GUCCI thua kiện một công ty chuyên đạo nhái nhãn hiệu ở Nhật Bản
Hường Hoàng
Thứ tư, 31/08/2022 - 10:30
Vào cuối năm 2021, công ty Nobuaki Kurokawa (có trụ sở tại Osaka, chuyên sản xuất những sản phẩm bắt chước các nhãn hiệu nổi tiếng) đã đăng ký thành công nhãn hiệu 'CUGGL' tại Nhật Bản. Mới đây, GUCCI đã phản đối nhãn hiệu này và thua kiện.
Mặc dù cái tên CUGGL nghe có vẻ vô hại, nhưng khi nhãn hàng in nhãn hiệu lên trên sản phẩm, họ chỉ in nửa trên của nhãn hiệu. Điều này đã khiến cho một nhãn hiệu nổi tiếng khác lo lắng rằng khách hàng có thể dễ nhầm lẫn giữa nhãn hiệu CUGGL và nhãn hiệu của họ.
Mỗi chữ trong nhãn hiệu CUGGL của Kurokawa được viết bằng phông chữ in hoa với những phần phụ(serif) trên từng chữ cái, tương tự như GUCCI. Với thiết kế này, GUCCI đánh giá rằng khách hàng có thể sẽ nhầm lẫn giữa những chiếc áo được in một nửa của CUGGL với những chiếc áo chính hãng của thương hiệu họ.
Nổi tiếng là một hãng thời trang bảo vệ thương hiệu rất cẩn thận, GUCCI đã nộp đơn phản đối nhãn hiệu CUGGL. Công ty sở hữu nhãn hiệu CUGGL là Nobuaki Kurokawa đã từng sản xuất nhiều sản phẩm bắt chước các nhãn hiệu nổi tiếng như: Pug / Pomerenian / Labrador (bắt chước Puma), Bai fanglaca (bắt chước Balenciaga), Azides (bắt chước Adidas)…
Những thiết kế này được bán trên trang web của công ty với giá từ 12 đến 25 đô la. Và đây chính là lý do khiến Kurokawa thường xuyên rơi vào những vụ kiện tụng với các thương hiệu quốc tế nặng ký trong vấn đề sở hữu trí tuệ.
Tuy vậy, trong vụ kiện này, Văn phòng Sáng chế Nhật Bản (JPO) đã kết luận rằng 'GUCCI' và 'CUGGL' là hai nhãn hiệu hoàn toàn khác nhau, đồng thời bác bỏ tuyên bố về nhãn hiệu của Gucci vào tháng trước.
GUCCI chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về quá trình tố tụng của tòa án. Tuy nhiên, hãng dự kiến sẽ kháng cáo quyết định đó.
Thực tế, Kurokawa từng bị JPO từ chối đăng ký nhãn hiệu có dấu hiệu nhái. Vào tháng 2 năm nay, JPO đã hủy đơn đăng ký nhãn hiệu OCOSITE của Kurokawa, sau khi OCOSITE bị kiện đạo nhái nhãn hiệu quần áo thể thao sang trọng LACOSTE. JPO đã chỉ rõ nhiều điểm tương đồng giữa hình ảnh chú cá sấu nằm ngược trong nhãn hiệu của OCOSITE và hình ảnh cá sấu gốc của thương hiệu LACOSTE.
Hiện tại, công ty Kurokawa chưa đưa ra bình luận về vấn đề này. Theo một đánh giá sơ bộ về hồ sơ đăng ký nhãn hiệu của Kurokawa với JPO, những vụ kiện đối với thương hiệu này dường như chỉ mới bắt đầu.
Dưới đây là tuyển tập một số đơn đăng ký nhãn hiệu khác của Kurokawa đã đăng ký thành công. Hãy cùng đoán xem những nhãn hiệu dưới đây bắt chước những nhãn hiệu nổi tiếng nào nhé.
Và đây là những nhãn hiệu đã nộp đơn và đang trong thời gian xử lý.
Phán quyết chống lại Gucci ở Nhật Bản là một chiến thắng đáng ngạc nhiên đối với những người có những suy nghĩ cấp tiến về sở hữu trí tuệ. Họ cho rằng nhiều thương hiệu đã bóp méo luật nhằm ngăn chặn các thương hiệu khác sản xuất những sản phẩm nhại lại nhưng tương đối vô hại.
Biên tập viên Leo Lewis của Financial Times cho biết: “Trong số năm văn phòng cấp bằng sáng chế lớn nhất thế giới (bao gồm Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc và Châu Âu), Nhật Bản là văn phòng xác minh nhanh nhất. Văn phòng cấp bằng sáng chế Nhật Bản đã làm điều này, một phần vì họ chấp nhận sự thật rằng trong một số trường hợp, công chúng sẽ không bị nhầm lẫn giữa những sản phẩm nhại và sản phẩm có thương hiệu”.
Những nhãn hiệu trên của Kurokawa có làm bạn nhầm lẫn với bất cứ thương hiệu nổi tiếng nào không? Từ trên xuống dưới, các nhãn hiệu “truyền cảm hứng” cho Kurokawa là Gucci, Chanel, Adidas, Patagonia, Champion và Balenciaga.
Nước hoa N°5 của CHANEL được tung ra thị trường vào năm 1921 và nhanh chóng trở thành biểu tượng của sự tinh tế và sang trọng. Kể từ đó, dòng nước hoa này đã bị nhiều nhãn hàng bắt chước, đạo nhái. Và một trong số đó là nước hoa mang nhãn hiệu N°9 của Flower of Story.
Ngành công nghiệp khách sạn là một ngành hỗ trợ, thúc đẩy các ngành kinh tế khác và có nhiều đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Xây dựng thương hiệu trong lĩnh vực khách sạn cần thời gian và nỗ lực rất nhiều, bởi đây là một môi trường cạnh tranh tương đối cao.
Theo đánh giá của các chuyên gia, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 đã có những thay đổi sâu rộng, góp phần nâng cao khả năng bảo hộ và quản lý tài sản sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp Việt.
Cùng với sự phát triển nhanh, mạnh của công nghệ, các tài sản sở hữu trí tuệ giá trị cao xuất hiện ngày càng nhiều và đóng vai trò ngày càng quan trọng. Cùng với đó, định giá tài sản sở hữu trí tuệ trở nên cần thiết. Tuy vậy, do bản chất vô hình và ít công khai của tài sản sở hữu trí tuệ, việc định giá của loại tài sản này có nhiều khó khăn.
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.