huy động thành công 2,5 triệu USD tại vòng đầu tư Pre-Serie A từ CyberAgent Ventures (Nhật Bản), Genesia Ventures (Nhật Bản), ESP Ventures (Singapore), Founders Capital (Singapore) và Nextrans (Hàn Quốc).
Tháng 9/2018 Luxstay trở thành đối tác chiến lược tại Việt Nam của Rakuten Travel, thuô Rakuten - một trong những tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất Nhật Bản với vốn hoá thị trường lên tới 16 tỷ USD.
Tính đến thời điểm hiện tại, Luxstay đã xây dựng được mạng lưới với gần 10.000 chỗ ở trên khắp cả nước, là nền tảng cho thuê nhà ngắn hạn đáp ứng nhu cầu tốt nhất dành cho thị trường Việt Nam. Phía Luxstay cho biết sẽ tiếp tục mở rộng thị phần kinh doanh, ra mắt các dịch vụ, sản phẩm mới. Cùng với đó, công ty cũng đã có kế hoạch cho việc huy động những vòng gọi vốn lớn tiếp theo trong năm 2019.
Thách thức lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam trong thời đại 4.0 là quản trị dữ liệu
FDI 4.0 - Vì sao và những việc cần làm
Trong giai đoạn phát triển mới, đòi hỏi nguồn lực FDI phải có chất lượng cao hơn, cụm từ mới “FDI 4.0” – nhằm xác định rõ tên của một loại FDI mới, và xác định sự cần thiết phải tập trung ưu tiên cho dòng vốn FDI 4.0 này ở mọi lĩnh vực và địa bàn của nền kinh tế.
Người mua bất động sản hưởng lợi từ công nghệ 4.0
Những trang Zilow (Mỹ) hay Rightmove (Vương quốc Anh) ra đời đã tạo nên một nền tảng online cho ngành bất động sản thế giới. Điều đặc biệt nhất từ công nghệ là lợi ích người mua được đặt lên hàng đầu, điều này đặt ra những thách thức cho bất động sản Việt Nam.
'Tỷ phú gà lạnh' Vũ Mạnh Hùng: Công nghệ 4.0 chính là lời giải cho ngành chăn nuôi Việt Nam
Theo ông Hùng, ‘không có thị trường khó tính, mà quan trọng là sản phẩm của mình có đủ tốt hay không’
Những chữ vàng trong bí quyết giữ người thời 4.0
Chuyên gia cao cấp của Microsoft nhấn mạnh việc quản lý con người là một nghệ thuật xuất phát từ sự đồng cảm và giản dị.
Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay
Đầu tư bền vững tương tự cách chúng ta chọn lọc, chỉ đánh bắt con cá đã đủ trưởng thành làm thực phẩm, để lại các con cá nhỏ để chúng tiếp tục sinh trưởng.
Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu
Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.
Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035
Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.
Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội
Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.
Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn
Từ năm 2022, sự góp mặt của cổ đông Uniben và đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng đã đem tới "bước ngoặt" cho sự phát triển của Chứng khoán Kafi.
Nông dân Việt hưởng ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0
Phát thải ròng bằng 0 được đông đảo người nông dân hưởng ứng và xem như cơ hội để đổi mới mô hình sản xuất, nâng cao giá trị kinh tế.
Nam Long tiếp tục 'đảo nợ' 1.000 tỷ đồng trái phiếu
Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên Nam Long phải phát hành trái phiếu để “đảo nợ” trong năm 2024.