Chứng khoán ngày 23/5: Đảo chiều thành công dù không có sự trợ giúp của VHM và VIC

Ngọc Chi - 23/05/2018 22:47 (GMT+7)

Hôm nay, cả 2 sàn đều có phiên đảo chiều thành công khi chỉ số chính nửa phiên đầu tụt mạnh và vớt đáy mạnh vào nửa phiên sau.

HOSE - VHM và VIC tạo gánh nặng

Điều dễ dàng nhận thấy sáng nay là hiện tượng khớp lệnh quá thưa thớt và uể oải. Mặc dù khối lượng giao dịch có sự tham gia của 2,64 triệu cổ phiếu VHM nhưng con số tổng vẫn thấp hơn so với sáng qua.

Sau 3 phiên lên sàn, VHM chỉ mới khớp lệnh được 20 cổ phiếu ở mức giá trần. Đến hôm nay, sau hơn 1 giờ giao dịch, VHM bất ngờ bị bán mạnh với hơn 1,5 triệu cổ phiếu và tụt xuống mức giá sàn 110.000 đồng/cổ phiếu, cùng lúc trên bảng điện tử đã trắng bên mua.

Ngoài VHM, áp lực bán ra cũng ồ ạt tại đa số các mã từ sớm khiến sắc đỏ nhanh chóng lan rộng. Chỉ số VN-Index tiếp tục lao dốc ngay từ đầu phiên tới 11 điểm tuyệt đối, tương ứng với 1,13% so với tham chiếu. Sau hơn 30 phút khớp lệnh đầu, VN-Index có đợt hồi phục mạnh nhất trong buổi sáng lên mức 980.27 điểm và chỉ còn giảm 0,57%.

Nhà đầu tư đang cân nhắc rất kỹ khi đặt lệnh mua trong tình trạng phía bán vẫn diễn ra ồ ạt chưa thấy hồi kết. Sau khi loanh quanh mốc 980 điểm một lúc thì VN-Index lại tụt mạnh trở lại và tạm nghỉ trưa tại mức 967,87 điểm (-1,83%) so với tham chiếu.

Dù thoát khỏi giá sàn khi kết thúc phiên sáng, nhưng với mức giảm mạnh giá của 2 mã có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn là VIC VHM lần lượt 4,14% và 6,9% đã tạo gánh nặng lớn lên chỉ số chính.

Sắc xanh duy nhất trong số các trụ lớn là VNM khi tăng giá 1,85%. Còn lại đều giảm giá như SAB giảm 1,1%; MSN giảm 1,2%; VRE giảm 2,3%; VCB giảm 1,5%; CTG giảm 0,7%; BID giảm 0,9%...

Đến chiều, lực cầu bắt đáy tăng mạnh tại nhiều mã lớn khiến chỉ số VN-Index vớt đáy thành công. Mặc dù có 2 lần vấp nhẹ nhưng không đáng kể khi đà tăng điểm của chỉ số này khá vững chắc lên mức cao nhất trong ngày tại 995,25 điểm (+0,95%). 

Tuy nhiên, đợt ATC đã khiến VN-Index lùi lại gần 7 điểm tuyệt đối và đóng cửa tại mức 988,94 điểm, tăng 3,03 điểm (+0,31%) so với tham chiếu.

Chứng khoán ngày 23/5: Đảo chiều thành công dù không có sự trợ giúp của VHM và VIC

Khối lượng giao dịch nhích nhẹ hơn gần 1% so với hôm qua, đạt mức 182 triệu đơn vị, tương ứng với 6,6 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.

Chốt phiên có 151 mã tăng giá, 128 mã đứng giá và 61 mã đứng giá. Trong đó có 9 mã tăng trần và 8 mã giảm sàn.

