Khi âm nhạc trở thành sứ giả kể chuyện tại Home Hanoi Xuan 2025
Dòng chảy âm nhạc Việt Nam từ cổ điển tới đương đại được tái hiện độc đáo trên đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 tại khu đô thị Mailand Hanoi City (An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội).
Một sáng đầu đông, khi làn gió lạnh nhẹ nhàng thổi qua những con phố Hà Nội, tôi tìm đến Nguyen Huy Thiep Artspace - nơi mà không ít người trong giới nghệ thuật đã khuyên tôi nên ghé thăm. Sau vài cuộc điện thoại, tôi được dẫn đến gặp Nguyễn Phan Khoa, con trai út của cố nhà văn Nguyễn Huy Thiệp và là người điều hành không gian nghệ thuật này.
Chỉ qua một cánh cổng gỗ giản dị, tôi bước vào một sân vườn nhỏ đầy bóng cây xanh mát, mọi thứ xung quanh như thể đều ngưng lại. Tại đây, hai người con trai của cố nhà văn, Nguyễn Phan Bách - họa sĩ sơn dầu với đôi mắt nhìn đời sâu lắng và Nguyễn Phan Khoa - người sáng lập Artspace, đón tiếp tôi nồng nhiệt.
Chúng tôi ngồi xuống uống trà và trong không gian tĩnh lặng ấy, anh Khoa bắt đầu chia sẻ về không gian nghệ thuật của gia đình mình. Tầng một của ngôi nhà lưu giữ những di sản của cố nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, từ sách, tranh, đến những món đồ gốm sứ, như một bảo tàng thu nhỏ về một tài năng lớn. Đặc biệt, giữa những cuốn sách đã ngả màu theo thời gian, có một bản in đầu tiên của “Tướng Về Hưu”, xuất bản năm 1988, được anh Khoa trân trọng như một dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp của cha mình.
“Mỗi cuốn sách ở đây đều là một mảnh ghép của di sản cha tôi để lại," anh Khoa nói, ánh mắt đầy niềm tự hào. “Những cuốn ‘Tướng Về Hưu’ không chỉ là sách, đó còn là một phần tâm hồn cha tôi, một phần không thể thiếu trong cuộc đời ông.”
Tôi như có cảm giác đang đứng trong không gian chứa đựng ký ức không chỉ của một gia đình, mà của cả một thế hệ. Những bức tranh, cuốn sách, từng món đồ ở đây đều thầm thì kể lại câu chuyện của một thời đại, một người và một tình yêu nghệ thuật.
Đâu đó như hiện về hình ảnh một ông tướng về hưu trong tác phẩm Tướng về hưu đối diện với một xã hội đầy sự thay đổi và xung đột; một người đàn ông làm ăn xa quê trở về nhà trong tác phẩm Tướng về hưu chịu áp lực, thử thách của thời buổi xung đột giữa những giá trị cũ và mới. Phong cách viết sắc sảo và đầy chất suy ngẫm của cố nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã để lại cho đời những tác phẩm sâu sắc, phản ánh những vấn đề xã hội và con người trong bối cảnh đất nước thay đổi.
Không chỉ có sách, tầng một còn trưng bày bộ sưu tập tranh mà anh Khoa đã miệt mài thu thập. “Tôi muốn tầng một không chỉ là nơi để nhớ bố, mà còn là nơi để mọi người cảm nhận nghệ thuật và di sản mà ông để lại qua cả sách lẫn tranh”, anh Khoa nói một cách say sưa trước khi dẫn tôi đến với một không gian mới mẻ hơn.
Khi tôi theo anh Khoa lên tầng hai, nơi không khí có phần khác biệt, không còn lắng đọng trong những câu chuyện cũ, mà bừng sáng với những ý tưởng mới, anh bắt đầu kể về tâm huyết của mình trong việc tạo dựng không gian này.
“Tôi dành riêng tầng này cho các họa sĩ trẻ, nơi họ có thể tự do trưng bày các tác phẩm mà không phải lo lắng về chi phí thuê mặt bằng. Chúng tôi chỉ thu một phần doanh thu từ việc bán tranh để duy trì hoạt động,” anh giải thích, đôi mắt sáng lên niềm tin vào thế hệ sáng tạo mới.
