Ống kính
Nhật ký hành trình hậu dịch Covid 19: Hồ Hàm Thuận và chùa Thiên Mai
Nếu hồ Đa Mi quyến rũ kiểu chân quê thì hồ Hàm Thuận mê hoặc bởi nét đẹp sơn nữ. Hồ Đa Mi bỏ cuộc chơi du lịch nhưng hồ Hàm Thuận vẫn thủy chung đợi lữ khách.
Là dân Bình Thuận, đến khảo sát rồi làm tour “Chinh phục thác Sương Mù” từ 2006, tôi vẫn rất bất ngờ khi trở lại Đa Mi vào đúng dịp siêu trăng Phật Đản 2.564.
Ngạc nhiên vì những đổi thay, từ đường nông thôn mới, dân cư đến cây trái sum suê… Toàn cây làm giàu như sầu riêng, bơ, cà phê…
Ninh Thuận, Bình Thuận nổi tiếng là “Gió như Phan, nắng như Rang” nhưng vùng này đồi núi chập chùng, hồ mênh mông, trái cây đặc sản, khí hậu mát mẻ.
Buồn một chút vì nuôi cá tầm công nghiệp và làm điện mặt trời ở hồ Đa Mi. Cũng là phục vụ dân sinh nhưng chọn con đường khác. Xã Đa Mi vẫn còn thác Sương Mù cao hơn trăm mét, thác Chín Tầng, hồ Hàm Thuận ấn tượng và chùa Thiên Mai độc đáo.
Ngỡ ngàng hồ Hàm Thuận
Mười mấy năm qua, tôi như kẻ vô tâm, chỉ ngắm hồ Hàm Thuận khi qua quốc lộ 55. Chưa một lần dừng lại. Nếu hồ Đa Mi quyến rũ kiểu chân quê thì hồ Hàm Thuận mê hoặc bởi nét đẹp sơn nữ.
Hồ Đa Mi bỏ cuộc chơi du lịch nhưng hồ Hàm Thuận vẫn thủy chung đợi lữ khách. Hồ rộng hơn 2.520 ha, gần gấp 4 hồ Đa Mi.
Nhìn từ trên cao, hồ như con bạch tuộc khồng lồ bơi giữa ngút ngàn xanh rừng núi và cây trái. Hồ có 9 đảo lớn là Lớn, Xương Rắn, Ngàn Thông, Tình, Hàm Rồng, Móng Rồng, Rùa, Đào Hoa, Ma (vì có nghĩa trang nhỏ).
Có đoạn len giữa những vách núi “Ngũ Hành Sơn”, mù mịt sương gọi là Sơn Thủy Cốc. Mùa nắng nước xanh biếc, mùa mưa nước xanh ngọc.
Các cần thủ từng câu được cá trắm ốc 46kg, cá lăng 33kg, cá bống tượng 12kg… Ngon nhất là cá lăng da trắng râu đỏ. Dân cư quanh đảo ít, chỉ vài hộ nuôi cá bè nhỏ.
Câu cá hồ Hàm Thuận là điểm hẹn lý tưởng của các cần thủ, cứ “Nhất chạng vạng, nhì rạng đông”. Buổi tối theo bà con te cá cơm, cá lìm kìm trên hồ rồi chế biến bữa khuya, rất thú vị.
Du thuyền dạo chơi quanh hồ, phải cả ngày trở lên. Có “nhà thuyền” để khách ngoạn cảnh, ăn trưa, tham quan đập tràn, nghía và khám phá các đảo, vào mấy vườn trái cây hái sầu riêng, bơ, mít…
Tháng 3, hoa cà phê nở trắng xóa như tuyết đầu mùa ở trời Âu. Vào dịp sáng sớm hay chiều tối, sương mây giăng kín mặt hồ, hư ảo như cõi tiên.
