Vượt rào cản: Doanh nghiệp cần làm gì để tiếp cận tài chính xanh
Tài chính xanh đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc đổi mới mô hình hoạt động, hướng tới phát triển bền vững.
HOSE - Dòng tiền chảy mạnh
Vừa qua, VN-Index đã kết thúc tuần tăng thứ 4 liên tiếp, dù mức tăng không thực sự đáng kể. Khối lượng lẫn giá trị giao dịch đều có sụt giảm so với những tuần trước, tuy nhiên dường như tâm lý nhà đầu tư vẫn đang khá lạc quan. Một số công ty chứng khoán đã đưa ra dự báo rằng trong tuần này, VN-Index vẫn được nhận định là đi lên trong ngắn hạn và tiến dần đến vùng tâm lý 980-1000 điểm.
Bước vào phiên giao dịch hôm nay, VN-Index tiếp tục thử thách ngưỡng kháng cự tiếp theo 970 điểm. Tuy nhiên, lực nâng đỡ khá yếu khi áp lực chốt lời đè nặng lên một số mã có vốn hóa lớn như VNM, VIC, SAB, … Trong khi đó, các mã ngân hàng lại trở thành trụ cột chính cho thị trường. Việc phân hóa khá rõ rệt giữa những mã có ảnh hưởng lớn khiến VN-Index rung lắc liên tục quanh mốc tham chiếu.
Mức thấp nhất mà chỉ số này rớt xuống là 963,41 điểm, giảm 5 điểm so với tham chiếu (-0,52%) vào những phút đầu phiên. Tuy nhiên, về gần giờ nghỉ trưa, dòng tiền bất ngờ chảy mạnh vào thị trường, đặc biệt là tại các mã có vốn hóa lớn như HPG, CTG, MBB giúp VN-Index vọt lên mức 971,48 điểm, tăng tới 3 điểm (+0,31%).
Trong top 10 mã có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn, ảnh hưởng lớn nhất tới chỉ số chính sáng nay là VIC giảm 2,11%; VNM giảm 0,83%; VCB giảm 0,63%, đã làm tiêu hao đáng kể lực nâng đỡ đến từ các mã tăng giá. Các mã còn lại gồm VHM tăng 0,94%; GAS tăng 1,42%; BID tăng 1,84%; MSN tăng 1,69%; CTG tăng 5,15%; TCB tăng 0,55%. Riêng SAB đứng giá.
Đến chiều, chỉ số VN-Index tiếp tục đi lên và dần tiệm cận ngưỡng kháng cự tiếp theo 980 điểm. Lực cầu dồi dào, tạo điểm tựa mạnh cho chỉ số chính. Sắc xanh dần áp đảo trên bảng điện tử. Đến gần cuối phiên, chỉ số VN-Index đạt mức cao nhất trong ngày 978,04 điểm, tăng 9,57 điểm so với tham chiếu (+0,99%).
Khối lượng giao dịch tăng 15% so với phiên trước, đạt 213 triệu đơn vị, tương ứng với 5 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 161 mã tăng giá, 133 mã giảm giá và 47 mã đứng giá. Trong đó có 7 mã tăng trần và 6 mã giảm sàn.
GAS (+4,36%) và CTG (+6,19%) là 2 mã chứng khoán đóng góp nhiều nhất cho thành tích của VN-Index hôm nay với lần lượt 2,7 điểm và 1,85 điểm ảnh hưởng.
Lực nâng đỡ khá mạnh đến từ nhóm ngân hàng, theo sau CTG còn có VCB trở lại sắc xanh và tăng nhẹ 0,47%; BID tăng 2,01%; TCB tăng 0,92%; MBB tăng 4,73%; VPB tăng 1,31%; HDB tăng 0,81%; STB tăng 4,89%; TPB tăng 1,76%. Riêng EIB giảm 0,71%. Điểm ngành này bỏ ra cho VN-Index là 4,5 điểm.