Ở đây, tôi không chỉ nhìn thấy những bức tranh, mà còn cảm nhận được hơi thở của sự đổi mới, của một thế hệ đang cố gắng tìm ra tiếng nói riêng. Những tác phẩm đầy táo bạo, sắc màu rực rỡ và những ý tưởng phá cách là minh chứng rõ ràng nhất cho một tương lai sáng tạo không giới hạn.
“Thú chơi tranh ở Việt Nam đang hồi sinh,” anh Khoa tiếp tục, “Nhưng chúng ta vẫn đang ở giai đoạn đầu, và bước đi vẫn còn rất chậm chạp.” Anh nhận định rằng nhiều họa sĩ vẫn còn dè dặt, ngần ngại thử nghiệm những phong cách mới, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19, khi không gian triển lãm trở nên hiếm hoi và cơ hội trưng bày tác phẩm ngày càng khó khăn.
Theo góc nhìn của anh Khoa, thị trường tranh hiện nay, dù phong phú về thể loại, nhưng thực chất lại chia thành hai dòng tranh chính dưới góc độ kinh doanh. Một dòng tranh dễ tiếp cận, được sáng tạo với những chủ đề gần gũi, phổ biến, nhằm thỏa mãn thị hiếu của công chúng và tạo ra giá trị tài chính nhanh chóng. Đây là lựa chọn của những nhà sưu tầm hay những người mua tranh quan tâm đến yếu tố thanh khoản, mong muốn tìm kiếm một khoản đầu tư có thể dễ sinh lời ngay.
Ngược lại, dòng tranh nghệ thuật tự do lại là không gian để các họa sĩ tự do bay bổng với những ý tưởng táo bạo, phá cách, thể hiện cái tôi cá nhân và khát vọng sáng tạo không giới hạn. Những tác phẩm thuộc dòng này không hướng nhiều đếnlợi nhuận, mà là sự thể hiện tinh thần độc bản, đậm tính triết lý và nghệ thuật.
Anh Khoa chia sẻ: “Dù có vẻ đối lập, nhưng hai dòng tranh này lại là hai mảnh ghép không thể thiếu trong vận hành của thị trường nghệ thuật - một dòng mang đến động lực tài chính, một dòng gìn giữ sự tự do sáng tạo.”
“Chúng đều có giá trị riêng”, anh giải thích thêm. “Dòng tranh dễ tiếp cận giúp duy trì sự ổn định tài chính cho người họa sĩ, trong khi dòng tranh tự do là nơi họ tìm thấy bản ngã nghệ thuật của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể cân bằng được cả hai.”
Những họa sĩ có tầm nhìn thường cố gắng kết hợp cả hai dòng tranh này, đôi khi là thông qua việc sáng tạo các bộ tranh giới hạn, vừa giữ được giá trị sưu tầm, vừa khẳng định được dấu ấn cá nhân. Tuy nhiên, đối với nhiều nghệ sĩ trẻ, khó khăn lớn nhất không phải là sáng tạo, mà là thiếu đi nền tảng để định hình giá trị thực sự của tác phẩm.
Anh chia sẻ thêm: “Thị trường tranh ở đây vẫn thiếu những không gian và kênh quảng bá chuyên nghiệp. Có rất nhiều bức tranh đẹp, đầy tâm huyết, nhưng nếu không có cơ hội tiếp cận đúng đối tượng, chúng sẽ mãi nằm im lặng trong xưởng vẽ, không bao giờ được nhìn thấy ánh sáng.”
Đứng trên tầng hai của Nguyen Huy Thiep Artspace, tôi càng cảm nhận rõ ràng rằng nơi đây không chỉ là một phòng tranh đơn thuần. Nó mà là nơi ươm mầm cho những giấc mơ nghệ thuật, là cầu nối giữa nghệ sĩ và công chúng, nơi các họa sĩ trẻ được trao cơ hội để thử nghiệm, để thể hiện mình, và để đưa nghệ thuật đến gần hơn với cuộc sống.
Ở đây, mỗi bức tranh không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật, mà còn là một câu chuyện về tự do sáng tạo, về niềm tin mãnh liệt, và những khát khao mạnh mẽ của một thế hệ mới, mong muốn làm thay đổi thế giới bằng những nét vẽ đầy cảm hứng. Đó còn là sự hi sinh thầm lặng của những nghệ sĩ đang ngày đêm tìm kiếm chỗ đứng trong một thị trường vẫn còn nhiều thách thức.
