Tiêu điểm
Các 'ông lớn' tìm cách cứu du lịch hậu Covid-19
Các doanh nghiệp lữ hành, hàng không và dịch vụ lưu trú đều cho rằng sự phát triển của du lịch hậu Covid-19 trước tiên phụ thuộc lớn vào khách nội địa mà mức giá là một trong những yếu tố thu hút chủ đạo.
Theo ông Nguyễn Quốc Kỳ, Tổng giám đốc Vietravel, Việt Nam cần phải có cách suy nghĩ, cách tiếp cận khác đối với vấn đề cấu trúc lại ngành du lịch hậu Covid-19 bởi thế giới đang thay đổi rất nhanh. Mặc dù là ngành mũi nhọn, ngành du lịch dường như vẫn chưa chứng minh được vai trò, chưa đưa ra được những điều khác biệt cũng như thiếu các chỉ tiêu, con số cụ thể để từ đó có thể thiết kế chính sách hiệu quả.
Theo ông Kỳ, cấu trúc cũ của ngành du lịch bộc lộ sự lẻ tẻ, thiếu liên kết và liên kết còn yếu giữa các doanh nghiệp. “Tại sao Thái Lan làm được giá rẻ, thậm chí under cost (giá dưới mức chi phí), tại sao khác Trung Quốc vào lại có những tour 0 đồng, chúng ta cần phải bình tĩnh suy nghĩ xem chúng ta có làm được giá đó hay không”, ông đặt vấn đề.
Điều quan trọng trong kết nối chuỗi là thỏa thuận phân chia lợi nhuận giữa các phần trong hệ thống dịch vụ, từ lưu trú, ăn uống tới vận chuyển, lữ hành, đặc biệt trong bối cảnh đặc biệt như hiện nay.
“Du lịch đặt vấn đề giảm 10% thuế giá trị gia tăng nhưng phải chứng minh hồi phục bao nhiêu, đặt vấn đề giảm 3 tháng tiền điện bằng tiền điện sản xuất thì giá thành của khách sạn giảm xuống bao nhiêu và giá của người đi du lịch giảm xuống bao nhiêu chứ không lại lạm vào ngân sách, dùng chính sách đó tạo lợi nhuận cho mình”, ông Kỳ phân tích.
“Phải làm một cách thật tâm, thật sự thì mới qua được cơn khó này. Nếu không cẩn thận, tất cả cùng nhổm lên thì chúng ta rất khó, anh nào yếu vẫn yếu, anh nào khỏe vẫn chạy trước nhưng mất lực, lãng phí nguồn lực, không hiệu quả”, ông nhấn mạnh.
Một trong những giải pháp cần thiết hiện nay là các công ty lữ hành cần thiết kế sản phẩm bay, kết nối hãng hàng không vận chuyển, thiết kế đường bay và sản phẩm để đưa khách đi một cách an toàn. Các địa phương cần cam kết giảm giá 30-50% dịch vụ, cam kết doanh nghiệp du lịch các đại phương giảm giá, xúc tiến giảm giá chung.
Đồng quan điểm, ông Lê Khắc Hiệp, Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup, cho rằng để kích cầu du lịch, trước hết cần tái cấu trúc ngành du lịch, thay đổi theo hướng tốt hơn và nhiều nhất có thể, từ đó tạo đà phát triển trong tương lai.
Trong khi đó, bà Đoàn Thị Thanh Mai, Phó chủ tịch điều hành Tập đoàn BIM, cho rằng, vì ngành du lịch cần tập trung vào khách nội địa bởi khả năng đón khách quốc tế trong năm nay là rất khó nên đây là cũng dịp để thay đổi cách nhìn nhận đối với du lịch nội địa trong bối cảnh phải cạnh tranh với các tour nước ngoài có mức giá thậm chí rẻ hơn với dịch vụ hấp dẫn hơn.
Theo bà Mai, cần có thông điệp rõ ràng từ Chính phủ, Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch, địa phương rằng, du lịch nội địa đang an toàn và cần phải có chuẩn hóa về an toàn du lịch. Ví dụ, Singapore đã đưa ra chỉ tiêu thế nào là an toàn với các cơ sở kinh doanh du lịch, kiểm tra và cấp chứng chỉ nếu đạt chỉ tiêu.
Việt Nam phải xây dựng chiến dịch trên diện rộng, toàn quốc để quảng bá du lịch nội địa, các địa phương cần quảng bá, tạo dựng thương hiệu riêng. Bà Mai đề xuất thực hiện chiến dịch theo từng tuần lễ, tập trung tại từng địa phương từ Bắc vào Nam và đi kèm cùng các sự kiện.
