Chứng khoán ngày 20/7: SAB, VJC 'lật kèo' khiến VN-Index bị 'thổi bay' 10 điểm
Nhóm ngân hàng không hỗ trợ, SAB, VJC gần hết phiên thì giảm mạnh, VN-Index bất ngờ bị tụt sâu 10 điểm.
HOSE - Ngân hàng chốt lời cuối phiên
Sau 6 ngày tăng điểm liên tiếp, thị trường đã có phiên giảm điểm trở lại vào cuối tuần qua. Tuy nhiên, theo CTCP Chứng khoán Bảo Việt-BVSC, thanh khoản tăng mạnh và diễn biến tích cực của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn tuần vừa qua là những điểm sáng của thị trường. Phiên điều chỉnh cuối tuần được đánh giá là một phiên điều chỉnh mang tính kỹ thuật và chịu ảnh hưởng bởi đợt tái cơ cấu danh mục của các quỹ track theo chỉ số VN30.
Xu hướng thị trường trong tuần này được dự báo tiếp tục diễn biến tích cực với sự phân hóa cao giữa các nhóm ngành phụ thuốc vào kết quả kinh doanh quý 2 sắp được công bố.
Bước vào phiên giao dịch hôm nay, sau vài phút rung lắc nhẹ quanh mức tham chiếu vào đầu phiên, chỉ số VN-Index đã nhanh chóng lấy lại đà tăng nhờ vào sự hồi phục trên biểu đồ giá của một số mã lớn như VCB, VIC, GAS. Sắc xanh lan rộng hơn trên bảng điện tử cùng với dòng tiền chảy vào thị trường một cách tích cực. VN-Index vượt qua mốc 940 điểm và dần tiếp cận ngưỡng kháng cự 950 điểm.
Dường như, mốc 950 điểm là ngưỡng tâm lý khó nhằn tiếp theo mà chỉ số chính phải đối mặt. Trước phiên điều chỉnh cuối tuần trước, VN-Index cũng đã thử chinh phục mốc này nhưng đều vấp phải áp lực chốt lời lớn và bật mạnh trở lại.
Đến giờ nghỉ trưa, VN-Index tạm nghỉ tại 945,33 điểm, tăng 12 điểm so với tham chiếu (+1,28%).
Top 10 mã có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn sáng nay hầu như đều tăng giá gồm VIC tăng 2,32%; VCB tăng 2,11%; GAS tăng 3,14%; SAB tăng 4%; BID tăng 2,36%; VNM tăng 0,41%; MSN tăng 1,52%; VRE tăng 0,95%. Riêng CTG giảm 0,2%.
Đến chiều, VN-Index đi lên mạnh hơn và nhanh chóng áp sát mốc 950 điểm. Tuy nhiên, áp lực chốt lời gia tăng lần nữa khiến chỉ số này chưa kịp chạm mốc tâm lý thì đã lập đỉnh cao nhất trong ngày tại 949,14 điểm (+1,69%). Nhiều mã lớn không duy trì được độ cao trên biểu đồ giá mà lùi lại. Lực nâng đỡ yếu dần khiến chỉ số chính liên tục giảm điểm và đóng cửa tại 936,74 điểm, chỉ còn tăng 3,35 điểm (+0,36%).
Khối lượng giao dịch tăng nhẹ 2% so với phiên trước, đạt 208,6 triệu đơn vị, tương ứng với 4,7 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 145 mã tăng giá, 146 mã đứng giá và 43 mã đứng giá. Trong đó có 12 mã tăng trần và 8 mã giảm sàn.
SAB (+5,35%) và VJC (+6,87%) là 2 mã đóng góp nhiều nhất cho thành tích của VN-Index hôm nay với lần lượt 2,3 điểm và 1,4 điểm ảnh hưởng.
Theo sau là GAS (+2,3%) và VHM (+0,84%) cũng đã tạo lực nâng đỡ khá với lần lượt 1,24 điểm và 0,82 điểm ảnh hưởng.
Ngoại trừ STB tăng trần, phần còn lại của nhóm ngân hàng đều quay đầu giảm giá và trở thành những cổ phiếu tạo gánh nặng lớn nhất cho VN-Index vào cuối phiên, gồm VCB giảm 0,35%; CTG giảm 4,45%; BID giảm 2,36%; VPB giảm 6,78%; MBB giảm 1,93%; HDB giảm 0,57%; TCB giảm 4,66%; TPB giảm 0,19%; EIB đứng giá.
Về khối lượng giao dịch, mã HAG (tăng trần) với 23,4 triệu đơn vị dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là FLC (+2,77%) với 18 triệu đơn vị và STB đạt 14,2 triệu đơn vị.
VPB dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 5 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là FLC, HPG, DXG.
Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất là VPB với 5 triệu đơn vị. Theo sau là VRE, HAG, VNM.
