Chứng khoán ngày 28/5: Tuy VN-Index rớt tiếp 32 điểm nhưng khối lượng giao dịch trở lại 45%
Đầu tuần, chỉ số VN-Index tiếp tục rớt sâu nhưng khối lượng giao dịch đã trở lại khi nhiều mã có khối lượng tăng đột biến.
HOSE - Ngân hàng dẫn dắt sàn đi lên
Tối qua, trên Bản tin thời sự 19h của VTV, ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã trả lời phóng viên VTV về chuỗi giảm mạnh của thị trường vừa qua.
Theo đó, ông Sơn cho biết chuỗi ngày giảm mạnh có nhiều nguyên nhân. Đầu tiên là thị trường đã có giai đoạn tăng trưởng mạnh trong năm 2017 và quý I/2018. Vì vậy đợt giảm này nằm trong xu thế điều chỉnh. Cùng với đó là nhà đầu tư cũng có tâm lý chốt lời bán ra.
Thứ hai, lượng cung hàng lớn lên niêm yết trên sàn chứng khoán cũng ảnh hưởng tới diễn biến chỉ số và cần phải có một khoảng thời gian để hấp thụ.
Ngoài ra, ông Sơn còn cho rằng căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, địa chính trị thế giới cũng ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư. Riêng việc Mỹ tăng lãi suất thời gian qua cũng làm dịch chuyển các dòng vốn trên thế giới.
Ông Sơn khuyến cáo nhà đầu tư cần bình tĩnh, đầu tư chứng khoán theo giá trị dài hạn. "Thị trường có lên có xuống nhưng vẫn đảm bảo nhờ sự ổn định kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ tích cực. Các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả bởi có hơn 90% doanh nghiệp niêm yết 2 sàn đều có tăng trưởng tốt".
Chưa đầy 3 tiếng sau vào tối qua, ông Nguyễn Vũ Quang Trung, Ủy viên HĐQT, Phó tổng giám đốc phụ trách Ban Điều hành, Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh (HOSE), và ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) cũng thông qua bản tin Tài chính Kinh doanh để đưa ra những quan điểm trấn an nhà đầu tư.
Theo ông Trung, đợt sụt giảm này của thị trường xuất hiện không như kỳ vọng của cả nhà đầu tư và cơ quan quản lý. Tuy nhiên đã có những tín hiệu tích cực hơn ở phiên 28/5. Đầu tiên đó là việc nhịp giảm sâu đã có sự chuyển hướng sang nhóm cổ phiếu Midcap.
Trước đây, khi thị trường tăng thì nhóm cổ phiếu Large-cap (vốn hóa lớn) sẽ tăng đầu tiên và sau đấy sẽ chuyển sang nhóm Midcap. Điều này cho thấy thị trường sắp quay về thời gian ổn định.
Thứ hai là việc dù cho nhóm cổ phiếu dẫn dắt là ngân hàng vẫn giảm nhưng nhóm cổ phiếu bất động sản thậm chí vẫn tăng.
Khi hàng loạt mã lớn giảm sâu, nhà đầu tư cho rằng đã có lượng lớn các cổ phiếu bị call Margin. Tuy nhiên, lãnh đạo HOSE đã đánh giá rằng, tại các công ty chứng khoán top đầu, áp lực bán giải chấp (call margin) chỉ từ 40-50 tỷ đồng phiên 28/5. So với giá trị giao dịch hơn 6.000 tỷ đồng của HOSE, đây là con số không đáng kể. Vì vậy, áp lực bán ra chủ yếu là do nhà đầu tư chốt lời hoặc cắt lỗ hơn là từ do áp lực giải chấp.
Bước vào phiên giao dịch hôm nay, chỉ số VN-Index vẫn giảm sâu. Bất chấp những động thái trấn an từ lãnh đạo SSC và HOSE, áp lực bán ra tiếp tục gia tăng trên sàn từ sớm. Sau hơn 20 phút khớp lệnh đầu, VN-Index lao dốc xuống mức thấp nhất trong ngày tại 916 điểm (-1,69%).
Tại đáy này, lực cầu được cải thiện tại một số mã lớn, đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng như VCB, CTG, BID, MBB… khiến VN-Index bắt đầu đi lên trở lại. Tuy nhiên, nhiều mã lớn khác vẫn còn giảm sâu so với tham chiếu, thậm chí giảm sàn. Do đó, VN-Index đã khá chật vật để đạt trở lại sắc xanh và nghỉ trưa tại mức 938,68 điểm (+0,74%).
Lực cầu gia tăng khiến VCB tăng trần và dẫn dắt nhóm cổ phiếu ngân hàng đi lên mạnh trên biểu đồ giá trong sáng nay gồm BID tăng 6,01%; CTG tăng 6,16%; MBB tăng 4,94%; STB tăng 5,35%; HDB tăng 5,18%; VPB tăng 2,45%; TPB tăng 5,17%. Duy nhất EIB giảm 1%.
Trong top 10 mã có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn, ngoài những cổ phiếu ngân hàng nêu trên, một số mã tăng giá khác gồm VNM tăng 0,48%; VRE tăng 3%. Còn lại đều giảm giá gồm VHM giảm 2,3%, VIC giảm 3,15%; GAS giảm 2,7%; MSN giảm 2,1%, SAB giảm 2,6%.
Đến chiều, diễn biến của chỉ số VN-Index trở nên phấn khởi hơn với sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu ngân hàng. Sắc xanh lan tỏa trở lại bảng điện tử và chiếm ưu thế một cách nhanh chóng. VN-Index leo lên đỉnh cao nhất trong ngày gần mức 960 điểm, tăng tới 2,92% so với tham chiếu.
