Chứng khoán ngày 31/5: VIC kết hợp cổ phiếu ngân hàng dẫn dắt VN-Index tăng hơn 22 điểm
Sự trở lại mạnh mẽ của VIC và nhóm cổ phiếu ngân hàng đã dẫn dắt VN-Index tăng hơn 22 điểm.
HOSE - Khớp lệnh không còn uể oải
Điều đáng mừng nhất hôm nay là lực cầu gia tăng khá mạnh khiến thị trường đi lên liên tục. Sắc xanh phủ rộng trên bảng điện tử. Gần đến 11h sáng, chỉ số VN-Index đã đạt mốc 990 điểm và còn tiếp tục leo đỉnh.
Tâm lý nhà đầu tư cũng trở nên thoải mái hơn khi đặt lệnh vào hệ thống. Bên cung và bên cầu dễ dàng gặp nhau, tình trạng khớp lệnh đã không còn uể oải như vài phiên gần đây.
Mức cao nhất mà VN-Index đạt được trong ngày là 995,06 điểm, tăng 2,45% so với tham chiếu.
Sau khi đạt đỉnh thì chỉ số này có sự điều chỉnh nhẹ khi một số cổ phiếu ngân hàng vấp phải áp lực chốt lời. Đến giờ nghỉ trưa, VN-Index tạm dừng ở 993,66 điểm (+2,31%) so với tham chiếu.
Toàn bộ top 10 mã có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn đều tăng giá khá gồm VCB tăng 5,2%; CTG tăng 2,6%; BID tăng 3,6%; VIC tăng 2,6%; VHM tăng 2% (đầu phiên còn chìm trong sắc đỏ); VNM tăng 2,4%; GAS tăng 2,8%; SAB tăng 0,5%; MSN tăng 2,5%; HPG tăng 2%.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục tạo động lực tâm lý chính khi tất cả đều đồng lòng tăng giá khá cao. Ngoài 3 mã kể trên còn có VPB tăng 2%; MBB tăng 1,4%; HDB tăng 5,6%; STB tăng 0,9%; TPB tăng 0,9%; EIB tăng 1%.
Đến chiều, tuy diễn biến của chỉ số VN-Index không được hưng phấn như buổi sáng. Nhưng chỉ số này cũng không bị tụt quá sâu. Sau khi VN-Index quay lại gần mốc 982 điểm thì đã bật tăng trở lại cho đến lúc đóng cửa tại mức 992,87 điểm, tăng 21,62 điểm (+2,23%) so với tham chiếu.
Khối lượng giao dịch tăng tiếp 12% so với phiên trước, đạt 204 triệu đơn vị, tương ứng với 5,96 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 179 mã tăng giá, 110 mã giảm giá và 51 mã đứng giá. Trong đó có 22 mã tăng trần và 7 mã giảm sàn.
VCB (+5,36%) và VIC (+2,59%) tiếp tục là hai mã chứng khoán góp phần nhiều nhất cho thành tích VN-Index hôm nay với lần lượt 3,46 điểm và 2,63 điểm ảnh hưởng.
Các cổ phiếu còn lại trong top 10 mã có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn cũng có mức tăng khá khi đều trên 1%.
Vấp phải áp lực chốt lời mạnh hơn vào buổi chiều, nhóm cổ phiếu ngân hàng đã không giữ được độ cao như phiên sáng. Đến lúc đóng cửa, ngoài VCB tăng giá còn có BID tăng 1,54%; CTG tăng 1,29%; VPB tăng 2,22%; MBB tăng 0,52%; HDB tăng 5,64%. Ngoài trừ STB, EIB, TPB đứng giá. Tổng điểm ngành này bỏ vào chỉ số VN-Index hôm nay chỉ có 5,7 điểm.
Về khối lượng giao dịch, mã SSI (+1,09%) với hơn 9 triệu đơn vị dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là CTG với 7,38 triệu đơn vị và HPG (+1,6%) đạt hơn 6,64 triệu đơn vị.
VCB dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 3,2 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là SSI, VRE, HPG.
Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất là KBC với 1,75 triệu đơn vị. Theo sau là DXG, SSI, HDB.
Trong phiên giao dịch hôm nay, 4 mã có khối lượng giao dịch đột biến khi tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó.
Cụ thể, TCD (CTCP Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải) tăng 29,6 lần, CDO (CTCP Tư vấn thiết kế và phát triển đô thị) tăng 14,9 lần, TLD (CTCP Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Thăng Long) tăng 6,4 lần, TSC (CTCP Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Cần Thơ) tăng 5,2 lần.
HNX - Vớt đáy thành công
Trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, chỉ số HNX-Index chìm trong sắc đỏ từ sớm khi áp lực bán ra gia tăng. Tuy nhiên, sau 30 phút khớp lệnh, chỉ số này đã trở lại mốc tham chiếu và vẫn tiếp tục leo đỉnh. Mức cao nhất trong ngày mà HNX-Index đạt được là 116,68 điểm, tăng 1,54%.