Anh Khoa chậm rãi dẫn tôi đến trung tâm không gian triển lãm, nơi một bức tranh sơn dầu khổ lớn chiếm trọn ánh nhìn. Anh chia sẻ, giọng trầm ấm, đầy cảm xúc: “Đây là tác phẩm nằm trong một bộ sưu tập mà tác giả đã đánh đổi gần như tất cả để tạo nên. Anh ấy là một họa sĩ trẻ, với khát vọng thể hiện những bức tranh sơn dầu khổ lớn - một chất liệu đòi hỏi sự kiên trì và chi phí không nhỏ. Nhưng để thực hiện giấc mơ đó, anh ấy đã phải thế chấp ngôi nhà của mình cho ngân hàng.”
Câu chuyện về sự hy sinh của người họa sĩ trẻ khiến tôi không khỏi xúc động. Và anh Khoa nhắc lại: “Chúng tôi muốn Artspace trở thành nơi để các họa sĩ trẻ không phải lo lắng về chi phí mặt bằng. Chỉ cần họ có đam mê, dám mơ ước và sáng tạo, chúng tôi sẽ luôn đồng hành cùng họ.”
Sau khi tham quan tầng hai, nơi những bức tranh kể lại câu chuyện sống động của những tài năng trẻ, anh Khoa mời tôi lên tầng ba. Từng bước chân trên cầu thang gỗ dẫn tôi đến một không gian khác biệt: một kho tranh với hàng trăm tác phẩm im lìm, được bảo quản cẩn thận trong những giá kệ gọn gàng.
Anh dừng lại, ánh mắt xa xăm như đang vẽ nên một bức tranh tương lai trong tâm trí: “Đây là nơi chúng tôi lưu giữ những tác phẩm chưa có cơ hội được trưng bày. Nhưng tôi không muốn chúng mãi nằm đây. Tầng ba sẽ là dự án tiếp theo của tôi - một không gian triển lãm mở rộng, như một tầng hai thứ hai.”
Anh tiếp tục chia sẻ về tầm nhìn của mình: “Tôi muốn tạo ra nhiều cơ hội hơn nữa cho các họa sĩ trẻ, nhất là những người đang tìm kiếm một nơi để bắt đầu hành trình nghệ thuật. Nếu tầng hai đã làm được điều đó, tôi tin rằng tầng ba sẽ làm tốt hơn, khi không gian này trở thành một phòng trưng bày chính thức.”
Đứng giữa hàng trăm tác phẩm, tôi không chỉ cảm nhận được không khí sáng tạo mãnh liệt, mà còn thấy được tâm huyết và ước mơ của anh Khoa. Tầng ba không đơn giản là một kho tranh, mà là kho lưu trữ những khát vọng chưa được thực hiện. Ở đây, nghệ thuật không chỉ dừng lại mà chỉ đang chờ đợi một cơ hội mới để kể tiếp câu chuyện của mình.
Ngày nay, thú chơi tranh không còn là đặc quyền của giới thượng lưu. Anh Nguyễn Phan Bách, một họa sĩ sơn dầu và cũng là anh trai của anh Khoa, chia sẻ: “Có những doanh nhân xem tranh như một khoản đầu tư, để giữ giá trị và khẳng định đẳng cấp. Nhưng cũng không ít người trẻ chọn tranh vì họ nhìn thấy chính mình trong từng nét vẽ, từng mảng màu. Tranh không chỉ để treo, mà là để cảm nhận.”
Với giới trẻ hiện nay, xu hướng chọn tranh đương đại ngày càng phổ biến. Những tác phẩm táo bạo, sử dụng chất liệu mới như giấy dó hay sơn dầu luôn thu hút sự chú ý, bởi chúng không chỉ thể hiện tính sáng tạo mà còn có sức hút riêng biệt với không gian sống hiện đại. Anh Khoa nói: “Chất liệu không chỉ là kỹ thuật, mà còn là câu chuyện. Người xem sẽ cảm nhận được tâm hồn của người họa sĩ qua từng nét vẽ.”
