Chứng khoán ngày 30/5: Cổ phiếu ngân hàng phân hóa, khối lượng giao dịch lại trở thành vấn đề
Không còn đồng lòng tăng giá như hôm qua, cổ phiếu ngân hàng đã phân hóa vào hôm nay khiến VN-Index thiếu trụ đỡ mạnh.
HOSE - VIC kết hợp nhóm ngân hàng dẫn dắt VN-Index
Chỉ số VN-Index chao đảo quanh mốc tham chiếu trong 30 phút khớp lệnh đầu phiên và đạt mức thấp nhất trong ngày tại 945,29 điểm (-0,34%). Áp lực từ nguồn cung đã giảm đáng kể vào hôm nay. Đa số các mã lớn đều có sự đi lên khá ổn trên biểu đồ giá, đặc biệt là sự đồng thuận trong sắc xanh của nhóm cổ phiểu ngân hàng.
VN-Index liên tục đi lên và chạm đỉnh cao nhất của buổi sáng gần 967 điểm (+1,95%) vào gần giờ nghỉ trưa. Tuy nhiên sau đó vấp phải sự điều chỉnh nhẹ ở những phút cuối khiến chỉ số này tạm dừng tại mức 963,34 điểm (+1,56%).
Nhóm cổ phiếu ngân hàng trở lại dẫn dắt sàn vào sáng nay khi đa số đều tăng giá và khối lượng giao dịch được cải thiện đáng kể đã ảnh hưởng tích cực lên nhiều cổ phiếu khác gồm VCB tăng 2,7; CTG tăng 2,1%; BID tăng 2,9%; VPB tăng 3,9%; MBB tăng 2,5%; HDB tăng 4,4%; STB tăng 0,9%; EIB tăng 1,7%. Riêng TPB giảm nhẹ 0,7%.
Trong top 10 mã có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn, ngoài các cổ phiếu ngân hàng khá nổi bật thì VIC cũng có biến động giá mạnh trong sáng nay. Đầu phiên, cổ phiếu này còn giảm 1,8% thì đến trưa đã tăng mạnh 4,5% lên mức 116.000 đồng/1 cổ phiếu. Cổ phiếu tăng giá còn GAS tăng 2,6% và HPG tăng 4,9%.
Ở phía ngược lại có VHM lại giảm 0,2%, cùng với VNM giảm 0,9%; SAB giảm 1,3%; MSN giảm 1,1%.
Đến chiều, đà tăng của chỉ số VN-Index vẫn tiếp tục. Lực cầu được cải thiện tốt và sắc xanh đang phủ rộng hơn trên bảng điện tử. VN-Index đi lên khá vững chắc và đóng cửa tại mức 971,25 điểm, tăng 22,75 điểm (+2,4%) so với tham chiếu.
Khối lượng giao dịch tăng trở lại hơn 24% so với phiên trước, đạt 182 triệu đơn vị, tương ứng với 6 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 212 mã tăng giá, 89 mã giảm giá và 36 mã đứng giá. Trong đó có 26 mã tăng trần và 10 mã giảm sàn.
VIC (+4,51%), VCB (+4,04%) và SAB (+4,8%) là 3 mã chứng khoán góp phần nhiều nhất cho thành tích hôm nay của VN-Index với lần lượt 4,38 điểm, 2,5 điểm và 2,34 điểm ảnh hưởng.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng hôm nay đa số đều tăng giá với sự dẫn dắt của VCB gồm CTG tăng 5,65%; BID tăng 5,98%; VPB tăng 4,17%; MBB tăng 5,63%; HDB tăng 6,27%; STB tăng 2,17%; EIB tăng 0,7%. Riêng TPB giảm 2,44%. Tổng điểm ngành này góp vào VN-Index là 8,9 điểm.
Ngược lại, 2 mã tạo gánh nặng lớn nhất cho sàn là VHM (-1,62%) và VNM (-0,79%) khi lần lượt cướp đi của VN-Index 1,69 điểm và 0,63 điểm.
Về khối lượng giao dịch, mã HPG (+6,25%) với hơn 9,23 triệu đơn vị dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là SSI (tăng trần) với 8 triệu đơn vị và VIC (+4,5%) đạt hơn 5,57 triệu đơn vị.
HPG dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 4,2 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là E1VFVN30, VRE, VNM.
Những phiên gần đây, cổ phiếu HPG thu hút khá mạnh dòng vốn ngoại. Mới đây, trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình CNBC , ông Bill Stoops - giám đốc đầu tư (CIO) của quỹ Dragon Capital đã đưa ra những nhận định hết sức lạc quan về triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam. Thêm nữa, trong đó ông Stoops đã nhắc đến cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát với những đánh giá cao.
Cụ thể, ông nhận định Tập đoàn Hòa Phát là nhà cung cấp thép xây dựng lớn nhất trong giai đoạn bùng nổ về xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng. Nhờ ưu thế về giá mà Hòa Phát dễ dàng đánh bại các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn.