Bên cạnh đó, tạo các cổng thông tin chính thức để khách du lịch nội địa có thể vào cổng và nhận thông tin, tìm hiểu về danh lam thắng cảnh, các dịch vụ du lịch nổi bật.
Trong bối cảnh người dân thắt chặt hầu bao, du lịch Việt Nam được nhận định chỉ có thể phục hồi khi toàn cầu vào cuộc kích cầu, địa phương, điểm đến cùng các doanh nghiệp phải chung tay tạo nên những gói sản phẩm hấp dẫn về chất lượng dịch vụ với giá cả phải chăng, có khả năng thu hút số đông du khách.
Sun Group, một trong những đơn vị đi đầu trong hợp tác với địa phương, giảm giá vé tại các điểm tham quan du lịch, đề xuất các cơ quan báo chí, truyền thông hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp du lịch để quảng bá cho điểm đến trong nước nhằm khuyến khích, kêu gọi người dân ủng hộ, đi du lịch Việt Nam theo đúng tinh thần khuyến khích tiêu dùng nội địa.
Để tạo nên sức bật đột phá cho thị trường du lịch nội địa, toàn ngành du lịch phát động triển khai mạnh mẽ chương trình chào đón du khách trở lại với những ưu đãi đặc biệt để kích thích chi tiêu trong vòng 2 tháng. Tất cả du khách mỗi khi check-in các điểm đến đều nhận được tin nhắn chào mừng, gói ưu đãi hấp dẫn đến từ các đại lý du lịch, cửa hàng ăn uống, mua sắm, tất cả các phương tiện giao thông công cộng, các hãng taxi.
Điều lưu ý là việc triển khai cần diễn ra mạnh mẽ trên quy mô rộng, áp dụng với tất cả doanh nghiệp trong ngành, tạo ra chuỗi sản phẩm có chất lượng tốt nhất và mức giá rẻ nhất để kích thích tiêu dùng.
Các đơn vị lữ hành cũng bày tỏ mong muốn được liên kết chặt chẽ với các đơn vị khác trong chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch, cân nhắc hợp tác để đưa ra những mức giá không bị chênh lệch quá nhiều.
Bà Nguyễn Vân, Phó tổng giám đốc Hanoitourist, chia sẻ: “Chúng ta cần mua chung bán chung để không gây nhiễu loạn thị trường, tránh gây tâm lý e dè, chờ đợi thời cơ của khách vì thực tế thời gian kích cầu của chúng ta không phải quá dài, mặt khác cũng là để đảm bảo chất lượng và tình hình kinh tế của doanh nghiệp”.
Vị này cũng cho rằng cần xúc tiến các thị trường du lịch khác như du lịch lữ hành tại các thành phố, cùng với nâng cao trải nghiệm khách hàng, kích cầu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo ngành ổn định trở lại.
Ông Đinh Việt Phương, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Hàng không Vietjet, nói rằng với các hãng hàng không, mong muốn được bay là rất lớn. Vietjet mong muốn hợp tác với các công ty công ty lữ hành thiết kế những gói kích cầu, đặc biệt sau giai đoạn tháo dỡ hạn chế đi lại, thị trường có thay đổi tích cực.
Ông kiến nghị thay đổi thời gian nghỉ hè cho học sinh bởi Tết và hè là hai thời điểm quan trọng nhất của ngành hàng không. Cùng với đó, ngành hàng không mong muốn Chính phủ miễn, giảm thuế, cụ thể là thuế nhập khẩu, môi trường vì nhiên liệu hiện rất thấp, từ đó tạo cơ hội đưa ra các mức giá vé thấp.
Ông Trương Phương Thành, Phó tổng giám đốc Bamboo Airways, cũng bày tỏ thiện chí được ký kết hợp tác với các đơn vị khác ngoài các liên kết nội bộ; đảm bảo du lịch an toàn để người dân yên tâm đi du lịch. Về mức giá, ông cho rằng giảm giá cần phải được khống chế ở mức độ, đảm bảo cho doanh nghiệp.
Cả Vietjet và Bamboo đều mong muốn mở cửa bầu trời, nối lại du lịch quốc tế trong bối cảnh một số quốc gia đã phòng chống dịch tốt.
Cứu tinh của du lịch giữa đại dịch
Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.