Bên cạnh đó, sự xuất hiện của tranh NFT, dựa trên công nghệ blockchain, đang thổi một làn gió mới vào thị trường nghệ thuật truyền thống. Tuy nhiên, anh Bách cũng cảnh báo: “NFT cần được khai thác đúng cách, nếu không sẽ chỉ trở thành công cụ đầu cơ mà thiếu đi giá trị nghệ thuật đích thực.”
Hơn thế, xu hướng tìm kiếm và hỗ trợ các họa sĩ trẻ ngày càng trở nên quan trọng. Những tên tuổi như Nguyễn Quân, Đinh Quân, Văn Ngọc, Lê Kinh Tài, Hà Mạnh Thắng, Lê Thuý … đang thu hút sự chú ý nhờ vào phong cách độc đáo của mình. Không gian như tầng hai của Nguyen Huy Thiep Artspace đã và đang tạo ra cơ hội để các họa sĩ trẻ tiếp cận công chúng mà không phải chịu áp lực tài chính, từ đó tự do sáng tạo và phát triển.
Câu chuyện về nhà sưu tầm nghệ thuật hiện đại dường như không chỉ là về những bức tranh mà còn là sự kết nối các giá trị, bảo tồn và truyền cảm hứng. Phòng tranh tầng hai của Nguyen Huy Thiep Artspace không đơn thuần là nơi trưng bày mà còn là nơi nuôi dưỡng những giấc mơ sáng tạo, là mảnh đất ươm mầm cho những tài năng trẻ.
Tầng hai chính là hiện thân của một thông điệp mạnh mẽ: Hãy cứ vẽ, cứ sáng tạo, vì nghệ thuật sẽ luôn tìm được người đồng hành và trân trọng nó.
Kết thúc buổi tham quan, anh Khoa mời tôi ra sân nhỏ phía trước, nơi ánh nắng cuối ngày xuyên qua tán cây tạo nên khung cảnh bình yên. Ấm trà nóng vẫn còn nghi ngút khói, như tiếp nối câu chuyện nghệ thuật chưa bao giờ ngừng mạch.
Anh Khoa, cùng anh Bách, chia sẻ về những thách thức trong việc bảo tồn tranh tại Việt Nam, đặc biệt là trong điều kiện khí hậu nhiệt đới. “Độ ẩm và khí hậu của Việt Nam là một kẻ thù của nghệ thuật,” anh Khoa trăn trở. “Ngay cả những bức tranh được bảo quản tốt nhất cũng không thể tránh khỏi nguy cơ xuống cấp nếu không có điều kiện lưu trữ phù hợp.”
Không chỉ đối mặt với những thách thức về môi trường bảo quản, anh Khoa còn chỉ ra một thực trạng đáng buồn: “Nhiều không gian triển lãm hiện nay chỉ chú trọng yếu tố thương mại. Tranh bị biến thành hàng hóa, thay vì được coi là một phần của văn hóa và giáo dục. Chúng ta cần nhiều hơn những không gian để nghệ thuật thật sự được đến gần hơn với công chúng.”
Nhấp một ngụm trà, anh Bách, với thái độ điềm đạm nhưng sắc sảo, chia sẻ thêm một góc nhìn thực tế dành cho những ai đam mê sưu tầm tranh. “Sưu tầm tranh không chỉ đơn giản là chọn một bức tranh đẹp. Điều quan trọng đầu tiên là tài chính - liệu nó có phù hợp với khả năng của bạn không, và tác phẩm ấy có khả năng thanh khoản cao không? Nghệ thuật vẫn phải đối diện với thực tế," anh nói, không hề giấu đi sự thẳng thắn.
Câu chuyện dần quay lại với những gì anh em nhà anh Khoa đã và đang làm tại Nguyen Huy Thiep Artspace. Tầng hai của không gian này không chỉ là nơi trưng bày, mà còn là một tuyên ngôn đầy mạnh mẽ: nghệ thuật không chỉ để bán, mà còn để bảo tồn và kể lại những câu chuyện sâu sắc.
Anh Khoa kết thúc bằng lời tâm huyết: “Chúng tôi không thể thay đổi mọi thách thức về môi trường bảo quản hay thị trường nghệ thuật, nhưng tôi tin rằng, nếu làm đúng, nghệ thuật sẽ tự tìm cách trường tồn. Và nhiệm vụ của chúng tôi là tạo ra một không gian để những giá trị ấy có cơ hội được nhìn thấy.”
