Chứng khoán ngày 11/7: Ngân hàng trở thành 'điểm tối nhất', VN-Index suýt rớt mốc 890 điểm
Ngọc Chi -
11/07/2018 20:32 (GMT+7)
Nhóm cổ phiếu ngân hàng giảm giá mạnh vào lúc chốt phiên, nhờ VIC xanh lại mà VN-Index cứu được mốc 890 điểm.
HOSE - Bán tháo
Tiếp tục lực cung kỹ thuật mạnh tại mức giá thấp từ đợt ATC chiều qua, bước vào phiên giao dịch hôm nay, thị trường đã bị nhấn chìm trong sắc đỏ từ sớm. Chỉ số VN-Index mở cửa tại mức 898,08 điểm, giảm tới 13 điểm so với tham chiếu (-1,43%).
Dường như, chỉ số này không nhận được chút hỗ trợ nào từ mốc tròn điểm 900 khi dễ dàng bị đục thủng. ‘Công thần’ của 2 phiên đầu tuần là các cổ phiếu ngành ngân hàng cũng trở thành điểm tối nhất trong sáng nay khi đang giảm giá từ 4 đến hơn 5%.
Lực nâng đỡ không có khiến VN-Index khó lòng hồi phục và chỉ rập rình dưới mức 900 điểm. Cho đến trưa, chỉ số này tạm dừng tại 894,45 điểm (-1,83%).
Trong top 10 mã có giá trị vốn hóa lớn nhất sáng nay, chỉ có VIC và VHM có sự cải thiện đáng kể trên biểu đồ giá nhờ lực cầu gia tăng sau nửa phiên sáng khi VIC về tham chiếu từ mức giảm 3%, VHM chỉ còn giảm nhẹ 0,9% từ mức giảm 2,7%. Các mã còn lại gồm VNM giảm 0,2%; GAS giảm 2,1%; SAB giảm 0,9%; MSN giảm 0,4%; HPG giảm 2,3%; VCB giảm 3,2%; CTG giảm 4,9%; BID giảm 5,5%.
Phần còn lại của nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng giảm giá mạnh như TCB giảm 6,1%; VPB giảm 4%; MBB giảm 4,4%; HDB giảm 5,4%; STB giảm 2,4%; TPB giảm 1,3%; EIB giảm 0,7%.
Đến chiều, diễn biến của chỉ số VN-Index càng tệ hơn khi tâm lý nhà đầu tư trở nên mất kiên nhẫn. Áp lực chốt lời gia tăng mạnh hơn khiến hầu hết các mã đào sâu trên biểu đồ giá.
Lực cầu bắt đáy tuy có nhưng không đủ khiến thị trường đảo chiều. Điều này có thể là do lượng hàng và tiền T+3 đã về tài khoản, ngày giao dịch 6/7 khối lượng giao dịch đạt được trên sàn được xem là khá tốt trong vòng 1 tháng qua. VN-Index tiếp tục rơi xuống đáy ngày tại 885,09 điểm (-2,86%).
Số lượng mã giảm giá nhiều hơn gần 5 lần so với số mã tăng giá. Trái ngược với cuối phiên chiều qua, đợt ATC hôm nay lại giúp VN-Index gỡ gạc lại một chút điểm số và đóng cửa tại 893,16 điểm, giảm 17,96 điểm so với tham chiếu (-1,97%).
Khối lượng giao dịch tăng trở lại 34% so với phiên trước, đạt 158,6 triệu đơn vị, tương ứng với 3,78 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 50 mã tăng giá, 241 mã giảm giá và 33 mã đứng giá. Trong đó 4 mã tăng trần và 15 mã giảm sàn.
Trong top 20 mã có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn hôm nay, chỉ có VIC tăng giảm 1,46% và NVL tăng 0,2%, VNM và SAB đứng giá. Các mã còn lại đều giảm khá với 11 mã giảm hơn 2%.
Nhóm ngân hàng là góc tối nhất của VN-Index hôm nay với mức giảm giá khá mạnh gồm VCB giảm 3,58%; CTG giảm 6,49%; BID giảm 6,55%; VPB giảm 6,84%; MBB giảm 5,83%; HDB giảm 6,55%; TCB giảm 6,87%; STB giảm 3,85%; TPB giảm 1,47%; EIB đứng giá.
Về khối lượng giao dịch, mã FLC (-1,86%) với 11,6 triệu đơn vị dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là HAG (-1,81%) với 7,7 triệu đơn vị và HPG (-3,1%) đạt 7 triệu đơn vị.
