Chứng khoán ngày 17/5: VHM chào sàn trong ngày VN-Index còn 1.030 điểm
Chỉ số VN-Index tiếp tục phiên sụt giảm sâu thứ 2 liên tiếp về mức 1.030 điểm khi các mã lớn hầu như đỏ rực
HOSE - VHM chưa đóng góp cho VN-Index
Sau 2 ngày giảm mạnh trước đó, khiến chỉ số VN-Index tụt mạnh tới 43 điểm, thì đến hôm nay, lực cầu bắt đáy đã tăng nhẹ trở lại vào đầu phiên. Chỉ số này đạt mức cao nhất trong buổi sáng gần mốc 1.040 điểm, tăng 0,76% sau 15 phút khớp lệnh đầu.
Dường như bên mua đang rất kiên nhẫn theo dõi thị trường khi áp lực bán ra vẫn tiếp tục ồ ạt. Chỉ số chính không giữ được mốc tham chiếu vào lúc 10h45 và liên tục giảm sâu sau đó. VN-Index tạm nghỉ trưa tại 1.021 điểm (-0,94%).
Trong top 10 mã có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn, ngoài trừ VHM và VRE đứng giá thì chỉ có một số mã tăng khá nhẹ gồm VNM tăng 1,33%; MSN tăng 2,07%; SAB tăng 0,2%. Còn lại đều giảm mạnh gồm VIC giảm 1,5%; GAS giảm 2,6%; VCB giảm 2,1%; BID giảm 3,6% và CTG giảm 1,4%.
Đến chiều, sau khi tụt xuống đáy thấp nhất trong ngày tại 1.013,57 điểm (-1,66%) thì lực cầu bắt đáy tăng nhẹ tại một số mã lớn. Chỉ số VN-Index tăng mạnh trở lại và liên tục cho đến hết phiên, đóng cửa tại mức 1.040 điểm, tăng 9,9 điểm (+0,96%) so với tham chiếu.
Tổng khối lượng giao dịch tăng vọt 215% so với phiên trước, đạt 408 triệu đơn vị, tương ứng với 35 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch, đạt kỷ lục trong lịch sử thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, các giao dịch thỏa thuận khủng của VHM đã chiếm tới 30,7 nghìn tỷ đồng, với bên mua là nhà đầu tư nước ngoài, còn bên bán là nhà đầu tư trong nước. Thực tế, khối lượng khớp lệnh trên sàn vẫn quá thấp.
Khối lượng giao dịch khủng của VHM là thế nhưng lại không có một cổ phiếu nào được giao dịch qua khớp lệnh. Bên mua thì dư trần gần 1 triệu đơn vị, trong khi bên bán trắng xóa. Giá thỏa thuận của cổ phiếu này vẫn là giá tham chiếu 110.500 đồng khiến VHM chưa có đóng góp nào cho chỉ số VN-Index hôm nay.
Cho dù thị trường chờ đợi khá nhiều vào cổ phiếu này khi VHM đang là mã có giá trị vốn hóa lớn thứ 2 trên sàn, sau VIC. Diễn biến này cũng VHM khá giống với ‘người anh em’ VRE tại thời điểm mới lên sàn khi đều trắng bên bán trong mấy phiên đầu.
Chốt phiên có 116 mã tăng giá, 154 mã giảm giá và 61 mã đứng giá. Trong đó, có 7 mã tăng trần và 6 mã giảm sàn.
Ba cổ phiếu VNM (+3,7%), SAB (+4,51%), MSN (+6,32%) là mã chứng khoán góp phần nhiều nhất cho thành tích của VN-Index hôm nay với tương ứng lần lượt 2,93 điểm; 2,3 điểm và 2,1 điểm ảnh hưởng.
Trong top 20 mã có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn, chỉ có 3 mã giảm giá gồm GAS (-0,86%), VCB (-0,53%), BID (-0,15%) khi lần lượt tạo gánh nặng -0,63 điểm, -0,36 điểm và -0,06 điểm ảnh hưởng.
Về khối lượng giao dịch, mã OGC (+0,44%) với hơn 5,09 triệu đơn vị dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là CTG (+0,86%) với 5 triệu đơn vị và SSI (-1,79%) đạt hơn 4,5 triệu đơn vị.
VHM dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 248,9 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là MBB, REE, E1VFVN30.
Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất là MBB với 3,76 triệu đơn vị. Theo sau là REE, HPG, VNM.
Trong phiên giao dịch hôm nay, duy nhất mã C47 (CTCP Xây dựng 47) có khối lượng giao dịch đột biến khi tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó.