Hiện nay, Hòa Phát đang tăng gấp đôi công suất và sắp tới sẽ có dòng tiền từ nỗ lực mở rộng với tỷ suất ROE lên tới 20%. Hơn nữa là tỷ lệ P/E của cổ phiếu này chỉ ở mức 8 lần, còn tốc độ tăng trưởng EPS nằm trong khoảng 25 – 30% trong 3 năm tới.
Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất là VIC với 4,8 triệu đơn vị. Theo sau là HPG, VNM, HSG.
Trong phiên giao dịch hôm nay, 6 mã có khối lượng giao dịch đột biến khi tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó.
Cụ thể, TNC (CTCP Cao su Thống Nhất) tăng 14,4 lần, DAH (CTCP Tập đoàn Khách sạn Đông Á) tăng 13 lần, TYA (CTCP Dây và Cáp điện Taya VN) tăng 10,8 lần, KSH (CTCP Đầu tư và Phát triển KSH) tăng 8,6 lần, CAV (CTCP dây cáp điện VN) tăng 6,1 lần, MHC (CTCP MHC) tăng 4,6 lần.
HNX - Sắc xanh
Trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, sau khi mở cửa trong sắc đỏ nhạt, chỉ số HNX-Index đã tăng vọt và đạt đỉnh đầu tiên tại 113,82 điểm (+1,9%) vào gần giờ nghỉ trưa. Tuy nhiên, sau đó đã có sự điều chỉnh nhẹ và tạm dừng tại 112,92 điểm (+1,09%).
Một số mã lớn tăng giá vào buổi sáng gồm PVS tăng 2,4%; SHB tăng 2,2%; ACB tăng 1,8%; VGC tăng 3,2%.
Đến chiều, diễn biến của HNX-Index còn phấn khởi hơn khi tiếp tục đi lên. Cho đến lúc kết thúc phiên, chỉ số này đóng cửa tại mức cao nhất trong ngày tại 114,91 điểm, tăng 3,21 điểm (+2,88%) so với tham chiếu.
Khối lượng giao dịch tăng nhẹ 7% so với phiên trước, đạt hơn 42,6 triệu đơn vị, tương ứng 0,6 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 73 mã tăng giá, 76 mã giảm giá và 61 mã đứng giá.
ACB (+4,17%) là mã chứng khoán góp phần nhiều nhất cho thành tích của HNX-Index hôm nay với 0,94 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 27 mã tăng giá kịch trần, 12 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, SHB (+4,49%) dẫn đầu sàn khi đạt 8,2 triệu đơn vị. PVS (+3,03%) theo sau với 3,7 triệu đơn vị, ACB (+4,17%) đạt hơn 3,56 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, SHS là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 632,9 nghìn đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất là VGC với 1,35 triệu đơn vị.
Sàn HNX hôm nay, 3 mã có khối lượng giao dịch đột biến hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó gồm SPP, VNR, SPI.
Không còn đồng lòng tăng giá như hôm qua, cổ phiếu ngân hàng đã phân hóa vào hôm nay khiến VN-Index thiếu trụ đỡ mạnh.
Hôm nay, sắc xanh đã trở lại trên cả 2 sàn với sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu ngân hàng.
Ban lãnh đạo các ngân hàng trên đều tin tưởng việc nhận chuyển giao sẽ mang lại lợi ích, song mỗi bên lại tìm kiếm những cơ hội khác nhau.
Việt Nam cần phải tiếp tục duy trì tốc độ thay đổi hiện tại nếu muốn đạt mục tiêu nâng hạng vào năm 2025, theo FTSE Russell.
Các kế hoạch huy động vốn từ cổ đông của BVBank diễn ra trái ngược với xu hướng chi trả cổ tích tiền mặt của các nhà băng khác trong ngành.
Các kế hoạch niêm yết được đẩy mạnh trong bối cảnh các thành viên thị trường tích cực chuẩn bị nguồn lực và vị thế cho sự kiện nâng hạng chứng khoán Việt Nam.
Thanh toán số trở thành yêu cầu bắt buộc với các doanh nghiệp khi phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt và sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ và xu hướng tiêu dùng.
Ban lãnh đạo các ngân hàng trên đều tin tưởng việc nhận chuyển giao sẽ mang lại lợi ích, song mỗi bên lại tìm kiếm những cơ hội khác nhau.
ASEAN cần tự cường, đẩy mạnh kết nối và đổi mới sáng tạo để đối phó thách thức, vươn tầm phát triển trong bối cảnh toàn cầu biến động.
Thương mại song phương Việt - Pháp đang phục hồi chậm, chỉ gần 7% so với cùng kỳ, thấp hơn nhiều so với bức tranh xuất nhập khẩu chung của Việt Nam
PVcomBank ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lần thứ tư tham gia sự kiện Sóng Festival với công nghệ thanh toán xác thực sinh trắc học Smile Pay.
Chương trình đào tạo của Ericsson sẽ trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng cần thiết về công nghệ 5G, Cloud và AI bắt kịp xu hướng ngành viễn thông.
Dù chỉ mới là sinh viên năm ba đại học, nhưng ban điều hành startup MSE đã nhận được vốn đầu tư thông qua việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho các doanh nghiệp.
Việt Nam sẽ nhận được hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ và nguồn lực cần thiết để chuyển dịch năng lượng theo hướng bền vững.