Chứng khoán ngày 11/7: Ngân hàng trở thành 'điểm tối nhất', VN-Index suýt rớt mốc 890 điểm
Nhóm cổ phiếu ngân hàng giảm giá mạnh vào lúc chốt phiên, nhờ VIC xanh lại mà VN-Index cứu được mốc 890 điểm.
HOSE - Giao dịch 'kiểu buồn ngủ'
Khối lượng giao dịch hôm qua đã được cải thiện đáng kể trong bối cảnh thị trường tụt mạnh về điểm số. Lực cầu bắt đáy gia tăng khi nhiều mã hấp dẫn đã giảm giá 'sốc'. Thêm nữa là do lượng hàng và tiền T+3 đổ vào tài khoản của nhà đầu tư từ ngày 6/7 mà cung – cầu dễ dàng gặp nhau hơn. Ngoài ra, khối lượng giao dịch hôm qua với ngày 6/7 không chênh lệch nhiều.
Bước vào phiên giao dịch hôm nay, tình trạng khớp lệnh lại rơi trở lại vào ‘cảnh buồn ngủ’ khi dường như đa số nhà đầu tư đều đang đứng ngoài quan sát. Áp lực chốt lời ở mức giá thấp đã được tiết giảm khiến chỉ số VN-Index nhanh chóng lấy lại sắc xanh sau khi tụt mạnh 8 điểm tuyệt đối so với tham chiếu (-0,94%), xuống mức thấp nhất trong ngày tại 884,75 điểm.
VN-Index chủ yếu giằng co quanh mốc tham chiếu trong hơn nửa đầu phiên sáng với biên độ thấp. Gần đến 11h, chỉ số này mới có sự hồi phục rõ ràng và đạt mốc 900 điểm vào giờ nghỉ trưa (+0,78%).
Trong top 10 mã giá trị vốn hóa lớn nhất sàn sáng nay đa số đều đã cải thiện được giá gồm VIC tăng 0,1%; VHM tăng 0,27%; VNM tăng 0,6%; GAS tăng 2,2%, VCB tăng 2,5%; CTG tăng 4,3%; BID tăng 4,3%. Riêng SAB giảm 0,41%; MSN giảm 0,14%; HPG giảm 1,3%.
Nổi bật nhất là sự hồi phục của hầu hết các cổ phiếu ngành ngân hàng ngoài 3 mã kể trên còn VPB tăng 2,5%; MBB tăng 3,9%; STB tăng 2%; HDB tăng 0,5%. Ngoại trừ TCB giảm 0,4%; TPB và EIB dừng ở giá tham chiếu.
Đến chiều, lực cầu không có nhiều sự cải thiện. Chỉ số VN-Index leo lên được đỉnh ngày tại 905,72 điểm, tăng 1,41% so với tham chiếu, sau đó thì tụt dần về gần mức tham chiếu và đóng cửa tại mức 898,51 điểm, tăng 5,35 điểm (+0,6%).
Khối lượng giao dịch giảm trở lại 28% so với phiên trước, đạt 113,8 triệu đơn vị, tương ứng với 2,35 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 158 mã tăng giá, 120 mã giảm giá và 53 mã đứng giá. Trong đó có 7 mã tăng trần và 10 mã giảm sàn.
Lực nâng đỡ chỉ số VN-Index lại một lần nữa chủ yếu đến từ nhóm ngân hàng gồm VCB tăng 2,34%; TCB tăng 0,97%; CTG tăng 4,31%; BID tăng 4,07%; VPB tăng 1,74%; MBB tăng 4,12%; HDB tăng 0,61%; STB tăng 1,5%. Riêng EIB đứng giá và TPB giảm 0,19%. Tổng điểm của ngàng này đóng góp vào chỉ số chính là 4,7 điểm.
Về khối lượng giao dịch, mã FLC (+0,84%) với 5,17 triệu đơn vị dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là CTG với 4,6 triệu đơn vị và HAG (+2,46%) đạt 4 triệu đơn vị.
VPB dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 4 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là DXG, HPG, E1VFVN30.
Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất là VPB với 4 triệu đơn vị. Theo sau là HPG, BID, VCB.