Đến giờ nghỉ trưa, chỉ số này điều chỉnh nhẹ và tạm dừng tại mức 115,92 điểm, chỉ còn tăng 0,88%. Cùng với việc thu hẹp đà tăng của các cổ phiếu chi phối gồm SHB tăng 1,1%; ACB tăng 1,5%; VGC tăng 0,9%; VCG tăng 2,2%.
Đến chiều, lực nâng đỡ chính yếu dần khiến chỉ số HNX-Index lao dốc xuống dưới mốc tham chiếu. Nhưng sau đó lực cầu tăng mạnh hơn khiến chỉ số này được vớt đáy trở lại và đóng cửa tại mức 115,75 điểm, tăng 0,83 điểm (+0,73%).
Khối lượng giao dịch tăng thêm 27% so với phiên trước, đạt hơn 54,3 triệu đơn vị, tương ứng 0,76 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 112 mã tăng giá, 87 mã giảm giá và 44 mã đứng giá.
ACB (+1,25%) là mã chứng khoán góp phần nhiều nhất cho thành tích của HNX-Index hôm nay với 0,29 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 23 mã tăng giá kịch trần, 15 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, SHB (-1,08%) dẫn đầu sàn khi đạt 10,2 triệu đơn vị. ACB (+1,25%) theo sau với 5,4 triệu đơn vị, PVS (+2,35%) đạt hơn 4,26 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, KDM là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 3,37 triệu đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất là VGC với 2,16 triệu đơn vị.
Sàn HNX hôm nay, 2 mã có khối lượng giao dịch đột biến hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó gồm VMI, NDN.
Sự trở lại mạnh mẽ của VIC và nhóm cổ phiếu ngân hàng đã dẫn dắt VN-Index tăng hơn 22 điểm.
Không còn đồng lòng tăng giá như hôm qua, cổ phiếu ngân hàng đã phân hóa vào hôm nay khiến VN-Index thiếu trụ đỡ mạnh.
Đại diện VietinBank cho biết nhà băng đã đạt được những kết quả kinh doanh tích cực trong 6 tháng đầu năm.
Tín dụng từ đầu năm đến nay tăng cao so với cùng kỳ, với định hướng kéo GDP đạt mục tiêu tăng trưởng. Mặc dù vậy, việc phụ thuộc quá lớn vào dòng vốn ngân hàng cũng mang lại nhiều rủi ro.
Các Ngân hàng Nhà nước khu vực chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/7, đồng bộ với hệ thống chính quyền địa phương mới.
Những ngân hàng tập trung cho vay bán lẻ như MB, HDBank, VPBank hay VIB được kỳ vọng hưởng lợi lớn nhờ khả năng xử lý nhanh các khoản vay nhỏ.
Tốc độ, tiện lợi, an toàn là những yếu tố giúp thanh toán không tiền mặt chinh phục người tiêu dùng từ thành thị đến nông thôn, từ Gen Z đến thế hệ trung niên.
Doanh nghiệp FDI có trường hợp ghi nhận tổng vốn đầu tư hàng tỷ USD nhưng vốn góp thực tế từ chủ sở hữu rất thấp, gây ra rủi ro chuyển giá, trốn thuế.
Vincom Retail vừa công bố thông tin sẽ nhận chuyển nhượng một phần siêu dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ (Vinhomes Green Paradise) của Vingroup.
Ban lãnh đạo Gemadept cho biết, từ khi có thông tin thuế đối ứng thì doanh nghiệp đã chuẩn bị các kịch bản đối phó, đảm bảo ảnh hưởng tối thiểu kể cả trong kịch bản xấu.
Nguồn thu từ trao đổi tín chỉ carbon rừng là nguồn thu của chủ rừng, theo dự thảo nghị định của Bộ Nông nghiệp và môi trường.
Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh, dịch vụ hậu mãi, đặc biệt là trải nghiệm bảo hành cũng đã trở thành một yếu tố đóng vai trò then chốt góp phần xây dựng uy tín thương hiệu. Tập đoàn Tân Á Đại Thành, với tầm nhìn chiến lược, đã triển khai hệ thống bảo hành điện tử, khẳng định cam kết nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng một cách toàn diện và chuyên nghiệp
Hãng hàng không Vietjet vừa chính thức khai trương các đường bay thẳng đầu tiên giữa Việt Nam và Nga.
Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) vừa được vinh danh với giải Vàng tại giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia lần thứ IV - cột mốc quan trọng tiếp theo khẳng định tầm vóc của dự án và tầm nhìn chiến lược của Vinhomes. Giải thưởng góp phần gia tăng sức hút của đô thị đảo nghỉ dưỡng với giới đầu tư và cộng đồng quốc tế giữa thời điểm Hải Phòng đang trên hành trình vươn mình trở thành siêu đô thị hàng đầu khu vực.