Chứng khoán ngày 18/5: VHM không đóng góp, VN-Index vẫn đảo chiều thành công
VN-Index đảo chiều ngoạn mục vào phiên chiều tuy nhiên lại có sự đóng góp của VHM. Dù khối lượng giao dịch của cổ phiếu này đạt mức cao kỷ lục.
HOSE - Sắc đỏ lan rộng
Sau phiên đảo chiều ngoạn mục cuối tuần trước, chỉ số VN-Index vẫn tiếp tục mở cửa trong sắc xanh vào hôm nay. Tuy nhiên, chỉ số này không giữ được độ cao và tụt dần sau khi bước vào đợt khớp lệnh. Nhìn chung là lực cầu quá yếu và tốc độ giao dịch trên sàn khá uể oải.
Đến 10h37, VN-Index đạt mức thấp nhất trong buổi sáng tại 1.028,96 điểm (-1,11%). Tại đáy này, nhóm cổ phiếu ngân hàng cùng một số mã lớn đã có sự hồi phục trên biểu đồ giá khiến thị trường bắt đầu đảo chiều và dần hồi phục về gần mốc tham chiếu. Đến trưa, VN-Index tạm dừng tại mức 1.038,89 điểm (-0,16%).
Trong khi VHM tiếp tục trắng bên bán thì cặp đôi VIC – VRE lại đua nhau giảm giá lần lượt 2,03% và 2,36%. Trong top 10 mã có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn, ngoài VIC thì còn có VNM giảm 1,23%; BID giảm 2,28%; PLX giảm 1,45%. Các mã còn lại tăng nhẹ gồm VCB tăng 0,88%; CTG tăng 0,17%; GAS tăng 0,78%; SAB tăng 0,75%; MSN tăng 0,54%.
Ngay khi quay lại giao dịch, chỉ số VN-Index leo lên trên mốc tham chiếu trong vài phút trước khi đà giảm mạnh bắt đầu. Áp lực bán ra khá lớn khiến VN-Index lao dốc và sắc đỏ bao trùm bảng điện tử. Khi rơi tới mức hỗ trợ 1.020 điểm, sàn HOSE xuất hiện đợt hồi phục nhẹ.
Tuy nhiên, vấp phải ‘cú đánh ATC’ khiến VN-Index mất tiếp 5 điểm và đóng cửa tại mức thấp nhất trong ngày 1.014,98 điểm, giảm 25,56 điểm (-2,46%) so với tham chiếu.
Hôm nay, sàn HOSE không còn giao dịch thỏa thuận khủng như VHM với 18,7 triệu đơn vị, khối lượng giao dịch giảm gần 70% so với phiên trước, đạt 123 triệu đơn vị, tương ứng với 3,7 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 105 mã tăng giá, 182 mã giảm giá và 49 mã đứng giá. Trong đó, có 8 mã tăng trần và 10 mã giảm sàn.
Top 20 mã có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn, chỉ có 3 mã tăng giá gồm VPB tăng 0,97%; HDB tăng 1,36%; MWG tăng 4,96% và VHM vẫn đứng giá thì còn lại đều giảm khá mạnh như VIC giảm sàn; GAS giảm 5,65%; BID giảm 4,4%; VRE giảm 4,5%; BVH giảm sàn; VNM giảm 2,98%…
Trong đó, VIC (giảm sàn) và GAS (5,65%) là 2 mã tạo gánh nặng lớn nhất cho VN-Index hôm nay với lần lượt -7,5 điểm và -4,12 điểm ảnh hưởng.
VHM tiếp tục một phiên không có cổ phiếu nào được khớp lệnh, trắng xóa bên bán và dư mua rất nhiều. Do đó, cổ phiếu này vẫn chưa tạo nên đóng góp nào cho chỉ số chính VN-Index. Sau khi chào sàn, VHM đã trở thành mã chứng khoán có giá trị vốn hóa lớn thứ 2, sau VIC.
Về khối lượng giao dịch, mã HSG (-6,43%) với hơn 4,68 triệu đơn vị dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là HHS (-0,44%) với 3,8 triệu đơn vị và SSI (-3,03%) đạt hơn 3,7 triệu đơn vị.
Đây là phiên giảm giá thứ 3 của cổ phiếu HSG. Công ty TNHH MTV Tâm Thiện Tâm, cổ đông lớn của CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG) vừa thông báo bán toàn bộ hơn 19 triệu cổ phiếu HSG mà đơn vị này đang sở hữu chiếm 5,49%. Thời gian thực hiện giao dịch dự kiến từ ngày 23/5 đến 21/6 theo phương thức thỏa thuận.