Ở phía ngược lại, gánh nặng chính đến từ VIC (-1,34%) và VNM (-0,7%) khi lần lượt cướp đi 1,22 điểm và 0,53 điểm ảnh hưởng.
Về khối lượng giao dịch, mã MBB (+4,73%) với 12,96 triệu đơn vị dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là HPG (+3,51%) với 11,4 triệu đơn vị và CTG (+6,19%) đạt 11,4 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, sàn HOSE mua ròng 33,56 tỷ đồng. Cụ thể, HPG dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 1,98 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là STB, SSI, VHM.
Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất là HPG với 1,9 triệu đơn vị. Theo sau là VHM, VIC, HDB.
Trong phiên giao dịch hôm nay, 2 mã có khối lượng giao dịch đột biến khi tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày gồm CAV (CTCP Dây cáp điện Việt Nam) tăng 7,5 lần; VHM tăng 4,6 lần.
HNX - Khối lượng giao dịch tăng vọt 80%
Trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, sau khi rung lắc nhẹ vào đầu phiên, chỉ số HNX-Index bất ngờ tăng vọt hơn 1 điểm tuyệt đối khi hưởng lợi từ nhóm trụ tăng giá mạnh, đặc biệt là 2 mã ngân hàng ACB, SHB. Dòng tiền cũng gia tăng mạnh hơn so với phiên trước đó, tạo điểm tựa vững chắc cho chỉ số chính đi lên. Cho đến cuối phiên, chỉ số HNX-Index đã đạt 110,46 điểm, tăng 2,05 điểm so với tham chiếu (+1,89%).
Khối lượng giao dịch tăng 80% so với phiên trước, đạt 59,7 triệu đơn vị, tương ứng với 0,85 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 100 mã tăng giá, 59 mã giảm giá và 53 mã đứng giá.
ACB (+2,15%) và SHB (+8,64%) là 2 mã chứng khoán đóng góp lớn nhất cho HNX-Index hôm nay với 0,5 điểm và 0,47 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 19 mã tăng giá kịch trần, 10 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, SHB (+8,64%) dẫn đầu sàn khi đạt 21,9 triệu đơn vị. PVS (0%) theo sau với 8 triệu đơn vị, ACB (+2,14%) đạt 7,3 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, PVS là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 1,56 triệu đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất là PVC với 145 nghìn đơn vị.
Sàn HNX hôm nay, 2 mã có khối lượng giao dịch đột biến hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó gồm KDM, SHB.
Tài chính xanh đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc đổi mới mô hình hoạt động, hướng tới phát triển bền vững.
Hoạt động mua lại trước hạn đang diễn ra khá sôi động trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, tập trung ở lĩnh vực bất động sản.
Chỉ trong vòng 1 tuần 29/11-7/12, tín dụng tăng trưởng 0,6%, giúp tăng trưởng tín dụng lũy kế năm 2024 đạt 12,5%.
Tổng CTCP Bảo hiểm Quân đội vừa thông báo chốt quyền mua cổ phiếu mới cho cổ đông hiện hữu vào ngày 10/12 sắp tới.
Thành viên hội đồng quản trị độc lập, người giữ vai trò giám sát có rất ít tiếng nói, bởi các cổ đông lớn đang chi phối toàn diện trong ngân hàng.
NextPay mong muốn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thanh toán số, đồng thời thúc đẩy xu hướng không tiền mặt tại Việt Nam.
Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.
Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.
Quảng Ninh đang không chỉ chuẩn bị cho những con số tăng trưởng, mà còn hướng tới một mô hình phát triển cân bằng, bền vững và sáng tạo.
Không khí, thứ ta hít thở mỗi ngày, đang trở thành mối đe dọa thầm lặng, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.
Kinh tế xanh vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong nền kinh tế, có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam suy giảm năng lực cạnh tranh, đánh mất đối tác, thị trường.
Bên cạnh thu hút FDI chất lượng cao trong các lĩnh vực then chốt, hợp tác giữa Ngân hàng UOB và TP. HCM còn hỗ trợ doanh nghiệp Việt mở rộng ra quốc tế.