Chứng khoán ngày 25/7: Ngân hàng đè nặng khiến VN-Index lao dốc gần 7 điểm
Ngọc Chi -
26/07/2018 06:35 (GMT+7)
Nhóm cổ phiếu cả phiên hôm nay đều tạo gánh nặng lớn khiến chỉ số VN-Index chỉ đành lao dốc xuống dưới mốc 930 điểm
HOSE - Ngân hàng tạo gánh nặng chính
Hôm qua, VN-Index đã có một phiên giao dịch giằng co mạnh dưới mốc tham chiếu và có sự đi lên vào cuối phiên giúp mức đóng cửa chỉ còn giảm nhẹ hơn 2 điểm tuyệt đối. Theo CTCP Chứng khoán Vietcombank – VCBS, một số cổ phiếu vốn hóa lớn bị khối ngoại bán ròng khá mạnh và ảnh hưởng đến tâm lý giao dịch chung trên thị trường hôm qua. Tuy nhiên thanh khoản vẫn đang duy trì, cho thấy dòng tiền chưa có dấu hiệu thoái lui trong ngắn hạn mà vẫn đang tìm kiếm cơ hội mới cho bối cảnh thông tin về kết quả kinh doanh Q2/2018 của các doanh nghiệp niêm yets đang liên tục được công bố.
Với trạng thái giằng co của VN-Index trong những phiên trở lại đây được CTCP Chứng khoán FPT – FPTS cho rằng diễn biến này phần nào phản ánh câu chuyện này với hai chiều kỳ vọng. Dấu hiệu dòng tiền tích cực xuất hiện tại những cổ phiếu được hưởng lợi từ biến động tỷ giá nhờ có tỷ lệ xuất khẩu ròng cao. Trong khi đó, một phần không nhỏ nhà đầu tư đang rút dần vốn ra những doanh nghiệp niêm yết có mức nợ vay lớn bằng đồng USD.
Điều này cho thấy thị trường đang có sự phân hóa lớn. Bước vào phiên giao dịch hôm nay, sau 3 phiên liên tiếp mở cửa trong sắc đỏ, chỉ số VN-Index đã tăng trở lại 0,27%. Lực nâng đỡ không thực sự mạnh khi dòng tiền vẫn ưa chộng tìm kiếm khả năng sinh lời tại các mã nhỏ và vừa. Trong khi đó, một số mã lớn vẫn tiếp tục chịu áp lực chốt lời từ sớm như SAB, ROS.
Đến 10h30, VN-Index đã không còn giữ được mốc tham chiếu khi thêm một số mã lớn không còn giữ được sắc xanh như VIC, VHM, GAS,… Gần giờ nghỉ trưa, chỉ số này quay lại sắc xanh nhẹ và tạm dừng tại 935,54 điểm (+0,16%).
Trong top 10 mã có giá trị vốn hóa lớn nhất sáng nay có một số mã tăng giá gồm MSN tăng vọt 4,1%, VIC tăng 0,38%; VNM tăng 0,12%; CTG tăng 0,42%. Số mã giảm giá gồm VHM giảm 0,47%; SAB giảm 1,86%; TCB giảm 0,38%; VCB giảm 0,35%.
Đến chiều, chỉ số VN-Index tiếp tục giằng co quanh mốc tham chiếu trong nửa đầu thời gian. Lực nâng đỡ khá yếu khi số mã lớn tăng giá đang dần ít hơn. Tình trạng khớp lệnh sôi nổi hơn so với phiên sáng tuy nhiên lại tập trung nhiều ở các mã vừa và nhỏ. Áp lực chốt lời tăng mạnh tại nhóm ngân hàng vào cuối phiên khiến VN-Index tụt mạnh hơn trên biểu đồ kỹ thuật và đóng cửa tại 927,58 điểm, giảm 6,5 điểm so với tham chiếu (-0,7%).
Khối lượng giao dịch tăng 14% so với phiên trước, đạt 232,7 triệu đơn vị, tương ứng với 4,59 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 147 mã tăng giá, 137 mã giảm giá và 55 mã đứng giá. Trong đó có 18 mã tăng trần và 13 mã giảm giá.
Chỉ số VN-Index chịu sức ép lớn nhất từ nhóm cổ phiếu ngân hàng với sự sụt giảm giá khá mạnh gồm VCB giảm 2,98%; CTG giảm 3,19%; BID giảm 4,84%; MBB giảm 2,66%; VPB giảm 1,87%; HDB giảm 1,47%; STB giảm 1,75%; TPB giảm 1,12%. Riêng TCB tăng 1,33% và EIB tăng 0,71%. Tổng điểm ngành này cướp đi của chỉ số chính là 5,2 điểm.
