Hải Phát Invest chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM
Giá cổ phiếu HPX của Hải Phát Invest tăng nhẹ trong phiên giao dịch buổi sáng và đã có hơn nửa triệu cổ phiếu được khớp lệnh.
HOSE - Sắc đỏ
Theo CTCP Chứng khoán FPT, về yếu tố nội tại, tỷ giá USD ngân hàng hôm 23/7 cũng tăng mạnh sau khi Ngân hàng Nhà nước có động thái dừng can thiệp tỷ giá. Đây có thể là nguyên nhân khiến nhóm ngân hàng và chứng khoán đồng loạt chịu áp lực bán mạnh bất chấp những thông tin tích cực về kết quả kinh doanh quý 2/2018 đang được công bố.
Bước vào phiên giao dịch hôm nay, chỉ số VN-Index đã mở cửa dưới mốc tham chiếu khi tiếp tục chịu áp lực chốt lời mạnh từ chiều qua. Sắc đỏ bắt đầu lan rộng hơn trên bảng điện tử. VN-Index chỉ có 3 lần ngắn ngủi lấy lại sắc xanh nhẹ trong toàn bộ thời gian phiên sáng. Lực nâng đỡ khá yếu khi chủ yếu đến từ VIC, VCB, MSN, CTG, trong khi phần còn lại của các mã có vốn hóa lớn lại tạo sức ép lớn.
Dòng tiền tiếp tục ưu chuộng những mã vừa và nhỏ hơn các mã có sức ảnh hưởng lớn lên chỉ số chính. Đến 11h, lực cung giá thấp gia tăng mạnh lần nữa khiến VN-Index đào sâu hơn trên biểu đồ kỹ thuật và tạm dừng nghỉ trưa tại 930,25 điểm (-0,69%).
Trong Top 10 mã có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn sáng nay, số mã giảm giá chiếm đông đảo gồm SAB giảm 1,7%; CTG giảm 0,8%; BID giảm 1,2%; VHM giảm 0,9%; VNM giảm 0,1%; GAS giảm 0,9%; PLX giảm 1,2%. Các mã tăng giá còn lại gồm VIC tăng 0,9%; MSN tăng 1%; VCB tăng 0,2%.
Nhóm ngân hàng vẫn tiếp tục tạo gánh nặng lớn lên chỉ số chính, ngoài 3 mã kể trên còn có VPB giảm 2,5%; MBB giảm 1,5%; HDB giảm 3,4%; STB giảm 2,1%; TPB giảm 0,6%; EIB giảm 0,4%; TCB đứng giá.
Đến chiều, VN-Index tiếp tục giảm mạnh và đạt mức thấp nhất trong ngày tại 926,3 điểm, giảm 1,11% so với tham chiếu. Tại đáy này, lực cầu gia tăng giúp nhiều mã lớn cải thiện trên biểu đồ giá. VN-Index dần hồi phục mốc tham chiếu và thu hẹp mức giảm tới 8 điểm tuyệt đối, đóng cửa phiên tại 934,08 điểm, giảm 2,66 điểm so với tham chiếu (-0,28%).
Khối lượng giao dịch giảm 2% so với phiên trước, đạt 203,9 triệu đơn vị, tương ứng với 4,5 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 108 mã tăng giá, 188 mã giảm giá và 44 mã đứng giá. Trong đó có 12 mã tăng trần và 5 mã giảm sàn.
VHM (-1,21%) và HPG (-1,55%) là 2 mã chứng khoán tạo gánh nặng nhiều nhất cho VN-Index hôm nay với việc lần lượt cướp đi 1,2 điểm và 0,8 điểm.
Ở phía ngược lại, duy trì phong độ gần như cả phiên, MSN (+1,77%), VCB (+0,71%) và VIC (+0,48%) là 3 mã tạo điểm tựa lớn nhất cho VN-Index với lần lượt 0,55 điểm, 0,49 điểm và 0,45 điểm ảnh hưởng.
Nhóm ngân hàng chỉ có VCB tăng giá, BID lấy lại được giá tham chiếu, còn lại đều tiếp tục trong sắc đỏ gồm CTG giảm 0,21%; MBB giảm 1,09%; VPB giảm 2,55%; HDB giảm 3,41%; TCB giảm 0,75%; STB giảm 2,98%; TPB giảm 0,56%; EIB đứng giá.
Ngoài ra, hôm nay, HOSE chào đón thành viên Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest) chính thức niêm yết 150 triệu cổ phiếu HPX với mức giá chào sàn 26.800 đồng/1 cổ phiếu. Khối lượng giao dịch cả phiên đạt 1,4 triệu đơn vị với giá đóng cửa tại 28.600 đồng/1 cổ phiếu, tăng 6,72%.
Về khối lượng giao dịch, mã HAG (tăng trần) với 20,4 triệu đơn vị dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là FLC (+0,54%) với 13 triệu đơn vị và HPG (-4,19%) đạt 12,2 triệu đơn vị.
HPG dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 1,48 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là DXG, VRE, VCB.
Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất là HPG với 6,5 triệu đơn vị. Theo sau là VIC, VRE, PVD.
Trong phiên giao dịch hôm nay, 8 mã có khối lượng giao dịch đột biến khi tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày. Cụ thể, PXI (CTCP Xây dựng Công nghiệp và Dân dụng Dầu khí) tăng tới 7 lần; GEX (CTCP Thiết bị điện VN) tăng 5,9 lần; CTS (CTCP Chứng khoán Ngân hàng Công thương VN) tăng 5,1 lần; DBD (CTCP Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định (Bidiphar)) tăng 5 lần.