VPB dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 4 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là DXG, E1VFVN30, HPG.
Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất là VPB với 4 triệu đơn vị. Theo sau là HPG, BID, VCB.
Trong phiên giao dịch hôm nay, 4 mã có khối lượng giao dịch đột biến khi tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày.
Cụ thể, KMR (CTCP Mirae) tăng 12,6 lần; PXI (CTCP Xây dựng Công nghiệp và Dân dụng Dầu khí) tăng 10,4 lần; KSB (CTCP Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương) tăng 4,1 lần, ITC (CTCP Đầu tư – Kinh doanh Nhà) tăng 4 lần.
HNX – Lại rớt mốc 100 điểm
Trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, vấp phải áp lực bán mạnh từ sớm, chỉ số HNX-Index nhanh chóng rơi xuống dưới mốc tham chiếu ngay sau khi mở cửa sáng nay. Thiếu đi lực nâng đỡ, chỉ số này chủ yếu rập rình dưới ngưỡng 100 điểm.
Đến chiều, diễn biến của HNX-Index dần tệ hơn khi các cổ phiếu chi phối gần như lao dốc trên biểu đồ giá. Chỉ số này đóng cửa tại 98,52 điểm, giảm 3,1 điểm (-3,05%).
Khối lượng giao dịch tăng 38% so với phiên trước, đạt 39 triệu đơn vị, tương ứng với 0,55 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 38 mã tăng giá, 96 mã giảm giá và 66 mã đứng giá.
ACB (-5,9%) là mã chứng khoán tạo gánh nặng lớn nhất cho HNX-Index hôm nay với -1,2 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 6 mã tăng giá kịch trần, 18 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, SHB (-5,26%) dẫn đầu sàn khi đạt 8,7 triệu đơn vị. ACB (-5,9%) theo sau với 7 triệu đơn vị, VGC (+1,85%) đạt 3 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, SHS là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 1 triệu đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất là PVI với 272,9 nghìn đơn vị.
Sàn HNX hôm nay, duy nhất mã DPS có khối lượng giao dịch đột biến hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó.
Cứ ngỡ, VN-Index đã thoát được một phiên giảm điểm vào gần cuối phiên, bất ngờ đợt ATC cướp hơn 5 điểm tuyệt đối và đóng cửa trong sắc đỏ tại 911,12 điểm, giảm 4 điểm so với tham chiếu (-0,44%).
Sau khi vài lần đe dọa mốc 930 điểm nhưng không thành công, thị trường mất kiên nhẫn. Nhóm cổ phiếu ngân hàng bị chốt lời sớm khiến VN-Index mất hết nỗ lực về điểm số của phiên sáng và rớt thêm 2 điểm.
Hệ sinh thái số tích hợp, hiện đại của TPBank dành cho khách hàng doanh nghiệp đã được đánh giá cao tại khuôn khổ giải thưởng thường niên do The Asian Banker tổ chức.
Sau những bước đầu thành công với sản phẩm Tin Vay cho vay cá nhân hoàn toàn trực tuyến, VietCredit (Công ty Tài chính cổ phần Tín Việt) tiếp tục mở rộng thị phần và lĩnh vực hoạt động bằng việc cho ra mắt thương hiệu Tin Vay Biz – sản phẩm cho vay hộ kinh doanh và tiểu thương, với đối tác đầu tiên - nền tảng phần mềm quản lý bán hàng KiotViet.
Hệ sinh thái số tích hợp, hiện đại của TPBank dành cho khách hàng doanh nghiệp đã được đánh giá cao tại khuôn khổ giải thưởng thường niên do The Asian Banker tổ chức.
Các dự án đầu tư hứa hẹn sẽ được tiếp cận nguồn tín dụng xanh và phát hành trái phiếu xanh nếu đáp ứng các tiêu chí môi trường cũng như đạt điều kiện xác nhận tương ứng.
Tiết kiệm chi phí không chỉ đơn giản là giảm bớt chi tiêu, còn cần tích hợp công nghệ tiên tiến, cải tiến quy trình hoạt động và đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Giá chung cư tăng vọt khiến dòng tiền chảy mạnh về các tỉnh lẻ sau thông tin sáp nhập, nhưng xu hướng này cũng đang được nhiều chuyên gia lên tiếng cảnh báo rủi ro.