Trong top 20 mã có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn hôm nay, chỉ còn lại 6 mã giảm giá sau cú vớt đáy thành công vào buổi chiều gồm VHM (-6,68%); VIC (-3,2%); SAB giảm 1,98%; HDB giảm 3,33%; ROS giảm 2,64%; NVL giảm 0,4%.

Ba cổ phiếu VHM, VIC SAB là những mã tạo gánh nặng lớn nhất đối với chỉ số VN-Index hôm nay khi cướp đi lần lượt -7 điểm, -2,97 điểm và -1,04 điểm ảnh hưởng.

Phần còn lại của danh sách này đều tăng giá khá tốt với sự dẫn dắt của GAS (tăng trần), VNM (+3,27%), VCB (+2,06%) khi góp vào thành tích của VN-Index lần lượt 4,7 điểm, 2,55 điểm và 1,31 điểm ảnh hưởng.

Về khối lượng giao dịch, mã SSI (+3,83%) với hơn 6,94 triệu đơn vị dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là HSG (0%) với 6,27 triệu đơn vị và CTG (+3,32%) đạt hơn 5,2 triệu đơn vị.

Tổ chức Daiwa Securities Group Inc vừa thông báo đã mua được 3,68 triệu cổ phiếu SSI của CTCP Chứng khoán Sài Gòn trong tổng số hơn 11,91 triệu cổ phiếu đăng ký mua trước đó. Giao dịch thực hiện từ 19/4 đến 18/5/2018. 

Số cổ phiếu này mới chỉ bằng 31% tổng lượng cổ phiếu mà đơn vị này đăng ký mua trước đó. Lý do không thực hiện hết khối lượng đăng ký mua mà tổ chức này đưa ra là do mức giá không phù hợp. 

Sau giao dịch, Daiwa Securities nâng lượng sở hữu cổ phiếu SSI lên 20,39% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của Chứng khoán Sài Gòn từ mức 19,66%.

Về cổ phiếu HSG, trước đó Công ty TNHH MTV Tâm Thiện Tâm là một trong 4 cổ đông lớn nhất tại Tập đoàn Hoa Sen. Công ty này vừa hoàn tất bán 5 triệu cổ phiếu HSG, giảm lượng sở hữu sau giao dịch tại Tập đoàn Hoa Sen xuống còn hơn 19,21 triệu đơn vị, tương ứng tỷ lệ 5,49%. 

Tuy nhiên, công ty này lại tiếp tục đăng ký bán hơn 19,21 triệu cổ phiếu HSG còn lại theo phương thức thỏa thuận. Thời gian giao dịch dự kiến từ 23/5 đến 21/6. (Chủ tịch công ty TNHH MTV Tâm Thiện Tâm là bà Hoàng Thị Hương Xuân và cũng vợ ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen) 

VNM dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 6,87 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là E1VFVN30, VHM, VND.

Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất là VNM với 6,8 triệu đơn vị. Theo sau là VHM, VIC, SSI.

Trong phiên giao dịch hôm nay, 4 mã có khối lượng giao dịch đột biến khi tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó. Cụ thể, TNT (CTCP Tài Nguyên) tăng 8,8 lần, C32 (CTCP Đầu tư Xây dựng 3-2) tiếp tục nằm trong danh sách này khi tăng 8,2 lần; VPD (CTCP Phát triển Điện Lực VN) tăng 7,1 lần, AAA (CTCP Nhựa và Môi trường xanh An Phát) tăng 5,7 lần.

HNX - Đảo chiều thành công

Trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, sau 2/3 thời gian buổi sáng chỉ rập rình gần mức tham chiếu thì áp lực bán ra tại một số mã lớn tăng mạnh hơn. Chỉ số HNX-Index bắt đầu tụt xuống mức 115,4 điểm (-2,29%) vào giờ nghỉ trưa.

Trong số các mã chi phối sàn thì chỉ có VCG tăng 2,38%; VGC tăng 1,23%, tạo trụ đỡ chính cho sàn. Còn lại đều giảm khá như ACB giảm 1,95%; SHB giảm 1,1%; PVS giảm 3,52%.