HNX – Khối lượng giao dịch được cải thiện
Trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, sáng nay, sau khi tạo đỉnh 2 lần với lần đầu cao hơn lần sau thì chỉ số HNX-Index bắt đầu suy yếu dần và áp lực bán ra tại các trụ đỡ lớn tăng lên.
Mức cao nhất trong ngày mà chỉ số này đạt được ở đầu phiên là 122.41 điểm, tăng 0,75% so với mức tham chiếu.
Gần 11h, HNX-Index chuyển sắc đỏ và liên tục lùi sâu hơn. Cho đến trưa, chỉ số này dừng ở mức 120.53 điểm (-0,8%).
Sàn HNX không còn trụ nâng đỡ chính khi hầu như các mã lớn đều đua nhau giảm giá gồm SHB giảm 2%; PVS giảm 0,5%; VGC giảm 1,9%; ACB giảm 1,2%.
Ngay khi quay lại giao dịch, diễn biến của chỉ số HNX-Index còn tệ khi liên tục lùi mạnh về đáy thấp nhất trong ngày tại 119.27 điểm (-1,84%). Lực cầu bắt đáy trở lại sàn Hà Nội tại thời điểm này khiến chỉ số chính quay lại mốc tham chiếu và đóng cửa tại mức 121,27 điểm, giảm 0,23 điểm (-0,19%).
Khối lượng giao dịch tăng hơn 25% so với phiên trước, đạt hơn 56,9 triệu đơn vị, tương ứng gần 0,83 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 72 mã tăng giá, 91 mã giảm giá và 78 mã đứng giá.
VCG (+3,74%) là mã chứng khoán tạo gánh nặng nhiều nhất cho HNX-Index hôm nay với -0,18 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 12 mã tăng giá kịch trần, 17 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, SHB (-1,96%) dẫn đầu sàn khi đạt 10,47 triệu đơn vị. PVS (0%) theo sau với 6,48 triệu đơn vị, CEO (tăng trần) đạt hơn 3 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, CEO là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 710,9 nghìn đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất là PVS với 430,4 nghìn đơn vị.
Sàn HNX hôm nay, có 2 mã đạt khối lượng giao dịch đột biến hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó gồm PDC, PIV.
Chỉ số VN-Index tiếp tục phiên sụt giảm sâu thứ 2 liên tiếp về mức 1.030 điểm khi các mã lớn hầu như đỏ rực
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo nhấn mạnh, vụ kiện yêu cầu bồi thường cho Trung Nguyên 1.709 tỷ là vô căn cứ!
Oceanbank sẽ đổi tên và có chủ tịch, tổng giám đốc mới là nhân sự từ ngân hàng Quân đội.
Là sản phẩm ra đời với sứ mệnh “số hóa tài chính” của Công ty tài chính cổ phần Tín Việt (VietCredit), Tin Vay đã rất nhanh chóng “phủ sóng” trên các ứng dụng fintech hàng đầu như MoMo, Viettel Money, tiện ích Tài chính Fiza trong Zalo.
Tài chính xanh đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc đổi mới mô hình hoạt động, hướng tới phát triển bền vững.
Hoạt động mua lại trước hạn đang diễn ra khá sôi động trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, tập trung ở lĩnh vực bất động sản.
Chỉ trong vòng 1 tuần 29/11-7/12, tín dụng tăng trưởng 0,6%, giúp tăng trưởng tín dụng lũy kế năm 2024 đạt 12,5%.
V-Green và Tập đoàn đa ngành Prime Group, thông qua công ty con tại UAE, công bố biên bản ghi nhớ (MoU) về việc phát triển trạm sạc xe điện VinFast tại Indonesia.
Dự án phát triển vườn cam thương hiệu FVF trên diện tích tập trung lớn của Tập đoàn TH có thể xem như một điển hình về ứng dụng công nghệ hiện đại phát triển nông nghiệp xanh bền vững.
Oceanbank sẽ đổi tên và có chủ tịch, tổng giám đốc mới là nhân sự từ ngân hàng Quân đội.
Chỉ còn khoảng ba tuần, để giao dịch tài chính không bị gián đoạn, SHB một lần nữa khuyến nghị khách hàng sớm bổ sung thông tin sinh trắc học và trước ngày 31/12/2024.
PVcomBank đã tặng Bệnh viện Đa khoa Vân Đình một xe cứu thương Ford Transit đi kèm trang thiết bị y tế chất lượng cao, tổng giá trị lên tới 1,5 tỷ đồng.
Dịch chuyển tới ven đô để tận hưởng các yếu tố xanh là điều thường thấy, nhưng với những cư dân nội đô, dự án căn hộ nào sẽ là lựa chọn hàng đầu khi xu hướng bất động sản xanh là không thể đảo ngược?
Giá chung cư Hà Nội không còn tình trạng sốt nóng như nhiều tháng trước.