Anh Mai Văn Minh, Trưởng đảo, thuộc hồ như lòng bàn tay. Bên nồi cháo cá lăng, Minh kể chuyện về hồ Hàm Thuận bằng tất cả đam mê như đang truyền đạo. Minh mơ được làm du lịch bền vững để hồ và các đảo giữ mãi được nét đẹp chân quê vốn có.
Sáng sớm, trời trắng xóa, đang phân vân chưa biết là gì thì cháu Hằng, con anh Minh, đã ngân nga “Không phải khói, chẳng sương rơi. Chỉ là mây lạc xuống chơi nhà mình?”.
Đứng hình chùa Thiên Mai
Chùa có tên là Quan Âm, ít ai biết, kể cả bác google hay mấy anh chị facebook. Chùa cạnh quốc lộ 55, ở thôn Đa Tro, xã Đa Mi, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận; nhìn ra hồ thủy điện Hàm Thuận như một bức tranh cực đẹp.
Gọi là chùa Thiên Mai, vì có hàng ngàn gốc mai, từ đường vào chùa đến trong vườn. Có người gọi là chủa Bưởi vì ngập hương bưởi. Bưởi chùa sai quả, trái vàng, tép nhỏ, màu xanh lá cây, ngọt thanh, thơm nhẹ.
Có người gọi là chùa Tiên vì cảnh đẹp; là chùa Lạ vì chưa quen và độc đáo; là chùa Mở vì không có cổng hay cửa chùa; là chùa Ngàn Thông vì có mấy ngàn gốc thông…

Chính điện chùa hơn trăm mét vuông, đơn sơ, chân mộc, chỉ có mái và vách sau, khởi dựng từ năm 2000. Bàn thờ Phật giản dị, các thầy gần gũi đến bất ngờ. Có tượng ông Địa ngồi trong ụ mối đùn. Có tượng Phật kẹt giữa hai gốc cây. Chùa nhỏ nhưng vườn rộng tới 7,3ha.
Có mấy chục loài cây ăn trái, mấy chục loại rau củ và hàng trăm loài thực vật.
Có loại mới thấy lần đầu như bông và bắp chuối sen, bông và trái phật thủ, ngải cứu tím, trái hòe (tưởng là đậu), trái trà (ngỡ là ổi), bông sầu riêng như lẵng hoa, bông cau kiểng, phượng tím… Cây mít cao kều mà trĩu quả. Cây bằng lăng như cây sào cắm đầy bông... Chùa không có tủ lạnh, tủ đông nên trái cây đã xẻ là cố ăn cho hết. Bằng không đành đổ bỏ.

Ngoài hai thầy trụ trì, có hai nam phật tử làm công quả, gọi là “Tứ trụ Thiên Mai”, đảm đương mọi chuyện. Phòng khách và vài nhà mát đều không có vách, chỉ có mái, luôn sẵn ấm nước vối, trà xanh, trà dây, trái cây và bánh. Mọi thứ đều cây nhà lá vườn, tự sản, tự tiêu.
Ngoài chuông đồng lớn, trong chùa toàn dùng vỏ bom, vỏ đạn làm kẻng báo giờ, bình hoa, như ngầm nhắc nhở về một thời chiến tranh đau thương, mất mát. Thùng đựng rác rạch ròi hữu cơ, vô cơ. Chỗ treo xạc điện thoại là ống tre xinh xắn, ngộ nghĩnh. Xế chiều, có mấy Phật tử dẫn con lên chùa dạo chơi.
Chùa ở độ cao 864m, sát ngay hồ Hàm Thuận, ban ngày dịu mát, tối se lạnh. Qua đêm dịp trăng rằm, chùa đẹp ngỡ ngàng. Cả đêm trăng đợi. Cảnh quan hư ảo, thơm ngát hương trời đất. Côn trùng và thiên nhiên hòa tấu nhẹ suốt năm canh, mơ màng như lạc trôi đất Phật giữa vô thường.