Theo sau là 2 mã riêng lẻ GAS (-1,3%) và SAB (-1,43%) tạo sức ép với lần lượt -0,7 điểm và -0,66 điểm ảnh hưởng.
Về khối lượng giao dịch, mã FLC (tăng trần) với 26,8 triệu đơn vị dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là HAG (+0,56%) với 19,5 triệu đơn vị và ASM (+2,83%) đạt 8,4 triệu đơn vị.
VRE dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 1 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là TCB, HPG, VNM.
Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất là VRE với 4,5 triệu đơn vị. Theo sau là HPG, PVD, DPM.
Trong phiên giao dịch hôm nay, 7 mã có khối lượng giao dịch đột biến khi tăng hơn 5 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày. Cụ thể, KHP (CTCP Điện lực Khánh Hòa) tăng tới 36,6 lần; SJS (CTCP Đầu tư Phát triển đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà) tăng 9,5 lần; TMT (CTCP Ô tô TMT) tăng 6,6 lần; GEX (CTCP Thiết bị điện Việt Nam) tăng 6,1 lần.
Mã LSS (CTCP Mía đường Lam Sơn) tăng 6,1 lần; DLG (CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai) tăng 5,7 lần; AMD (CTCP Đầu tư và Khoáng sản AMD Group) tăng 5,5 lần; VOS (CTCP Vận tải biển VN) tăng 5,1 lần.
HNX - Lực nâng đỡ yếu
Trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, chỉ số HNX-Index chủ yếu giằng co quanh mốc tham chiếu trong phần lớn thời gian cả phiên và đóng cửa tại 103,58 điểm, giảm 1,96 điểm so với tham chiếu (-1,86%).
Khối lượng giao dịch giảm 21% so với phiên trước, đạt 47 triệu đơn vị, tương ứng với 0,48 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 85 mã tăng giá, 92 mã giảm giá và 63 mã đứng giá.
ACB (-3,41%) là mã chứng khoán tạo gánh nặng lớn nhất cho HNX-Index hôm nay với -0,74 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 22 mã tăng giá kịch trần, 14 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, KLF (tăng trần) dẫn đầu sàn khi đạt 9,4 triệu đơn vị. ACB (-1,25%) theo sau với 4,5 triệu đơn vị, ACB (-3,41%) đạt 4,5 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, PVS là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 352,7 nghìn đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất là D11 với 714,2 nghìn đơn vị.
Sàn HNX hôm nay, 4 mã có khối lượng giao dịch đột biến hơn 6 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó gồm PCG, PVX, KLF, KSQ.
Cơ quan đứng đầu thị trường chứng khoán lần thứ 2 ra khuyến cáo các nhà đầu tư cẩn trọng khi tham gia đầu tư vào các sản phẩm mới trên để hạn chế những tổn thất có thể xảy ra.
Duy trì phong độ gần như cả phiên, MSN (+1,77%), VCB (+0,71%) và VIC (+0,48%) là 3 mã tạo điểm tựa lớn nhất cho VN-Index với lần lượt 0,55 điểm, 0,49 điểm và 0,45 điểm ảnh hưởng.
Là sản phẩm ra đời với sứ mệnh “số hóa tài chính” của Công ty tài chính cổ phần Tín Việt (VietCredit), Tin Vay đã rất nhanh chóng “phủ sóng” trên các ứng dụng fintech hàng đầu như MoMo, Viettel Money, tiện ích Tài chính Fiza trong Zalo.
V-Green và Tập đoàn đa ngành Prime Group, thông qua công ty con tại UAE, công bố biên bản ghi nhớ (MoU) về việc phát triển trạm sạc xe điện VinFast tại Indonesia.
Dự án phát triển vườn cam thương hiệu FVF trên diện tích tập trung lớn của Tập đoàn TH có thể xem như một điển hình về ứng dụng công nghệ hiện đại phát triển nông nghiệp xanh bền vững.
Chỉ còn khoảng ba tuần, để giao dịch tài chính không bị gián đoạn, SHB một lần nữa khuyến nghị khách hàng sớm bổ sung thông tin sinh trắc học và trước ngày 31/12/2024.
PVcomBank đã tặng Bệnh viện Đa khoa Vân Đình một xe cứu thương Ford Transit đi kèm trang thiết bị y tế chất lượng cao, tổng giá trị lên tới 1,5 tỷ đồng.
Dịch chuyển tới ven đô để tận hưởng các yếu tố xanh là điều thường thấy, nhưng với những cư dân nội đô, dự án căn hộ nào sẽ là lựa chọn hàng đầu khi xu hướng bất động sản xanh là không thể đảo ngược?