Đến chiều, chỉ số HNX-Index đã thành công vớt đáy khi xu hướng chung là đi lên liên tục cho đến lúc đóng cửa tại mức cao nhất trong ngày tại 118,11 điểm, tăng 1,39 điểm (+1,19%) so với tham chiếu.

Chứng khoán ngày 23/5:

Khối lượng giao dịch giảm trở lại hơn 31% so với phiên trước, đạt hơn 48 triệu đơn vị, tương ứng 0,65 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch.

Chốt phiên có 97 mã tăng giá, 74 mã giảm giá và 61 mã đứng giá.

SHB (+4,4%) là mã chứng khoán góp phần nhiều nhất cho thành tích của HNX-Index hôm nay với 0,28 điểm ảnh hưởng.

Cả phiên có 15 mã tăng giá kịch trần, 14 mã chạm sàn.

Về khối lượng giao dịch, SHB (+4,4%) dẫn đầu sàn khi đạt 7,7 triệu đơn vị. PVS (0%) theo sau với 3,4 triệu đơn vị, ACB (+0,97%) đạt hơn 2,84 triệu đơn vị.

Về khối ngoại, SHS là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 923,6 nghìn đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất là VGC với 748,2 nghìn đơn vị.

Sàn HNX hôm nay, 3 mã có khối lượng giao dịch đột biến hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó gồm S99, PVE, KDM.

Ý kiến ( 0)
Chứng khoán ngày 22/5: VN-Index không cứu được mốc 1.000 điểm với 20 cổ phiếu VHM

Chứng khoán ngày 22/5: VN-Index không cứu được mốc 1.000 điểm với 20 cổ phiếu VHM

Tài chính -  6 năm

Hôm nay, 2 sàn đều chìm trong sắc đỏ và chỉ số chính giảm sâu. VN-Index tớt tới 30 điểm.

Chứng khoán ngày 21/5: VIC giảm sàn cùng VN-Index rớt hơn 25 điểm

Chứng khoán ngày 21/5: VIC giảm sàn cùng VN-Index rớt hơn 25 điểm

Tài chính -  6 năm

Đây là phiên giảm sàn đầu tiên trong năm nay của VIC.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  12 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chủ tịch Dragon Capital: Sóng gió chứng khoán Việt đã qua

Chủ tịch Dragon Capital: Sóng gió chứng khoán Việt đã qua

Tài chính -  23 giờ

Các yếu tố vĩ mô tích cực và sự phục hồi của doanh nghiệp niêm yết sẽ là động lực chính thúc đẩy chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới.

Mekong Capital đầu tư 200 triệu USD cho nông nghiệp bền vững sông Mê Kông

Mekong Capital đầu tư 200 triệu USD cho nông nghiệp bền vững sông Mê Kông

Tài chính -  5 ngày

Khoản tài trợ giúp phát triển hệ sinh thái đa dạng ở hạ lưu sông Mê Kông thông qua việc sử dụng đất bền vững, các giải pháp thiên nhiên và hoạt động canh tác.

Kho bạc Nhà nước liên tiếp thu mua USD

Kho bạc Nhà nước liên tiếp thu mua USD

Tài chính -  6 ngày

Tranh thủ tỷ giá hạ nhiệt, Kho bạc Nhà nước đã có 2 đợt thu mua USD liên tiếp kể từ đầu tháng 9.

Mùa tất bật 'lạ thường' của ngành bảo hiểm

Mùa tất bật 'lạ thường' của ngành bảo hiểm

Tài chính -  6 ngày

Nhân lực ngành bảo hiểm đang được huy động tối đa nhằm nỗ lực khắc phục các tổn thất, thiệt hại của tổ chức và cá nhân trong bão số 3.

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tiêu điểm -  8 giờ

Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  12 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  12 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  13 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  15 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.