Trong phiên giao dịch hôm nay, 4 mã có khối lượng giao dịch đột biến khi tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày. Cụ thể, CCL (CTCP Đầu tư và Phát triển Đô thị Dầu khí Cửu Long) tăng tới 6,4 lần; HT1 (CTCP Xi măng Hà Tiên 1) tăng 6,3 lần; PLP (CTCP Sản xuất và Công nghệ Nhựa Pha Lê) tăng 5,7 lần; QCG (CTCP Quốc Cường Gia Lai) tăng 5,4 lần.
HNX - Lực nâng đỡ yếu
Trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, sáng nay, chỉ số HNX-Index chủ yếu giằng co quanh mốc tham chiếu với biên độ nhỏ. Các cổ phiếu chi phối có sự phân hóa rõ rệt. Thời gian chìm trong sắc đỏ của chỉ số chính chiếm tỷ lệ lớn hơn.
Đến chiều, việc giảm sâu trên biểu đồ giá của ACB khiến HNX-Index khó giữ được mốc tham chiếu và liên tục giảm mạnh. Sắc đỏ không chiếm đa số trên bảng điện tử, việc sụt giảm về điểm số chủ yếu đến từ các mã lớn. Cho đến hết phiên, HNX-Index đóng cửa tại 106,3 điểm, giảm 1,32 điểm (-1,22%).
Khối lượng giao dịch giảm nhẹ 2% so với phiên trước, đạt 44,4 triệu đơn vị, tương ứng với 0,6 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 79 mã tăng giá, 78 mã giảm giá và 58 mã đứng giá.
ACB (-2,99%) là mã chứng khoán tạo gánh nặng lớn nhất cho HNX-Index hôm nay với -0,68 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 21 mã tăng giá kịch trần, 9 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, PVS (0%) dẫn đầu sàn khi đạt 7,1 triệu đơn vị. SHB (-2,44%) theo sau với 5,79 triệu đơn vị, ACB (-2,99%) đạt 4,97 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, VGC là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 1,23 triệu đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất là SHB với 443,3 nghìn đơn vị.
Sàn HNX hôm nay, 6 mã có khối lượng giao dịch đột biến hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó gồm DGC, DGL, BBS, NBC, DST, HKB.
Nhóm ngân hàng không hỗ trợ, SAB, VJC gần hết phiên thì giảm mạnh, VN-Index bất ngờ bị tụt sâu 10 điểm.
Bất chấp nhóm ngân hàng 'trở mặt' giảm khá, MSN và VJC đã giúp VN-Index ghi nhận phiên tăng điểm thứ 6
Việt Nam đang tiến gần đến cơ hội nâng hạng thị trường chứng khoán từ FTSE Russell. Cải cách mạnh mẽ đã mở đường, nhưng liệu thị trường có đáp ứng được kỳ vọng quốc tế?
Trải qua 5 năm tái cấu trúc, NCB đã có những bước tiến lớn khi ‘đóng gói’ xong những vấn đề cũ và sẵn sàng cho một chu kỳ tăng trưởng mới.
Hệ sinh thái số tích hợp, hiện đại của TPBank dành cho khách hàng doanh nghiệp đã được đánh giá cao tại khuôn khổ giải thưởng thường niên do The Asian Banker tổ chức.
Người trẻ đứng trước cơ hội vay mua nhà với lãi suất thấp, song đằng sau đó là bài toán lãi suất thả nổi và đòn bẩy tài chính quá khả năng.
Lần đầu tiên sau gần 10 năm, VIB phải dịch chuyển hướng các khoản vay ra khỏi lĩnh vực bán lẻ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xử lý dứt điểm 1.533 dự án tồn đọng, nhằm giải phóng nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng.
Xuất khẩu tôm tăng trưởng mạnh hai tháng đầu năm nhưng ngành tôm tiếp tục đối diện không ít khó khăn.
Cả nguồn cung và nguồn cầu hiện đang thúc đẩy giá bất động sản tiếp tục tăng.
Việt Nam đang tiến gần đến cơ hội nâng hạng thị trường chứng khoán từ FTSE Russell. Cải cách mạnh mẽ đã mở đường, nhưng liệu thị trường có đáp ứng được kỳ vọng quốc tế?
Thủy điện Hồi Xuân chính thức bị ghi tên vào danh sách dự án có dấu hiệu lãng phí sau 15 năm triển khai với tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.
Nhiều doanh nghiệp dù không cố ý nhưng đã vô tình vướng phải các cáo buộc tẩy xanh, tẩy hồng và tẩy cầu vồng trong quá trình truyền thông ESG.
Tổng giám đốc Furama Resort Danang Nguyễn Đức Quỳnh cho rằng cắt giảm theo nghĩa truyền thống không còn phù hợp để tối ưu chi phí vận hành khách sạn.