Lời nói ấy như một ngọn gió mát lành, tiếp thêm sức sống và hy vọng cho những câu chuyện nghệ thuật vẫn đang chờ được viết tiếp tại Nguyen Huy Thiep Artspace.
Rời khỏi Nguyen Huy Thiep Artspace, tôi không chỉ mang theo những hình ảnh về tranh, sách hay kỷ vật, mà còn là cảm giác về một nơi mà nghệ thuật được trưng bày, được bảo tồn và truyền cảm hứng.
Câu chuyện của anh Khoa và anh Bách không chỉ là hành trình cá nhân, mà còn là một cuộc chiến kiên trì để bảo vệ và lan tỏa giá trị nghệ thuật trong một thị trường đầy thử thách. Từ những bức tranh khổ lớn sinh ra từ sự đánh đổi, đến khát vọng tạo ra cơ hội cho thế hệ họa sĩ trẻ, không gian này không chỉ là nơi lưu giữ tác phẩm, mà còn là mảnh đất ươm mầm những giấc mơ sáng tạo.
Thú chơi tranh tại Việt Nam, dù đang đối mặt với không ít khó khăn, nhưng chính những không gian nghệ thuật như thế này lại khơi dậy niềm hy vọng. Qua mỗi bức tranh, mỗi câu chuyện, những ngọn lửa nhỏ ấy tiếp tục thắp sáng, góp phần đưa nghệ thuật Việt vươn xa trên bản đồ thế giới.
Dòng chảy âm nhạc Việt Nam từ cổ điển tới đương đại được tái hiện độc đáo trên đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 tại khu đô thị Mailand Hanoi City (An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội).
Đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 tại khu đô thị Mailand Hanoi City sẽ mở cửa đón khách từ ngày 16/1-3/2 (17 tháng chạp – mùng 6 Tết) với nhiều hoạt động tôn vinh văn hóa Việt.
Hệ thống đèn chiếu sáng mỹ thuật hiện đại được lắp cho cầu Ba Son, khiến cho cây cầu khoác tấm áo mới rực rỡ chào đón năm 2025.
Sau 16 năm được phục dựng, lễ hội Tịch Điền, Hà Nam tái hiện hình ảnh xưa kia vua Lê Đại Hành đi những đường cày đầu xuân cho nhân dân vào vụ mới.
Song hành với mục tiêu kiến tạo Hà Nội thể hiện vị thế “thành phố sáng tạo” được UNESCO công nhận, Mailand Hanoi City đã trở thành khu đô thị giàu tính kết nối và bản sắc văn hóa.
Sự hồi sinh của gốm Chu Đậu là mảnh ghép quan trọng với văn hóa và lịch sử Việt Nam, là bài học về phục hồi và phát triển nghề truyền thống đã thất truyền.
Lần thứ 2 liên tiếp, Mailand Hanoi City tiếp tục được thành phố Hà Nội chọn làm điểm bắn pháo hoa đầy màu sắc trong khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.
Ngày đầu tiên của Tết Ất Tỵ 2025, người dân phía Tây thủ đô chọn mặc áo dài tham quan, vui chơi tại đường hoa Home Hanoi Xuan (An Khánh, Hoài Đức).
Hành trình bảo tồn giá trị nghệ thuật ở Nguyen Huy Thiep Artspace giữa thị trường tranh đầy gian nan và thử thách khó khăn.
Doanh nghiệp trong kỷ nguyên số cần nhiều hơn là công nghệ, họ cần một chiến lược quản trị thông minh, dựa trên dữ liệu và sự linh hoạt.
Sau 16 năm được phục dựng, lễ hội Tịch Điền, Hà Nam tái hiện hình ảnh xưa kia vua Lê Đại Hành đi những đường cày đầu xuân cho nhân dân vào vụ mới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao EVN và PetroVietnam làm chủ đầu tư hai nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, yêu cầu đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo minh bạch và hợp tác quốc tế.
Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2024 với kết quả hoàn thành kế hoạch lợi nhuận và chất lượng nợ vay được cải thiện.
Mở rộng mạng bay quốc tế với đội tàu bay hiện đại ngày càng lớn mạnh, Vietjet ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2024.
TP. Hà Nội lên ba phương án giải quyết dứt điểm 712 dự án chậm tiến độ triển khai nhằm sớm đưa đất vào sử dụng tiết kiệm và hiệu quả.