Trước đó, từ 10/4 đến 18/5, Tâm Thiện Tâm cũng đã bán ra 5 triệu cổ phiếu HSG. Bà Hoàng Thị Hương Xuân - vợ ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hoa Sen, đang là Chủ tịch của công ty Tâm Thiện Tâm.
MBB dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 1,57 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là SSI, HDB, E1VFVN30.
Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất là SSI với 1,79 triệu đơn vị. Theo sau là VRE, MBB, HPG.
Trong phiên giao dịch hôm nay, 3 mã có khối lượng giao dịch đột biến khi tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó. Cụ thể, IJC (CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật) tăng 7,7 lần, APC (CTCP Chiếu xạ An Phú) tăng 7,5 lần; VNS (CTCP Ánh Dương VN) tăng 4,2 lần.
HNX - Không còn trụ chính
Trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, chỉ số HNX-Index duy trì sắc xanh gần hết buổi sáng. Mức cao nhất trong ngày mà chỉ số này đạt được là 122,09 điểm (+0,68%) sau 20 phút giao dịch đầu.
Đến 10h30, chỉ số này tạm chuyển sắc đỏ. Tuy nhiên, do nhận được lực nâng đỡ khá mạnh của một số mã lớn ngay sau đó, khiến HNX-Index tạm dừng nghỉ trưa vẫn tăng 0,22% so với tham chiếu.
Trụ đỡ mạnh nhất cho sàn HNX sáng nay là ACB và VCS khi lần lượt tăng giá nhẹ 0,7% và 0,37%. Trong khi SHB, PVS, VCG đứng ở tham chiếu.
Đến chiều, diễn biến của HNX-Index trở nên xấu hơn. Áp lực bán ra mạnh hơn tại một số mã lớn khiến sàn nhanh chóng không còn trụ chính nâng đỡ. Chỉ số chính liên tục lùi dần và đóng cửa tại mức 119,66 điểm, giảm 1,61 điểm (-1,33%).
Khối lượng giao dịch giảm mạnh 38% so với phiên trước, đạt hơn 35 triệu đơn vị, tương ứng 0,52 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 80 mã tăng giá, 97 mã giảm giá và 56 mã đứng giá.
ACB (-1,4%) là mã chứng khoán tạo gánh nặng nhiều nhất cho HNX-Index hôm nay với -0,36 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 21 mã tăng giá kịch trần, 13 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, SHB (-4%) dẫn đầu sàn khi đạt 7,6 triệu đơn vị. PVS (-3,4%) theo sau với 5,2 triệu đơn vị, CEO (+3,09%) đạt hơn 2,29 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, CEO là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 646,6 nghìn đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất là PVS với 648,7 nghìn đơn vị.
Sàn HNX hôm nay, duy nhất mã HLD có khối lượng giao dịch đột biến hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó.
VN-Index đảo chiều ngoạn mục vào phiên chiều tuy nhiên lại có sự đóng góp của VHM. Dù khối lượng giao dịch của cổ phiếu này đạt mức cao kỷ lục.
Chỉ số VN-Index tiếp tục phiên sụt giảm sâu thứ 2 liên tiếp về mức 1.030 điểm khi các mã lớn hầu như đỏ rực
Thủ tướng giao nhiệm vụ hướng dẫn hộ kinh doanh hiểu rõ lợi ích cũng như trách nhiệm sử dụng hóa đơn điện tử, đặc biệt là loại hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền.
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
Hệ thống ngân hàng cũng như toàn nền kinh tế có thể đối mặt với áp lực thanh khoản lớn hơn, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính tổng thể.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, các nội dung trong dự thảo cơ bản đã được xây dựng một cách đầy đủ và rõ ràng trên cơ sở thực tiễn triển khai thí điểm Nghị quyết 42.
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.
“100 chuyện nghề” không chỉ là một tuyển tập kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025), mà còn là nơi lưu giữ ký ức và tiếp nối ngọn lửa nghề báo.
Diễn ra trong 2 ngày 14 và 15/6 tại Ocean City - “thành phố lễ hội” phía Đông Hà Nội, concert “Anh trai vượt ngàn chông gai” không chỉ là sự trở lại hoành tráng của dàn nghệ sĩ hot hit với đại tiệc âm nhạc mãn nhãn - mãn nhĩ mà còn là cơ hội vàng để săn loạt ưu đãi cực hời đến từ hệ sinh thái Vingroup. Từ di chuyển, ăn uống, vui chơi cho đến mua sắm hay thậm chí... mua xe, tất cả đều đang “trải thảm” ưu đãi dành riêng cho hội “Gai con”.