Tôi đã viếng cả ngàn chùa Việt Nam và các nước, chưa chùa nào lạ như vậy. Từ con người đến thiên nhiên tĩnh lặng, an nhiên. Chùa nhỏ mà tâm lớn. Vào chùa, lòng nhẹ tênh, phấn chấn, quên hết mọi xô bồ, nhiễu nhương phố thị.
Sáng sớm, cầm chén trà nhâm nhi, đợi bình minh, nhìn ra hồ chập chùng đồi núi, lòng nhẹ tênh. Tự thưởng cho mình chén trà rồi nghêu ngao “Bình minh sổ trản trà. Lương y bất đáo gia” (Mỗi sáng vài chén trà. Thấy thuốc tránh nhà ta).
Sướng nhất là không phải dùng máy lạnh nên người lúc nào cũng sảng khoái. Điện thoại chập chờn, nhiều mạng khác vô dụng nhưng wifi thì vô tư.
Nhật ký hành trình hậu Covid-19: Hồ và thác ở Đa Mi
Nhật ký hành trình hậu Covid-19: Hồ và thác ở Đa Mi
Chẳng biết trách ai. Hoa hậu hồ du lịch Đa Mi, bỏ cuộc chơi và lỡ bước sang lối khác. Phải chọn một trong hai. Làm du lịch sinh thái hoặc điện mặt trời và nuôi cá công nghiệp.
Nhật ký hành trình hậu Covid-19: Đi tìm tour mới - Đa Mi, Hàm Thuận Bắc
Xã Đa Mi, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, nơi có hai hồ thủy điện Hàm Thuận và Đa Mi, hai thác là 9 tầng và Sương Mù là lựa chọn ưu tiên để tìm các tour mới hậu Covid-19.
Những trải nghiệm du lịch đáng thử hậu Covid-19
Ngay ở Việt Nam, du khách có thể tìm thấy những trải nghiệm tuyệt vời không hề thua kém các nước trên thế giới.
Các 'ông lớn' tìm cách cứu du lịch hậu Covid-19
Các doanh nghiệp lữ hành, hàng không và dịch vụ lưu trú đều cho rằng sự phát triển của du lịch hậu Covid-19 trước tiên phụ thuộc lớn vào khách nội địa mà mức giá là một trong những yếu tố thu hút chủ đạo.
Chuyến đi cuộc đời không tìm thấy trên Google bằng du thuyền từ Hạ Long đến Nha Trang
Tôi đã có hai chuyến đi dọc ven biển Việt Nam. Một khi còn là cậu bé mười tuổi và một khi đã là doanh nhân, nhà đầu tư và lữ khách của chính cuộc đời mình.
Doanh nhân đến Đà Nẵng, nghỉ đâu cho xứng tầm?
Courtyard by Marriott Danang Han River là khách sạn cao nhất tại trung tâm Đà Nẵng bắt đầu đón khách từ cuối tháng 5.
Tầm nhìn triệu đô từ căn hộ xa xỉ cao nhất Đà Nẵng
Căn hộ hạng sang M Landmark Residences ở trung tâm thành phố biển Đà Nẵng có tầm nhìn bao trọn thành phố biển xinh đẹp.
Ngắm pháo hoa rực rỡ từ tầng cao Km00 của Đà Nẵng
Những màn pháo hoa ấn tượng, lung linh sắc màu được chiêm ngưỡng tại tầng 45 toà nhà M Landmark Residences với góc nhìn mới lạ.
Tháp đôi cao nhất Đà Nẵng bất ngờ hồi sinh sau nhiều năm 'đắp chiếu'
Sau một thời gian dài nằm phơi nắng phơi mưa và thay đổi thiết kế, hai tòa tháp CT1 & CT2 thuộc dự án Đà Nẵng Times Square đã được tái khởi động xây dựng.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.
Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu
Đào tạo nhân tài là một nội dung quan trọng tạo nền móng cho quốc gia. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, đào tạo nhân tài công nghệ là chìa khóa chủ lực để tiến tới nước phát triển.
Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc
Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.