Tuy nhiên, sau đó, chỉ số này vấp phải nhịp điều chỉnh nhẹ khi quay đầu ngoạn mục từ đáy thấp nhất đến đỉnh cao nhất trong ngày, với biên độ rộng tới hơn 42 điểm tuyệt đối. VN-Index lùi lại gần mốc 940 điểm thì lại bật lại và đóng cửa tại mức 952,18 điểm, tăng 20,43 điểm (+2,19%) so với tham chiếu.
Khối lượng giao dịch giảm trở lại 16% so với hôm qua, đạt gần 184 triệu đơn vị, tương ứng với 5,34 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 232 mã tăng giá, 66 mã giảm giá và 38 mã đứng giá. Trong đó có 37 mã tăng trần và 8 mã giảm sàn.
Top 20 mã có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn chỉ có 5 mã giảm giá gồm VHM giảm 0,86%; VIC giảm 0,9%; GAS giảm 2,04%; ROS giảm 6,67% và MSN đứng giá.
Trong những phiên gần đây, cặp đôi VHM-VIC thay phiên nhau đóng vai trò trụ nâng đỡ chính trên sàn khi chỉ số VN-Index tụt sâu. Đến hôm nay, khi xu hướng chính tăng giá trở lại thì cặp đôi này lại trở thành gánh nặng cho chỉ số chính với việc cướp đi 1,77 điểm. Cùng với GAS góp -1,27 điểm ảnh hưởng.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng đã đảo chiều ngoạn mục sau khi giảm sàn hôm qua, VCB, CTG, BID, VPB, MBB, HDB, STB đã tăng trần trở lại. Tổng điểm góp vào chỉ số VN-Index tới 11,6 điểm ảnh hưởng.
Về khối lượng giao dịch, mã VPB (tăng trần) với hơn 7,7 triệu đơn vị dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là STB (tăng trần) với 7 triệu đơn vị và CTG (tăng trần) đạt hơn 6,8 triệu đơn vị.
HPG dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 1,9 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là HDB, DIG, VHM.
Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất là HDB với 2,6 triệu đơn vị. Theo sau là KBC, VHM, VIC.
Trong phiên giao dịch hôm nay, 10 mã có khối lượng giao dịch đột biến khi tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó.
Cụ thể, IMP (CTCP dược phẩm Imexpharm) tăng 139,1 lần, LGL (CTCP Đầu tư và Phát triển Đô thị Long Giang) đều tăng 15,3 lần, PGD (CTCP Phân phối khí Thấp áp Dầu khí VN) tăng 11,3 lần, HVG (CTCP Hùng Vương) tăng 7 lần, CDO (CTCP Tư vấn thiết bị và phát triển đô thị) tăng 6,8 lần.
VNE (CTCP Xây dựng điện VN) tăng 5,4 lần, GMC (CTCP Sản xuất thương mại May Sài Gòn) tăng 5,4 lần, HII (CTCP Nhựa và Khoáng sản An Phát – Yên Bái) tăng 4,9 lần, DIC (CTCP Đầu tư và Thương mại DIC) tăng 4,8 lần, VCI (CTCP Chứng khoán Bản Việt) tăng 4,6 lần.
HNX - Sắc xanh trở lại
Trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, chỉ số HNX-Index sau khi mở cửa trong sắc đỏ thì đã nhanh chóng đi lên trở lại. Lực cầu gia tăng mạnh từ sớm khiến sắc xanh lan nhanh trên bảng điện tử. HNX-Index liên tục leo đỉnh cho đến lúc đóng cửa tại mức 112,88 điểm, tăng 5,51 điểm (+5,13%) so với tham chiếu.
Khối lượng giao dịch giảm trở lại gần 28% so với phiên trước, đạt gần 50,25 triệu đơn vị, tương ứng 0,7 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 126 mã tăng giá, 54 mã giảm giá và 42 mã đứng giá.
ACB (+8,56%) là mã chứng khoán góp phần nhiều nhất cho thành tích của HNX-Index hôm nay với 1,8 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 28 mã tăng giá kịch trần, 9 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, SHB (tăng trần) dẫn đầu sàn khi đạt 10,3 triệu đơn vị. ACB (+8,56%) theo sau với 4,7 triệu đơn vị, PVS (+7,64%) đạt hơn 4,26 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, VCG là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 270,6 nghìn đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất là VGC với 734,1 nghìn đơn vị.
Sàn HNX hôm nay, 2 mã có khối lượng giao dịch đột biến hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó gồm DNP, VNR.
Đầu tuần, chỉ số VN-Index tiếp tục rớt sâu nhưng khối lượng giao dịch đã trở lại khi nhiều mã có khối lượng tăng đột biến.
Hôm nay, nhóm ngân hàng cùng GAS tiếp tục chèn ép VN-Index dù VHM và VIC tiếp tục tạo lực nâng đỡ.
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Liên tiếp những thông tin không tích cực gần đây cho thấy những vấn đề trong quản trị nội bộ của Eximbank vẫn chưa được xử lý triệt để.
Dù đã gặt hái thành công trong vai trò đi đầu về việc thực hành ESG thời gian qua, ngành ngân hàng vẫn còn nhiều thách thức phải đối mặt.
Để giảm áp lực trả nợ và chi phí lãi vay, nhiều doanh nghiệp địa ốc vẫn buộc phải chọn giải pháp phát hành cổ phần để hoán đổi nợ.
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.