Mã CCL (CTCP Đầu tư và Phát triển Đô thị Dầu khí Cửu Long) tăng 4,8 lần; EVE (CTCP Everpia) tăng 4,4 lần; SKG (CTCP Tàu cao tốc Superdong – Kiên Giang) tăng 4,4 lần; VHC (CTCP Vĩnh Hoàn) tăng 4,3 lần.
HNX - Lực nâng đỡ yếu
Trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, sáng nay, chỉ số HNX-Index chủ yếu giằng co quanh mốc tham chiếu trong phần lớn thời gian và bị đẩy mạnh xuống về cuối phiên. Đến chiều, lực nâng đỡ tiếp tục yếu đi với sự đi xuống mạnh hơn trên biểu đồ giá của 2 cổ phiếu ngân hàng ACB và SHB.
Chỉ số HNX-Index tạo đáy thấp nhất trong ngày tại 104,44 điểm, giảm 1,75% so với tham chiếu. Tại đáy này, lực cầu trở lại khiến chỉ số chính đi lên cho đến hết phiên, đóng cửa tại 105,55 điểm, giảm 0,75 điểm (-0,71%).
Khối lượng giao dịch tăng 34% so với phiên trước, đạt 59,6 triệu đơn vị, tương ứng với 0,69 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 79 mã tăng giá, 78 mã giảm giá và 58 mã đứng giá.
ACB (-1,4%) là mã chứng khoán tạo gánh nặng lớn nhất cho HNX-Index hôm nay với -0,3 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 18 mã tăng giá kịch trần, 26 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, PVS (+4,76%) dẫn đầu sàn khi đạt 11,6 triệu đơn vị. ACB (-1,4%) theo sau với 4,39 triệu đơn vị, SHB (0%) đạt 4,4 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, BVS là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 2 triệu đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất là PVS với 1,13 triệu đơn vị.
Sàn HNX hôm nay, 6 mã có khối lượng giao dịch đột biến hơn 6 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó gồm VE1, TTZ, KSQ, NBC, VAT, PVS.
Giá cổ phiếu HPX của Hải Phát Invest tăng nhẹ trong phiên giao dịch buổi sáng và đã có hơn nửa triệu cổ phiếu được khớp lệnh.
Vào chiều nay, sau khi VN-Index áp sát mốc 950 điểm, nhóm ngành ngân hàng vấp phải áp lực chốt lời mà quay đầu giảm giá mạnh.
Hệ sinh thái số tích hợp, hiện đại của TPBank dành cho khách hàng doanh nghiệp đã được đánh giá cao tại khuôn khổ giải thưởng thường niên do The Asian Banker tổ chức.
Người trẻ đứng trước cơ hội vay mua nhà với lãi suất thấp, song đằng sau đó là bài toán lãi suất thả nổi và đòn bẩy tài chính quá khả năng.
Lần đầu tiên sau gần 10 năm, VIB phải dịch chuyển hướng các khoản vay ra khỏi lĩnh vực bán lẻ.
Sau những bước đầu thành công với sản phẩm Tin Vay cho vay cá nhân hoàn toàn trực tuyến, VietCredit (Công ty Tài chính cổ phần Tín Việt) tiếp tục mở rộng thị phần và lĩnh vực hoạt động bằng việc cho ra mắt thương hiệu Tin Vay Biz – sản phẩm cho vay hộ kinh doanh và tiểu thương, với đối tác đầu tiên - nền tảng phần mềm quản lý bán hàng KiotViet.
Chuyên gia của Standard Chartered cho rằng NHNN có thể tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II/2025 để ứng phó lạm phát gia tăng.
Danh Khôi lấn sân sang mảng nông nghiệp diễn ra trong bối cảnh công ty liên tục đối mặt với khó khăn về hoạt động kinh doanh và tài chính bất ổn.
Lễ trao giải “Bền đam mê” diễn ra ngày 25/3, vinh danh những tài năng trẻ xuất sắc nhất. Ngoài những phần thưởng giá trị, nhãn hàng Number One cho biết sẽ tiếp tục đồng hành phát triển dự án, hỗ trợ các cá nhân lâu dài nhằm nhân rộng giá trị đóng góp cho cộng đồng.
Skoda hợp tác với TC Group khánh thành nhà máy sản xuất ô tô tại Quảng Ninh, hướng tới xây dựng chuỗi cung ứng khu vực và tăng tỷ lệ nội địa hóa.
Tổng giám đốc Gelex Nguyễn Văn Tuấn cho biết kỷ luật đầu tư và tỷ suất lợi nhuận sẽ là yếu tố quyết định cho giai đoạn phát triển sắp tới của tập đoàn.
Ngày 28/3, Samsung Việt Nam và Tổ chức Tuổi trẻ Thành đạt Việt Nam (JA Vietnam) đã chính thức phát động cuộc thi "Samsung Solve for Tomorrow 2025".
Hệ sinh thái số tích hợp, hiện đại của TPBank dành cho khách hàng doanh nghiệp đã được đánh giá cao tại khuôn khổ giải thưởng thường niên do The Asian Banker tổ chức.
Giảm phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu, nội địa hoá nguồn cung cùng công nghệ tái chế là chìa khoá thành công cho doanh nghiệp nhôm Việt Nam từ 2025.