Trong phiên giao dịch hôm nay, 2 mã có khối lượng giao dịch đột biến khi tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày. Cụ thể, VNS (CTCP Ánh Dương Việt Nam) tăng 8,3 lần; E1VFVN30 tăng 4,7 lần.
HNX – Trở lại mốc 100 điểm.
Trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, hôm nay, chỉ số HNX-Index đi lên khá nhẹ nhàng và dễ dàng trở lại mốc 100 điểm. Các cổ phiếu chi phối hầu hết đều duy trì được sắc xanh trong hầu hết phiên, tuy nhiên sự hồi phục về giá cũng không quá mạnh. Tình trạng giao dịch không khác nhiều so với sàn HOSE, khá chậm chạp và uể oải. Đến cuối phiên, HNX-Index đóng cửa tại 100,43 điểm, tăng 1,91 điểm so với tham chiếu (+1,94%).
Khối lượng giao dịch giảm 34% so với phiên trước, đạt 25,8 triệu đơn vị, tương ứng với 0,38 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 38 mã tăng giá, 96 mã giảm giá và 66 mã đứng giá.
ACB (+3,76) là mã chứng khoán đóng góp nhiều nhất cho thành tích của HNX-Index hôm nay với 0,69 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 19 mã tăng giá kịch trần, 8 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, SHB (+4,17%) dẫn đầu sàn khi đạt 5,97 triệu đơn vị. ACB (+3,76%) theo sau với 4,15 triệu đơn vị, PVS (-0,65%) đạt 1,6 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, VGC là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 385,2 nghìn đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất là LAS với 551,5 nghìn đơn vị.
Sàn HNX hôm nay, 2 mã có khối lượng giao dịch đột biến hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó gồm LAS, SD9.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng giảm giá mạnh vào lúc chốt phiên, nhờ VIC xanh lại mà VN-Index cứu được mốc 890 điểm.
Cứ ngỡ, VN-Index đã thoát được một phiên giảm điểm vào gần cuối phiên, bất ngờ đợt ATC cướp hơn 5 điểm tuyệt đối và đóng cửa trong sắc đỏ tại 911,12 điểm, giảm 4 điểm so với tham chiếu (-0,44%).
Nghị định 94 ra đời bước đầu tạo hành lang pháp lý cho vay ngang hàng, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn cho lĩnh vực tài chính số.
Tổng giám đốc của VPBank Nguyễn Đức Vinh nhìn nhận, hiệu quả của mô hình tập đoàn tài chính nằm ở khả năng tận dụng được sức mạnh cộng hưởng của cả hệ thống.
MSB công bố kế hoạch quay lại lĩnh vực chứng khoán được xem là bước đi chiến lược nhằm hoàn thiện hệ sinh thái tài chính, mở rộng thị trường vốn trong dài hạn.
Điểm nhấn trong chiến lược dài hạn của MB là mục tiêu đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và chạm mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.
Nhóm ngân hàng và chứng khoán gần như độc chiếm thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong ba tháng đầu năm.
Nghị định 94 ra đời bước đầu tạo hành lang pháp lý cho vay ngang hàng, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn cho lĩnh vực tài chính số.
Tổng công suất của dự án hơn 852.000 tấn/năm, so với giấy đăng ký đầu tư lần đầu, dự án có thêm hai giai đoạn và vốn đầu tư tăng gấp ba lên hơn 6.000 tỷ đồng.
Người dân và du khách vỡ òa hạnh phúc khi hai chuyến tàu từ miền Bắc thân thương và miền Nam ruột thịt gặp nhau tại khúc ruột miền Trung trong ngày vui lớn của toàn dân tộc.
Các thiên đường du lịch trên khắp dải đất hình chữ S đều rợp cờ đỏ sao vàng, rộng ràng không khí lễ hội sôi động, đưa du khách hòa mình vào ngày hội lớn của dân tộc.
Hai đoàn tàu xuất phát từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn sẽ gặp nhau tại ga Đà Nẵng vào trưa 30/4 trong thời khắc kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.
Để hiện thực hoá khát vọng xây dựng nước Việt Nam “hơn mười ngày nay”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực và phát huy mọi tiềm năng.
Chủ tịch Thế Giới Di Động tin tưởng ban lãnh đạo mới, cùng chiến lược kinh doanh tập trung vào chất sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng không giới hạn.